NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH 1 Nguyên tắc quyết định của cá nhân

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 44 - 45)

Chương 4 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ TRONG KINH TẾ HỌC MƠI TRƯỜNG

4.2. NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH 1 Nguyên tắc quyết định của cá nhân

4.2.1. Nguyên tắc quyết định của cá nhân

Trước khi tìm hiểu về nguyên tắc quyết định của cá nhân, chúng ta xem xét 2 khái niệm cơ bản sau:

- Lợi ích cá nhân chính là các yếu tố làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (gia tăng ý thích).

- Chi phí là tất cả các yếu tố làm giảm sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu).

Cơ sở quyết định của các cá nhân chính là vấn đề tăng thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân họ. Nếu một cá nhân nào đĩ thích tình trạng A hơn tình trạng hiện tại thì lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiện tại sang tình trạng A là dương.

Trước khi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư thực sự, họ cần phải tiến hành phân tích lợi ích - chi phí thơng qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: lựa chọn đối tượng và cơng nghệ sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất, cĩ tính đến xu thế phát triển trong tương lai bởi nhiều phương án.

- Giai đoạn 2: xem xét khả năng và chi phí cĩ liên quan đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất...

cũng như vấn đề tiêu thụ các sản phẩm đầu ra tương ứng với đối tượng và cơng nghệ được lựa chọn.

- Giai đoạn 3: xác định chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các phương án, cùng với việc tính tốn các yếu tố về giá cả được hình thành trên thị trường.

- Giai đoạn 4: so sánh lợi ích và chi phí của các phương án đưa ra để đi đến quyết định cuối cùng cho phương án lựa chọn của mình.

Đối với phương án A được lựa chọn thì phải thỏa mãn điều kiện BA > CA, hay BA - CA > 0. Tất nhiên, phương án tối ưu là phương án cĩ sự chênh lệch lớn nhất giữa lợi ích và chi phí (hiệu số của lợi ích và chi phí là lớn nhất), nghĩa là cĩ sự phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên cho dự án.

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 44 - 45)