ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

TUM

Điểm mạnh:

Hệ thống mạng bưu chính viễn thông của Kon Tum đang trong giai đoạn xây dựng, phát triển do đó tỉnh có nhiều điều kiện để xây dựng một hệ thống hiện đại, tiên tiến.

Mạng bưu chính có tốc độ phát triển khá, 87/96 số xã, phường có điểm phục vụ. Bán kính phục vụ bình quân cả tỉnh là 4,86 km với số dân phục vụ bình quân của một điểm phục vụ là 2.777 người.

Cung cấp đầy đủ, đa dạng, phong phú các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông.

Thị trường bưu chính viễn thông còn nhiều tiềm năng.

Điểm yếu:

Mạng bưu chính: Mặc dù số dân bình quân trên một điểm phục vụ đạt trên mức trung bình của cả nước, nhưng do tỉnh có địa hình miền núi, giao thông đi lại khó khăn, số điểm phục vụ bưu chính còn thiếu, nên việc tiếp xúc với các dịch vụ của người dân vẫn rất hạn chế.

Mạng lưới điểm bưu điện văn hóa xã tại các xã vùng sâu vùng xa hoạt động vẫn chưa hiệu quả. Một số nơi mặc dù đã được cung cấp dịch vụ Internet nhưng tốc độ đường truyền không đảm bảo do vẫn dùng kết nối dial-up, thường xuyên xảy ra tình trạng rớt mạng. Bên cạnh đó trình độ tin học của nhân viên còn hạn chế nên không hướng dẫn được khách hàng. Hệ thống thư viện đặt tại các điểm bưu điện văn hóa xã không phát huy được tối đa vai trò, thiếu nhiều tài

liệu sách báo tham khảo cần thiết cho các, gắn với đời sống của người dân, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Mạng viễn thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù tất cả các tổng đài đã được số hóa, sử dụng công nghệ mới, nhưng do tỉnh có địa hình phức tạp, các tuyến truyền dẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, một số huyện vẫn dùng Viba có độ an toàn không cao.

So với các tỉnh đồng bằng, chỉ tiêu về mật độ điện thoại năm 2007 của Kon Tum còn thấp so với trung bình cả nước, đạt 34,9 máy /100 dân (trong đó cố định đạt 9,3 máy/100 dân). 100% số xã được phổ cập dịch vụ điện thoại cố định, nhưng mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Mạng thông tin di động mới phủ sóng tới các trung tâm huyện, nhiều nơi độ phủ sóng còn yếu, số lượng trạm phát sóng thưa, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo.

Dịch vụ Internet còn kém phát triển, hiệu quả sử dụng chưa cao. Các dịch vụ liên quan đến ứng dụng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trợ giúp sản xuất nông nghiệp, đào tạo hầu như chưa có hoặc người dân chưa được tiếp cận. Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ứng dụng ở mức sơ khai, khoảng cách về số người sử dụng dịch vụ ở nông thôn miền núi và thành thị còn khá lớn.

Nguyên nhân

Xuất phát điểm của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp. Các doanh nghiệp chưa có nhiều dịch vụ cung cấp các ứng dụng thiết thực, giá dịch vụ còn cao so với mức sống của nhân dân; trình độ sử dụng của người dân ở nông thôn còn hạn chế.

Kon Tum mới bắt đầu có sự cạnh tranh cung cấp dịch vụ Bưu chính, Viễn thông. thị trường Bưu chính, Viễn thông còn nhỏ chủ yếu tập trung ở Thị xã, thị trấn, chưa hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mạng và điểm phục vụ tại các huyện và xã vùng cao.

Từ trước đến nay chưa có quy hoạch phát triển tổng thể cho lĩnh vực Bưu chính Viễn thông trên quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm kích thích cạnh tranh, huy động mọi nguồn lực và thành phần kinh tế tham gia thị trường Bưu chính, Viễn thông, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên Viễn thông và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 32 - 34)