ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu đề xuất dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo cả km1353+500km1373+500 - quốc lộ 1a (Trang 79 - 82)

- Kết quả đánh giá kinh tế của dự án, các chỉ tiêu EIRR, NPV, B/C cho thấy

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Đặc trưng về địa hình, địa mạo khu vực nghiên cứu

Đèo Cả thuộc ranh giới 2 tỉnh Phú Yên ở phắa bắc và Khánh Hoà ở phắa nam, đây là dãy núi kéo dài và nối liền, giống như một cánh tay của dãy Trường Sơn vươn ra sát biển. Khu vực Đèo Cả có mạng lưới giao thông đường sắt, đường

bộ phức tạp và cũng là điểm nút của lưới điện cao hạ thế, điểm nút cáp thông tin

và cáp quang trục Bắc Nam.

Dải núi khu vực Đèo Cả không phân hướng và có cấu tạo thành 4 vùng khác biệt.

Địa hình khu vực 1:

Khu vực núi tương đối cao, sườn núi dốc đứng, dải núi chạy theo hướng Đông Bắc Ở Tây Nam, vùng núi này đặc bởi các đỉnh (núi Xa, núi Hòn Đen, mũi Đá Đen) thuộc địa phận xã Vạn Thọ, xã Đại Lãnh, địa bàn tỉnh Khánh Hoà, kéo dài

sang các đỉnh núi (núi Đá Bia, núi Hòn Bà) thuộc địa phận xã Hoà Nam, xã Hoà

Tâm, địa bàn tỉnh Phú Yên. Dải núi chạy sát ven biển và nối liền các đỉnh ngoài khơi tạo ra Vũng Rô. Đây là khu vực chủ yếu với các núi đá, sườn dốc đứng lộ trơ đá gốc, cây cối thưa thớt, chủ yếu lau sậy và các bụi sim mua. Cao độ các đỉnh đặc trưng phổ biến từ 515 đến 664m. Khu vực tạo ra lối chắn ngang và là vùng xung yếu nhất trên đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả.

3) 4) 10.2.2. ]) 2)

Khu vực núi thấp, nhiều đỉnh nhấp nhô liên tiếp, vùng núi tập trung trong thung lũng kẹp giữa khu vực núi tương đối cao (cắt theo hướng đông bắc - tây nam) và sừờn phắa đông của dãy núi Trường Sơn. Khu vực này chủ yếu tập trung trong địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Đây là khu vực có đá gốc bị phong hoá mạnh xen lẫn các

khối đá tảng lớn, sườn núi thoải không đều, nhiều đá lăn xếp chồng chéo , cây cối

dây đặc. Cao độ các đỉnh núi phổ biến từ 200 đến 373m.

Địa hình khu vực 3:

Khu vực đồng bằng, vùng trũng bao gồm Biển Hồ và khu vực đồng nuôi tôm cá nối từ ven biển thuộc địa phận xã Hoà Tâm, xã Hoà Xuân Nam, địa bàn tỉnh Phú Yên. Khu vực đồng trũng chạy theo hướng Bắc -Nam và sát đến chân Đèo Cả, kết thúc tại vụng Biển Hồ. Đây là khu vực đồng trũng, nuôi tôm, hồ tự nhiên xen lẫn khu ruộng lúa và các kênh rạch.

Địa hình khu vực 4:

Khu vực biển Đông, nằm ở phắa tây Đèo Cả, biển nông với các cồn cát ở phắa bắc

thuộc địa phận tỉnh Phú Yên và vùng biển sâu ở khu vực Vũng Rô sát chân núi,

thoải và nông dần về phắa nam thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

Đặc trưng về địa chất khu vựcnghiên cứu

Với đặc điểm cấu tạo địa hình khu vực, kết quả khảo sát hiện trường, cấu tạo địa chất khu vực Dự án chia làm 3 khu vực riêng biệt.

Cấu tạo địa chất khu vực l:

Khu vực núi tương đối cao, sừờn núi dốc đứng, dải núi chạy theo hướng Đông Bắc Ở Tây Nam, bao gồm các đỉnh đặc trưng (núi Xa, núi Hòn Đen, mũi Đá Đen), kéo dài sang các đỉnh núi đặc trưng (núi Đá Bia, núi Hòn Bà). Dải núi chạy sát ven biển và nối liền các đỉnh ngoài khơi tạo ra Vũng Rô. Cao độ các

đỉnh đặc trưng phổ biến từ 515 đến 664m. Khu vực tạo ra lối chắn ngang và là

vùng xung yếu nhất trên đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả.

Cấu tạo địa tầng khu vực bao gồm các lớp có các đặc trưng cơ bản sau: Tầng phủ thành phần cát, sét lẫn dăm sạn, chiêu dầy từ 50 cm đến 100cm, nhiều khu vực đá gốc lộ ra trên sườn núi.

Đá Granit nguyên khối, hầu hết lộ ra trên các sườn núi dốc đứng, khu vực mũi Đá

Đen, toàn bộ núi đá Granắt.

Vỉa đá nối liên tục, cấu trúc tương đối đồng nhất và ắt gặp các vùng đứt gẫy phay

cắt và vò nhầu.

Cấu tao địa chất khu vực 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực núi thấp, nhiều đỉnh nhấp nhô liên tiếp, vùng núi tập trung trong

thung lũng kẹp giữa khu vực núi cao (cắt theo hướng Đông Bắc - Tây Nam) và

sừờn phắa đông của dãy núi Trường Sơn. Khu vực này chủ yếu tập trung trong địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Đây là khu vực đá gốc phong hoá thành đất lẫn các khối đá tảng lớn, sườn núi thoải không đều, nhiều đá lăn xếp chồng chéo, cây cối dây đặc. Cao độ các đỉnh núi phổ biến từ 200 đến 373m.

3)

10.2.3.

l)

2)

Tầng phủ thành phần cát, sét lẫn dăm sạn, lẫn đá tảng lăn kắch thước từ 1m đến vài mét, chiều dây chưa xác định được, nhiều khu vực đá lăn xếp chồng chéo trên toàn bộ sườn núi.

Đá Granit nguyên khối nằm sâu, cấu trúc không đồng nhất và có thể có nhiều

vùng đứt gẫy, phay cắt và có nhiều khả năng đá bị vò nhầu.

Đoạn tuyến quốc lộ 1A từ Km 1354 đến Km 1357 bám theo sườn núi, địa chất yếu, nền đường liên tục bị phá hoại, hiện tượng cao su mặt đường, lún sụt thường

xuyên xẩy ra.

Địa chất không ổn định, đá lăn trên sườn núi thường gặp vào mùa mưa, đặc biệt đoạn Km 1363+300 đá lăn gây sạt ta luy âm gây phá hoại nền mặt đường.

Cấu tao địa chất khu vực 3:

Khu vực đồng bằng, vùng trũng bao gồm Biển Hồ và khu vực đồng nuôi tôm cá nối từ ven biển thuộc địa phận xã Hoà Tâm, xã Hoà Xuân Nam, địa bản tỉnh Phú Yên. Khu vực đồng trũng chạy theo hướng Bắc -Nam và sát đến chân Đèo Cả, kết thúc tại vụng Biển Hồ. Đây là khu vực đồng trũng, nuôi tôm, hồ tự

nhiên xen lẫn khu ruộng lúa và các kênh rạch.

Cấu tạo địa tầng khu vực bao gồm các lớp có các đặc trưng cơ bản sau: Tầng phủ thành phần bùn, sét lẫn dăm sạn, chiều dây từ vài mét đến hàng chục mét, khu vực nền đất yếu.

Khu vực Biển Hồ, bùn sét cát, địa hình lòng chảo, sâu.

Khu vực do vận động kiến tạo, đá bị đứt gẫy và có thể là khe nứt rộng lớn đã được

lấp đầy bằng bùn cát.

Đặc điểm mạng lưới giao thông, lưới điện, thông tin và cáp quang khu vực Dự án

Quốc lô 1A qua Đèo Cả:

Đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả dài gần 17 Km bắt đầu từ Km 1353+500 đến Km 1370+500, với đặc thù tuyến cắt qua địa hình khu vực đồng

bằng trũng ở phắa bắc, giao cắt với đường sắt tại Km 1354+600, bám ven theo

chân sườn núi phắa tây, tuyến đi với cao độ từ +14m, cắt qua đải núi chắn ngang và vượt Đèo Cả tại cao độ +180m. Đoạn tuyến phắa nam, bám theo sườn núi đá

ven biển và xuống đèo bám theo bờ biển vũng Đại Lãnh. Đường sắt Thống Nhất qua Đèo Cả.

Từ Tuy Hoà đi Đèo Cả, đường sắt chạy song song phắa bên trái Quốc lộ 1A,

giao cắt cùng mức với QL 1A tại Km 1354+600, từ đây đường sắt bám song

song bám về phắa bên phải trên chiều dài khoảng 3km, đường sắt chui qua hầm dưới đỉnh Đèo Cả và bám theo ven biển, đi bên dưới và song song với QLIA về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phắa bên trái. Tuyến đường sắt giao cắt khác mức với QL 1A tại Km 1361+500,

Km 1363+800, Km 1365+600 và Km 1368+300.

Phắa nam Đèo Cả, đường sắt Thống Nhất đi song song, cách QL 1A khoảng

30m về phắa bên phải và chui dưới hầm vượt đèo Cổ Mã, giao cắt khác mức với

QL 1A tại Km 1372+900, từ đây đường sắt chạy song song và bám theo QL 1A

3)

+)

10.2.4.

l)

Ga đường sắt Đại Lãnh (khoảng Km 1370+100 đến Km 1370+600 QLI1A),

chiều dài ga khoảng 500m, ga có hệ thống đường sắt phục vụ tránh tàu. Hê thống đường điên cao thế

Khu vực Đèo Cả tập trung 2 hệ thống lưới điện cao thế 110 KV và 115KV

theo hướng Bắc Ở Nam.

Phắa bắc Đèo Cả, đường điện đi trên sườn đồi, cách xa về phắa tây QL 1A. đến Km 1360 QL1A, đường điện cắt qua trên cao và vượt đèo.

Phắa nam Đèo Cả, cả 2 hệ thống lưới điện đều bám theo sườn núi, chạy song song và cách QL 1A khoảng 65m.

Hê thống cáp thông tin, cáp quang

Hệ thống cáp thông tin trong khu vực Dự án chủ yếu phục vụ cho khai thác đường sắt. Cáp thông tin dạng cáp trần, trên cột và chạy song song bám theo

đường sắt.

Hệ thống cáp quang qua khu vực Đèo Cả bám theo QL 1A, cáp được đặt ngầm dưới mặt đất.

Tiêm năng tài nguyên khu vực Dự án

Tiềm năng tài nguyên khu vực Dự án được đánh giá theo thứ tự sau:

Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu đề xuất dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo cả km1353+500km1373+500 - quốc lộ 1a (Trang 79 - 82)