Phân tích cân bằng vật chất trong hệ thống kinh tế

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 26 - 27)

Chương 2 QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MƠI TRƯỜNG

2.2.2. Phân tích cân bằng vật chất trong hệ thống kinh tế

Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hĩa - dịch vụ được di chuyển tự sản xuất, lưu thơng, phân phối và tiêu dùng cùng với dịng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm và chất thải. Các thành phần đĩ luơn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống mơi trường đang tồn tại trong địa bàn đĩ.

Các định luật 1 và 2 về nhiệt động học cho thấy vật chất luơn biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tuy nhiên, hiệu suất của sự chuyển đổi vật chất khơng thể xảy ra hồn tồn (100%) cũng như vật chất khơng thể mất đi hồn tồn như chưa từng tồn tại. Các quá trình tự nhiên và nhân tạo (ở trường hợp này là sự hình thành của tài nguyên, khai thác, sản xuất, phân phối và sử dụng) chỉ làm cho một phần của nguyên, nhiên và vật liệu bị chuyển hĩa thành năng lượng, phần cịn lại tồn tại ở dạng chất thải và sẽ quay trở lại mơi trường.

Hình 2.3 cho thấy bất kỳ một quá trình nào diễn ra trong hệ thống kinh tế đều cho ra chất thải. Để giảm bớt áp lực cho mơi trường, chúng ta phải tìm cách giảm thiểu lượng phát thải và tăng cường hiệu suất của dịng tuần hồn chất thải thơng qua việc tái chế, tái sử dụng. Tuy nhiên, dịng tái chế, tái sử dụng chất thải cĩ thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau.

Hình 2.3. Sơ đồ đơn giản về chu chuyển vật chất trong hệ sinh thái mơi trường

Dịng tái sinh Ra, Rb và Rc hoạt động ở tốc độ tương đối cao, trong khi dịng tái sinh Rd và Re lại hoạt động với tốc độ tương đối thấp. Điều này được lý giải bởi các yếu tố sau:

- Khối lượng vật chất đưa vào hệ thống.

- Tính đồng nhất của vật liệu (mức độ và tính đồng nhất về mặt chất lượng).

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 26 - 27)