Định hướng phát triển dịch vụ

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 67 - 69)

III. VIỄN THÔNG

3.3.Định hướng phát triển dịch vụ

3. Quy hoạch phát triển Viễn thông

3.3.Định hướng phát triển dịch vụ

Các dịch vụ được triển khai trên mạng cố định bao gồm

- Mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin chú trọng lĩnh vực: Thông tin xã hội, thị trường, tư vấn giáo dục, kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp… Các dịch vụ chuyển mạng giữ số (number portability) và dịch vụ phân tách mạch vòng nội hạt (local loop unbundling) để mở rộng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

- Dịch vụ giải trí (1900), thương mại (1800).

- Phối hợp với ngân hàng mở dịch vụ thanh toán qua điện thoại.

Các dịch vụ trên mạng di động

- Tra cứu thông tin trực tuyến bản đồ, thông tin kinh tế - xã hội, đào tạo…

- Thanh toán, mua bán trực tuyến, đăng ký, đặt chỗ…

- Giải trí online, game, xem phim, nghe nhạc, thảo luận nhóm…

- Roaming các mạng di động cùng công nghệ.

- Truyền dữ liệu, truy nhập Internet.

- Các dịch vụ công ích: cảnh báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh…

Các dịch vụ Internet

- Truy nhập Internet băng rộng.

- Truy nhập Internet không dây.

- Các ứng dụng công nghệ thông tin về hành chính, thương mại điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa…

Cung cấp dịch vụ tại các điểm bưu điện văn hoá xã

- Thực hiện phổ cập dịch vụ Internet.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục phổ thông. Đề án “Thông tin phục vụ đời sống” được triển khai tại các điểm bưu điện văn hoá xã do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với các Sở Nông Nghiệp, Sở Giáo Dục, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên Môi Trường… xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống thiên tai… Hệ thống dữ liệu tập trung tại Sở Thông tin và Truyền thông và được truy nhập qua mạng Internet tại các điểm bưu điện văn hoá xã. Phần dữ liệu sẽ do các Sở Nông nghiệp, Sở Giáo Dục, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên Môi Trường… cung cấp và thu thập từ thực tế trên địa bàn tỉnh và các nguồn sách, báo, tạp chí, Internet. Kinh phí xây dựng hệ thống khoảng 5 tỷ đồng và kinh phí duy trì hoạt động 100 triệu đồng/năm được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh. Giai đoạn đầu các điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp miễn phí cho người dân những thông tin quan trọng, cần thiết cuộc sống, thời điểm này cần chú trọng đào tạo sử dụng dịch vụ. Khi người dân đã quen sử dụng và nhận thức được sự thiết thực từng bước sẽ thực hiện thu phí phù hợp với thu nhập người dân ở nông thôn. Khi đã phát triển mở rộng thêm cung cấp thông tin thương mại, thị trường, giải trí.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 67 - 69)