Đánh giá tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 32 - 34)

Chương 2 QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MƠI TRƯỜNG

2.3.3. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên

Người ta cĩ thể đánh giá tài nguyên thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau căn cứ vào những mục đích khác nhau. Giá trị của một tài nguyên cĩ thể được đánh giá cao hay thấp, tốt hay khơng tốt phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật của thời đại và trình độ nhận thức của từng đối tượng khác nhau. Vì vậy, cùng một loại tài nguyên nhưng ở thời đại nguyên thủy được xem là khơng cần thiết, khơng quý, thậm chí cịn cĩ thể coi là chất thải nhưng đến thời đại chúng ta, khi khoa học kỹ thuật đã thực sự phát triển thì nĩ cĩ thể trở nên quý, thậm chí rất quý và hiếm. Chẳng hạn như mỏ Uranium, vào thời nguyên thủy người ta chưa biết Uranium là gì nên khơng cho nĩ là quý. Ngược lại, ngày nay khi người ta đã biết nĩ là khống sản nguyên liệu rất cần cho các nhà máy điện nguyên tử thì nĩ lại trở nên quý giá. Trong lĩnh vực "kinh tế học mơi trường", một số chất thải ở một số xã hội trình độ khoa học kỹ thuật thấp cĩ thể bị loại bỏ hồn tồn nhưng trong một số xã hội cĩ trình độ khoa học kỹ thuật cao, nĩ lại là nguyên liệu quý các quy trình sản xuất tiếp theo. Giấy viết xong trước đây là phế thải nhưng từ khi cĩ cơng nghệ tái chế giấy ra đời thì giấy phế thải trở thành nguyên liệu cho giấy tái chế hay bìa carton.

Như vậy, xét về mặt kinh tế, để đánh giá một loại tài nguyên nào đĩ người ta thường căn cứ vào giá trị sử dụng và giá trị hàng hĩa - dịch vụ của nĩ. Đặc biệt, cĩ một số loại tài nguyên, ngồi việc căn cứ vào giá trị sử dụng và giá trị hàng hĩa - dịch vụ, người ta cịn tính đến hàm lượng và trữ lượng của nĩ trong tự nhiên (nhất là đối với tài nguyên khống sản), chính vì vậy mà tài nguyên được chia thành rất nhiều loại khác nhau, bao gồm:

- Tài nguyên cĩ giá trị kinh tế cao, tài nguyên giá trị kinh tế trung bình, tài nguyên giá trị kinh tế thấp.

- Tài nguyên quý khơng hiếm (tài nguyên khơng khí, các mỏ vàng, tài nguyên văn hĩa, tài nguyên trí tuệ…).

- Tài nguyên quý - hiếm: thơng thường, khi một tài nguyên hiếm thường đồng thời là tài nguyên quý. Chẳng hạn như một số động vật quý hiếm (Tê giác, Sao la, Gấu trúc…).

- Tài nguyên cĩ giá trị tiềm tàng cao.

- Tài nguyên cĩ giá trị tiềm tàng khơng cao nhưng chỉ cĩ giá trị hiện tại cao.

- Tài nguyên cĩ giá trị trao đổi và tài nguyên khơng cĩ giá trị trao đổi. Chẳng hạn như vàng bạc cĩ giá trị trao đổi nhưng tài nguyên bầu trời, tài nguyên lịch sử của một dân tộc, tài nguyên văn hĩa truyền thống lại khơng cĩ giá trị trao đổi.

Ngồi ra, giá trị của tài nguyên cịn được hiểu theo nghĩa tài nguyên của ai ? Tài nguyên phục vụ cho ai ?

- Tài nguyên cĩ thể là tài sản của một cá nhân và giá trị của nĩ được xác định bởi chính người sử dụng.

- Tài nguyên cĩ thể của một quần thể, một tập thể nhất định nào đĩ, giá trị của tài nguyên đĩ được định giá bởi một tập thể. Loại tài nguyên này thường là tài nguyên tinh thần hoặc là những tài nguyên vật chất và phi vật chất đặc biệt nào đĩ.

- Tài nguyên của tồn thể cộng đồng thế giới (bầu khí quyển, tầng ozơn…) là loại tài nguyên của chung tồn thể lồi người trên trái đất.

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 32 - 34)