Dịch vụ Viễn thông

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 27 - 29)

II. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG

7. Dịch vụ Viễn thông

Dịch vụ điện thoại cố định

Dịch vụ viễn thông khu vực trung tâm thị xã và các huyện được các doanh nghiệp tập trung phát triển, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới. Tuy nhiên, tại một số khu vực miền núi vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh lại chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm, tại các khu vực này mới chỉ có Bưu điện tỉnh

Kon Tum cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản, chủ yếu là điện thoại cố định, với số lượng máy chưa nhiều, chất lượng một số điểm không đảm bảo và chưa mang tính bền vững.

Bảng 6. Số thuê bao Điện thoại cố định giai đoạn 2001 - 2007 Năm Số thuê bao điện thoại cố định

Mật độ điện thoại cố định (thuê bao/ 100 dân) Tốc độ phát triển 2001 11.641 3,44 2002 12.577 3,61 108,04 % 2003 14.398 4,03 114,48 % 2004 18.126 4,94 125,89 % 2005 23.267 6,21 128,36 % 2006 28.720 7,50 123,44 % 2007 37.347 9,31 130,04%

Đến cuối năm 2007 tổng số thuê bao điện thoại cố định toàn tỉnh là 37.347 thuê bao, đạt mật độ 9,3 thuê bao/100 dân. Mật độ điện thoại cố định tỉnh Kon Tum ở mức thấp hơn so với trung bình cả nước (theo báo cáo tổng kết công tác năm 2007 cả nước đạt mật độ điện thoại 60,9 thuê bao/100 dân, trong đó điện thoại cố định đạt 13,4 thuê bao/100 dân).

Dịch vụ điện thoại cố định đã được phổ cập trong toàn tỉnh, 100% số xã có máy điện thoại.

Dịch vụ điện thoại di động

Số lượng các trạm di động tăng nhanh, phủ sóng được thêm các khu vực mới có nhu cầu cung cấp dịch vụ, khắc phục các vùng lõm sóng, sóng yếu, dung lượng các trạm cũ được nâng cấp đáp ứng được lưu lượng cuộc gọi tăng. Các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã chú trọng xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới nhằm mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích... đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong tỉnh vẫn còn nhiều khu vực nằm ngoài vùng phủ sóng. Bên cạnh đó, tình trạng sóng yếu gây mất liên lạc vẫn còn xảy ra tại một số khu vực, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Bảng 7. Số thuê bao Điện thoại di động giai đoạn 2001 - 2007

Năm Số thuê bao điện

thoại di động Mật độ điện thoại di động (thuê bao/ 100 dân) Tốc độ phát triển

2002 1.972 0,57 1.167 % 2003 3.814 1,07 193,41 % 2004 7.524 2,05 197,27 % 2005 10.556 2,82 140,30 % 2006 44.500 11,62 421,56 % 2007 140.000 34,91 314,61%

Thuê bao di động năm 2007 là 140.000 thuê bao, gồm cả thuê bao trả trước và trả sau, đạt mật độ 34,9 máy/100 dân. Mật độ điện thoại di động của tỉnh vẫn còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Một số dịch vụ giá trị gia tăng cũng đã phát triển như: Giao thức ứng dụng không dây WAP, dịch vụ bản tin ngắn SMS, tin nhắn đa phương tiện MMS, dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS (General Packet Radio Service), tra cứu danh bạ điện thoại…

Dịch vụ Internet

Mạng Internet băng rộng hiện đang phát triển thay thế cho mạng băng hẹp, chất lượng đường truyền được cải thiện. Dịch vụ Internet đã được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Các doanh nghiệp ngoài cung cấp dịch vụ Internet truyền thống, còn cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu như: mạng số liệu X25, Frame Relay, mạng riêng ảo VPN,…

Bảng 8. Số thuê bao Internet giai đoạn 2001 - 2007

Năm Số thuê bao Internet Mật độ thuê bao Internet (thuê bao/ 100 dân) Tốc độ phát triển

2001 76 - 2002 130 - 171,05 % 2003 209 0,1 160,77 % 2004 268 0,1 128,23 % 2005 443 0,1 165,30 % 2006 739 0,2 166,82 % 2007 4.059 1,0 549,26%

Hiện tại, tất cả các trung tâm huyện/thị xã đã có dịch vụ Internet băng rộng. Tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 4.059 thuê bao Internet, trong đó có 2.722 thuê bao băng rộng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w