KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 109 - 118)

- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp ưu tiên phát triển Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh để Bưu chính Viễn thông Kon Tum đảm bảo được vai trò hạ tầng thông tin.

- Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ưu tiên và tạo mọi điều kiện về cấp phép trong phạm vi thẩm quyền và hạ tầng để quy hoạch bưu chính viễn thông được thực hiện đồng bộ với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch của các ban ngành liên quan.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị và các cấp chính quyền liên quan tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp phép xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình của ngành bưu chính viễn thông: Các điểm bưu cục, các điểm Bưu điện văn hóa xã, các trạm tổng đài, các cột phát sóng…

- Phối hợp với các trung tâm đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh và cả nước để phát triển nguồn nhân lực trong ngành bưu chính viễn thông đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

- Kiến nghị với các sở ban ngành cùng hợp tác trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo tính đồng bộ của quy hoạch tổng thể của tỉnh.

- Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông cần có kế hoạch phát triển mạng đồng bộ với quy hoạch này, đảm bảo khả năng chia sẻ cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp khác. Trong quá trình thực hiện cần bám sát các văn bản chỉ đạo của Sở, tiến trình thực hiện của các quy hoạch liên quan.

PHẦN VII. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. KIẾN TRÚC MẠNG NGN

Kiến trúc mạng NGN chia làm 3 lớp: Lớp mạng, lớp ứng dụng và lớp điều khiển dịch vụ.

Hình 3. Cấu trúc mạng thế hệ mới (NGN)

Lớp mạng bao gồm cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông, cung cấp các giao diện kết nối. Lớp điều khiển dịch vụ thực hiện các chức năng chuyển tiếp báo hiệu, giữa các lớp mạng và các lớp khác. Lớp ứng dụng do nhiều đối tượng quản lý cung cấp dịch vụ.

Sơ đồ vật lý lớp mạng NGN: Gồm 4 phần.

Phần lõi (Core): Bao gồm các thiết bị chuyển mạch tốc độ cao (40 -

320Gb/s), đa dịch vụ và các thiết bị định tuyến đa giao thức IP/MPLS để kết nối giữa các lõi (mạng của các doanh nghiệp) và với lớp Multi-service. Các thiết bị lớp core được đặt ở các trung tâm lớn của cả nước như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và do các công ty đường trục quản lý.

Phần đa dịch vụ (Multi-service) (còn được gọi là Edge và Aggregation):

Bao gồm các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ cao kết hợp với các router cung cấp tốc độ kết nối trong dải rộng. Thiết bị của lớp Multi-service đặt ở các trung tâm lớn hoặc trung tâm vùng do các công ty đường trục hoặc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) quản lý. Khi mạng NGN phát triển thì thiết bị của lớp này sẽ được thiết lập tại các tỉnh.

Hình 4. Sơ đồ mạng NGN

Phần truy nhập (Access): Bao gồm các thiết bị truy nhập kết nối với

khách hàng và kết nối với mạng điện thoại, được thiết lập trong tỉnh.

Các thiết bị cổng đa phương tiện (Media Gateway) làm cầu nối cho các

thuê bao PSTN/ISDN truy nhập mạng NGN. Khi mạng NGN phát triển các thiết bị truy nhập đa dịch vụ băng rộng (Multi-service Access) sẽ thay thế các tổng đài nội hạt và kết nối trực tiếp với các khách hàng.

PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt/Tiếng Anh Nghĩa thông dụng Thuật ngữ chuyên ngành

ADSL Công nghệ truy cập băng rộng Đường thuê bao số không

đối xứng

BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BTA Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

CDMA Công nghệ Di động Đa truy cập chia mã

DWDM Công nghệ chuyển tải quang Ghép kênh theo bước sóng

dày ENUM Ánh xạ số điện thoại thành địa chỉ

Internet

Frame Relay Công nghệ chuyển mạch Chuyển mạch khung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GDP Tổng thu nhập quốc nội

Gigabit Ethernet Công nghệ mạng băng thông tỷ bit

GSM Công nghệ Di động Di động hệ thống toàn cầu

Internet Telephony Công nghệ điện thoại Điện thoại qua mạng

Internet

IP Giao thức truyền số liệu Giao thức Internet

IPv6 Giao thức truyền số liệu mới nhất Giao thức Internet phiên bản 6

ISP Nhà cung cấp dịch vụ Internet

ITU Liên minh viễn thông quốc tế

Mbps Đơn vị đo tốc độ truyền số liệu Triệu bit trên giây

MMS Công nghệ truyền số liệu Hệ thống Truyền tin đa

phương tiện

MPLS Công nghệ chuyển mạch Chuyển mạch nhãn đa giao

thức

NGN Công nghệ mạng hội tụ Mạng thế hệ sau

Number Portability Dịch vụ mang theo số điện thọai Dịch vụ Chuyển số PSTN Mạng điện thoại dịch vụ công cộng

Ring Cấu trúc mạng Vòng truyền dẫn

Roaming Chuyển giao cuộc gọi di động

SMS Công nghệ nhắn tin di động Hệ thống nhắn tin ngắn

Softswitch Công nghệ chuyển mạch Chuyển mạch mềm

Viết tắt/Tiếng Anh Nghĩa thông dụng Thuật ngữ chuyên ngành

USD Đô la Mỹ

VND Đồng Việt Nam

VoIP Dịch vụ thoại sử dụng giao thức Internet

VPN Dịch vụ mạng Mạng riêng ảo

VSAT Thiết bị lấy thông tin qua vệ tinh Thiết bị đầu cuối có góc mở cực nhỏ

WAP Công nghệ ứng dụng di động Giao thức ứng dụng vô

tuyến

W-CDMA Công nghệ truy cập di động băng rộng Đa truy cập băng rộng chia mã

WDM Công nghệ chuyển tải quang Ghép kênh theo bước sóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WIFI Công nghệ mạng nội bộ không dây

WIMAX Công nghệ mạng không dây băng rộng WLL Dịch vụ thuê bao vô tuyến nội hạt

WTO Tổ chức thương mại thế giới

X.25 Chuẩn công nghệ truyền số liệu gói Chuẩn X.25

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 109 - 118)