DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 36 - 40)

1. Xu hướng công nghệ viễn thông của thế giới và Việt Nam

Mạng viễn thông thế giới 10 năm qua trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng số hóa và cáp quang hóa.

Về cấu trúc mạng, vẫn tồn tại các mạng riêng rẽ cho từng dịch vụ: cố định, di động, Internet, truyền hình cáp…

Mạng điện thoại di động chuyển từ 2G sang 3G và sau 3G

b. Tại Việt Nam

Về công nghệ chuyển mạch, Việt Nam đã hoàn thành chiến lược số hóa 100%. Về công nghệ truyền dẫn đã cáp quang hóa đến hầu hết các huyện và ở giai đoạn đầu của chiến lược cáp quang hóa mạng nội hạt.

Về cấu trúc mạng, tuy mạng NGN đã được triển khai nhưng chưa đủ khả năng hội tụ các mạng hiện nay còn tồn tại độc lập (cố định, di động, Internet...).

Nhìn chung, công nghệ Bưu chính Viễn thông của Việt Nam sẽ phát triển theo những xu hướng tiên tiến trên thế giới. Những xu hướng áp dụng công nghệ chính là:

Mạng viễn thông cố định

Mạng viễn thông cố định sẽ được chuyển đổi sang mạng toàn IP dựa trên các tiêu chuẩn NGN. Ban đầu mạng NGN sẽ thay thế mạng hiện tại ở cấp liên tỉnh (3 – 5 năm), sau đó đến cấp nội hạt.

Hình 1: Xu hướng phát triển mạng viễn thông.

Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang. Công nghệ truy nhập vẫn chủ yếu dựa vào mạng cáp đồng. Vào năm 2010, 70% số thuê bao băng rộng sử dụng công nghệ xDSL.

Thông tin di động

Thông tin di động thế hệ thứ 3 sẽ phát triển dựa trên với 2 chuẩn giao diện vô tuyến chính là W–CDMA và CDMA 2000.

Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy cập không dây băng rộng (WI–FI và WiMAX) sẽ phát triển mạnh.

Các hình vẽ dưới đây cho thấy xu hướng phát triển thông tin di động 3G và sau 3G. Với các công nghệ vô tuyến mới, tốc độ truy nhập có thể lên tới hàng trăm Mbit/s và được triển khai rộng rãi ở một số nước vào năm 2015.

Hình 2: Xu hướng Công nghệ thông tin di động. c. Mạng Internet

Công nghệ mạng Internet sẽ chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Dịch vụ ENUM, tên miền tiếng Việt sẽ phát triển mạnh.

Quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ trải qua 3 pha, mỗi pha kéo dài từ 3 – 5 năm tùy theo điều kiện của từng nước và từng nhà khai thác. Việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 ở Việt Nam hiện đang được triển khai.

2. Xu hướng phát triển thị trường

Các dịch vụ truyền thống vẫn tiếp tục có nhu cầu ngày càng tăng đến sau năm 2010. Từ nay đến năm 2010, nhu cầu lắp đặt điện thoại cố định ở khu vực nông thôn tăng mạnh, tốc độ tăng vượt thị xã, thị trấn. Điện thoại di động tăng trưởng mạnh, mức tăng từ 40 – 50% hàng năm. Các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ trở nên phổ biến.

Năm 2010 dịch vụ truy nhập không dây băng rộng sẽ thay thế dần các dịch vụ truy nhập qua điện thoại di động và truy nhập Internet.

Trong thời gian tới phát sinh các nhu cầu giải trí và ứng dụng Công nghệ thông tin làm giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống.

3. Xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế

Việt Nam đã ký kết hợp tác chuyên ngành xây dựng và thực hiện IAP theo hướng minh bạch hóa, đã triển khai MRA và hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập.

Việt Nam cam kết thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thành lập liên doanh, cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản, và dịch vụ thoại vào 10/12/2007.

Đến 2010, các doanh nghiệp Mỹ được tham gia thị trường viễn thông Việt Nam theo hình thức cung cấp dịch vụ. Việc xây dựng và thiết lập mạng vẫn do các doanh nghiệp trong nước thực hiện, cung cấp và bán lại dịch vụ sẽ không hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, thị trường viễn thông sẽ là thị trường tự do, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước hoàn toàn tự do cạnh tranh trên thị trường.

Mở cửa thị trường có tác những tác dụng tích cực như thu hút nguồn đầu tư, giảm giá cước, thu hút đông số người sử dụng nhưng cũng làm ảnh hưởng đến an ninh thông tin liên lạc, dịch vụ phổ cập không được các doanh nghiệp quan tâm và tạo ra thị trường cạnh tranh khốc liệt. Từ đó, có thể nhiều doanh nghiệp trong nước bị loại ra khỏi thị trường.

4. Xu hướng phát triển công nghệ

Công nghệ chuyển mạch đang trong quá trình thay đổi công nghệ hội tụ về mạng NGN.

Công nghệ truyền dẫn chủ yếu sẽ dựa trên truyền dẫn quang với các công nghệ SDH (phân cấp số đồng bộ), SONET (mạng cáp quang đồng bộ) Ring (mạng vòng). Thông tin quang tốc độ cao với các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng sẽ được áp dụng trên các tuyến truyền dẫn liên tỉnh.

Công nghệ truy nhập sẽ nhanh chóng triển khai sử dụng các thiết bị đầu cuối thông minh. Khi mạng NGN phát triển, sẽ sử dụng thế hệ chuyển mạch mềm hoặc các giải pháp BDSL (thuê bao số băng rộng) đảm nhiệm.

Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy cập không dây băng rộng sẽ phát triển mạnh. Truy cập qua vệ tinh sẽ trở nên phổ biến sau khi Việt Nam có vệ tinh viễn thông.

Công nghệ thông tin di động thế hệ 3,5G sẽ phát triển dựa trên với 2 chuẩn giao diện vô tuyến chính là W-CDMA (đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng) và CDMA 2000. Công nghệ thông tin di động thứ 4 sẽ sử dụng hoàn toàn chuyển mạch gói.

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet sẽ trở thành xu thế tất yếu. Các hệ thống truyền hình cáp/số sẽ được huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát thanh, truyền hình và đa phương tiện qua mạng viễn thông và Internet.

Ứng dụng CNTT vào viễn thông ngày càng rộng rãi. Đặc biệt là trong các dịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành .v.v.

5. Xu hướng phát triển Viễn thông đến năm 2020

Viễn thông sau năm 2015 sẽ phát triển theo xu hướng sau:

− Tốc độ truy nhập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông các dịch vụ giải trí và truyền hình.

− Phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến.

− Cấu trúc mạng: phát triển theo mạng thế hệ tích hợp đa dịch vụ công nghệ IP.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh kon tum giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Trang 36 - 40)