ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 78 - 80)

Môi trường hiện nay đang là vấn đề toàn cầu. Sự phát triển về kinh tế, sự gia tăng dân số, những cuộc chạy đua vũ trang,…đang làm cho vấn đề môi trường ngày càng trở nên phức tạp. Ở Việt Nam, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá thiếu quy hoạch,…đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác bảo vệ môi trường.

1. Bưu chính

1.1. Đặc điểm của hoạt động bưu chính

Hoạt động bưu chính là hoạt động cung cấp các dịch vụ cho xã hội, gồm hai loại dịch vụ truyền thống và dịch vụ bưu chính khác.

Dịch vụ truyền thống bao gồm: dịch vụ bưu phẩm, dịch vụ bưu kiện, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm, phát hành báo chí và các dịch vụ khác.

Dịch vụ bưu chính khác bao gồm: dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ bưu chính uỷ thác dịch vụ điện hoa.

Để thực hiện các dịch vụ trên, mạng lưới bưu chính bao gồm các điểm bưu cục và các điểm BĐVH xã; các phương tiện vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện…

1.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bưu chính

Quy hoạch phát triển bưu chính đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ bưu chính khác đến các điểm BĐVH xã. Các dịch vụ này không ảnh hưởng đến môi trường.

Quy hoạch đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có khoảng 411 điểm phục vụ bưu chính. Xây dựng thêm 26 điểm Bưu điện văn hóa xã, với tổng nhu cầu sử dụng

đất 2.600 m2, còn lại phát triển chủ yếu theo mô hình đại lý Bưu điện, thuê địa điểm tại nhà dân, nằm phân tán trên toàn tỉnh. Do vậy tác động của việc xây dựng các điểm phục vụ bưu chính đến môi trường là rất nhỏ.

2. Viễn thông

2.1. Đặc điểm của hoạt động viễn thông

Trong phát triển kinh tế-xã hội, phát triển đất nước, viễn thông là lĩnh vực dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu truyền đưa thông tin. Để thực hiện việc truyền đưa thông tin phải thiết lập các mạng viễn thông và tổ chức các dịch vụ viễn thông.

Mạng viễn thông gồm: mạng chuyển mạch (tổng đài); mạng truyền dẫn và mạng ngoại vi (các tuyến cáp dẫn); mạng thông tin di động (các trạm phát sóng điện từ).

Các dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản (điện thoại cố định, di động,…) dịch vụ cộng thêm, dịch vụ gia tăng, dịch vụ Internet.

Để thực hiện các dịch vụ trên, mạng viễn thông phải xây dựng các hệ thống tổng đài, các trạm phát sóng (BTS), viba, các tuyến cáp. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động viễn thông có ảnh hưởng đến môi trường là ảnh hưởng của bức xạ điện từ.

2.2. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch viễn thông2.2.1. Đánh giá tác động của bức xạ điện từ 2.2.1. Đánh giá tác động của bức xạ điện từ

Đến năm 2015, để phủ sóng di động trên toàn tỉnh, phải có 349 trạm BTS (xây dựng thêm 229 trạm). Các trạm có công suất trung bình 20W, tần số hoạt động trong dải tần 400MHz đến 2GHz, chiều cao cột ăngten 60m, khoảng cách các trạm BTS từ 1000m trở lên. Truyền dẫn bằng sóng viba sẽ được thay thế bằng truyền dẫn cáp quang.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 3718-1:2005 quy định đối với các trạm BTS có công suất 20W thì khoảng cách an toàn là 8m trở lên tính từ tâm ăngten và mật độ dòng năng lượng điện từ là <1mW/cm2 với người làm việc tại trạm, <0,2mW/ cm2 đối với người dân, thì với độ cao cột ăngten như trên không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

2.2.2. Đánh giá tác động môi trường của các công trình viễn thông

Các công trình viễn thông bao gồm các tổng đài, các trạm phát sóng, các tuyến cáp và cột điện. Các công trình này chiếm diện tích nhỏ, nằm rải rác, phân tán trong toàn tỉnh, được thẩm định, kiểm tra chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định trước khi được xây dựng, lắp đặt do vậy tác động đến môi trường là rất thấp.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 78 - 80)