Ai phải trả thuế ơ nhiễm

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 105 - 110)

Chương 6 SỬ DỤNG CƠNG CỤ THUẾ VÀ TRỢ CẤP ĐỂ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG

6.2.3. Ai phải trả thuế ơ nhiễm

Thuế ơ nhiễm là một trong những cơng cụ để thực thi “Nguyên tắc người gây ơ nhiễm phải trả” (PPP - Polluter Pays Principle), đây là nguyên tắc mà bất cứ ai gây ơ nhiễm (người sản xuất, người tiêu dùng...) phải là người chịu trách nhiệm trả tiền cho những tác hại mơi trường do mình gây ra.

Trở lại hình 6.1, chúng ta cĩ thể thấy thuế ơ nhiễm tác động như thế nào đến xí nghiệp gây ơ nhiễm. Trước khi áp dụng loại thuế ơ nhiễm xí nghiệp thu được lợi ích biên tế rịng là MNPB trên đồ thị cho tất cả các đơn vị sản xuất tới mức sản lượng Qm. Khoản lợi ích này bằng với diện tích của a + b + c + d, tức là tồn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB.

Tuy nhiên, khi áp dụng một mức thuế ơ nhiễm t* vào, xí nghiệp sẽ giảm sản lượng từ Qm xuống Qs, từ đĩ mất đi lợi ích biên tế bằng diện tích d (do giảm sản lượng) và mất thêm khoản lợi ích biên tế bằng với diện tích b + c (phải trả cho chính phủ dưới dạng thuế ơ nhiễm).

Như vậy, thuế ơ nhiễm trong trường hợp này đã làm cho lợi ích biên của xí nghiệp giảm xuống cịn bằng diện tích a. Khoản mất mát này trên thực tế cĩ thể là rất lớn, cĩ thể vượt quá diện tích a trên hình vẽ nếu đưa tiêu chuẩn phát thải cố định vào áp dụng.

Chính điều này đã bắt buộc xí nghiệp đang gây ơ nhiễm phải trả tiền cho sự tác hại ơ nhiễm của mình. Tuy nhiên, một nghịch lý khi phân tích thuế ơ nhiễm là tại sản lượng Qs cĩ mức ơ nhiễm tối ưu Ws, (mức ơ nhiễm mà mơi trường cĩ khả năng tự làm sạch), vậy mà xí nghiệp lại phải trả thêm thuế cho tất cả các đơn vị sản phẩm sản xuất ra ở mức sản lượng này, điều này cĩ thật sự đúng khơng ? Tại mức sản lượng Qs cĩ mức ơ nhiễm tối ưu Ws (là mức ơ nhiễm bền vững) cĩ nghĩa là mơi trường cĩ khả năng đồng hĩa hồn tồn các chất ơ nhiễm gây ra bởi mức sản lượng này. Do đĩ, ở mức sản lượng này khơng cĩ chi phí rịng nào gây ra cho xã hội, vậy thì tại sao phải trả thuế cho phần ơ nhiễm này ? Chính khoản thuế ơ nhiễm được thể hiện bởi diện tích b + c là khơng cơng bằng nên thơng thường chính phủ dùng các cơng cụ khác để buộc xí nghiệp giới hạn ơ nhiễm tới mức Ws (mà khơng cĩ khoản lệ phí tăng thêm này). Sự khơng cơng

bằng này của thuế ơ nhiễm chính là nguyên nhân mà những nhà làm chính sách đã khơng triển khai nĩ vào thực tế.

Hầu hết các vấn đề liên quan tới thuế ơ nhiễm chủ yếu tập trung vào tác động của nĩ đối với người sản xuất và người tiêu dùng và đĩ là lý do để chúng ta nghiên cứu qua các tình huống sau đây.

Hình 6.4a. Ai phải trả cho khoản thuế ơ nhiễm

Với:

- Độ dài từ P0 đến P1 là phần thuế ơ nhiễm do người tiêu thụ phải trả (do tăng giá).

- Độ dài từ (P1 - t*) đến P0 là phần thuế ơ nhiễm do người sản xuất phải trả. Tuy nhiên hầu hết các vấn đề liên quan tới thuế ơ nhiễm chủ yếu tập trung vào tác động của nĩ đối với người tiêu thụ và đĩ là lý do để chúng ta nghiên cứu sau này.

Hình 6.4a cho thấy các đường cung, cầu về vải do xí nghiệp giả định sản xuất. Trước khi áp dụng thuế ơ nhiễm nhà máy cĩ đường cung là S0. Đường cung này cắt đường cầu D tại điểm cân bằng thị trường là Eo, tức tại điểm này P0+t E* P1 P0 P1-t Giá (a) S1 S0 t* t* E1 E0 D (vải) A

thì giá (Po) xác lập một mức sản lượng vải mà người ta muốn mua thì vừa bằng với số lượng vải mà xí nghiệp muốn bán (Qo).

Giả sử, các xí nghiệp bị buộc phải trả một khoản thuế ơ nhiễm t* cho mỗi đơn vị vải được sản xuất và bán ra. Thuế này làm tăng chi phí sản xuất mỗi đơn vị vải của xí nghiệp lên một lượng t*, tức là xí nghiệp chỉ cung ứng cùng số lượng Q0 nếu họ cĩ được giá bán mới cao hơn so với giá cũ (P0) một khoản là P0 + t*. Lúc này, đường cung của các xí nghiệp sẽ dịch chuyển sang S1, nơi đĩ lượng cung Q0 tương ứng với giá P0 + t*, tức là đường cung mới S1 là khoảng cách thẳng đứng t* nằm trên đường cũ S0.

Phản ứng đầu tiên của xí nghiệp là cố gắng để duy trì sản lượng và lợi ích hiện hữu của mình bằng cách thử chuyển tồn bộ khoản thuế này sang cho những người tiêu thụ dưới hình thức tăng giá từ P0 lên P0 + t* và tiếp tục cung ứng cùng số lượng Q0 (làm di chuyển điểm cân bằng thị trường từ E0 sang E*). Tuy nhiên, theo đường cầu cho thấy rằng do xí nghiệp tăng giá nên người tiêu dùng sẽ mua lượng vải ít hơn. Nếu xí nghiệp tăng giá bán đúng bằng với số giá bán (P0) cộng với thuế (t*) thì sẽ tạo ra một sự sụt giảm trầm trọng về lượng hàng hĩa - dịch vụ được yêu cầu. Một khi thuế buộc xí nghiệp phải dịch chuyển đường cung sang S1 thì điểm cân bằng duy nhất nơi mà cung và cầu khơng gây sức ép lẫn nhau sẽ là E1, ở đĩ giá bán được định là P1, từ đĩ dẫn đến kết quả là số lượng vải sản xuất và bán ra đúng bằng Q1.

Những thay đổi này sẽ tác động như thế nào đến người sản xuất và người tiêu dùng ?

Trước hết, hãy xem xét những người sản xuất. Mặc dù, giá sản phẩm của họ tăng lên (từ P0 lên P1) nhưng họ phải chịu một khoản thuế t* cho mỗi đơn vị sản phẩm được bán ra. Vì vậy, họ chỉ thực sự nhận được giá P1 - t*. Như vậy, với giá dưới mức P0, sẽ dẫn đến kết quả là thu nhập biên tế nhận được của người sản xuất giảm đi cho mỗi đơn vị vải bằng sự chuyển đổi từ P0 sang P0 - t*. Sự khác biệt này biểu hiện một phần thuế của khoản thuế ơ nhiễm t* mà các nhà sản xuất trả cho mỗi đơn vị bán ra. Hơn nữa, sự gia tăng về giá cả tại cửa hàng (từ P0 lên P1) đã làm cho số lượng bán ra giảm từ Q0 xuống cịn Q1, cho nên những nhà sản xuất cũng bị mất thu nhập vì doanh số bán ra thấp hơn.

Đối với người tiêu dùng, việc áp dụng thuế ơ nhiễm đã dẫn đến sự gia tăng về giá cả từ P0 lên P1 mà người tiêu dùng phải trả, nên người tiêu dùng đã trả thêm phần P1 - P0 của khoản thuế ơ nhiễm t*. Sự tăng giá này cũng dẫn đến việc giảm về số lượng mua của người tiêu dùng từ Q0 xuống cịn Q1. Ngồi ra, sự tăng giá và giảm tiêu thụ cịn gây ra một khoản tổn thất phúc lợi cho người tiêu thụ mặc dù khoản tổn thất này ít hơn chi phí tác hại của ơ nhiễm cĩ thể tránh được bằng cách áp dụng thuế, tức là người tiêu dùng đã cĩ thêm một khoản phúc lợi rịng từ thuế ơ nhiễm.

Đối với bất cứ các loại thuế nào, tỷ lệ mà người tiêu thụ phải trả so với người sản xuất phải trả phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng của các đường cung và đường cầu về hàng hĩa - dịch vụ. Đối với hình 6.4a thì các tỷ lệ của người sản xuất/người tiêu dùng tương ứng gần bằng nhau.

Đối với hình 6.4b (cho trường hợp cầu về xăng dầu) cĩ đường cầu dốc hơn, cho nên nếu như giá cả tăng mạnh thì người tiêu thụ cũng chỉ giảm việc tiêu thụ xăng dầu của họ một ít mà thơi (do cầu ít co giãn).

Hình 6.4b. Ai phải trả cho khoản thuế ơ nhiễm

Giả sử, một loại thuế Carbon (t*) đánh vào xăng dầu làm dịch chuyển đường cung từ S0 lên S1; lúc này, giá bán mà người tiêu dùng phải trả tăng mạnh từ P0

lên P1 trong khi đĩ thu nhập của các nhà sản xuất nhận được chỉ giảm đi một ít từ P0 xuống P1 - t* (nhỏ hơn khoảng cách từ P0 lên P1). Vậy trong trường hợp cầu ít co giãn thì người tiêu dùng phải trả phần lớn khoản thuế ơ nhiễm.

Bây giờ, ta hãy xét xem một trường hợp về bột giặt cĩ chứa phosphate (hình 6.4c).

P1

P0

Pi-t

Giá xăng dầu (b)

S1 S0 t* E1 E0 D (xăng, dầu)

Giả sử, một loại thuế ơ nhiễm được áp dụng đối với các loại bột giặt cĩ chứa phosphate. Do trên thị trường cĩ nhiều loại bột giặt khác nhau nên người tiêu dùng cũng cĩ thể chuyển đổi sang tiêu thụ các nhãn hiệu bột giặt khác nhau cĩ hoặc khơng cĩ chứa phosphate mà vẫn giữ được chức năng tẩy sạch quần áo. Khả năng cĩ những sản phẩm khác thay thế (cầu co dãn mạnh) đã làm cho đường cầu cĩ hình dáng tương đối phẳng cho thấy nếu áp dụng một mức thuế ơ nhiễm vào mỗi đơn vị bột giặt cĩ chứa phosphate làm cho giá cả của loại bột giặt này tăng nên người tiêu dùng sẵn sàng giảm tiêu thụ bột giặt cĩ chứa phosphate này và chuyển sang tiêu thụ loại bột giặt khơng cĩ chứa phosphate. Trong trường hợp này, việc áp dụng một lượng thuế ơ nhiễm (t*) đối với chất phosphate đã làm cho những nhà sản xuất các loại sản phẩm chịu thuế này cĩ ít cơ hội đẩy phần thuế này sang người tiêu dùng dưới dạng tăng giá được (P1 chỉ cao hơn P0 một ít mà thơi) và phải tự trả phần lớn khoản thuế này. Trong trường hợp này, thì giá của người sản xuất sẽ nhận được giảm từ P0 xuống cịn P1 - t*.

Các hình 6.4a, 6.4b, 6.4c đều cĩ các tuyến cung giống hệt nhau điều này làm cho hiệu quả tác động của các đường cầu khác nhau. Tuy nhiên, những thay đổi tương tự trong việc chịu thuế ơ nhiễm (ai trả thuế) cĩ thể suy ra bằng cách thay đổi độ dốc của các tuyến cung (chúng ta cĩ thể kiểm chứng các trường hợp này bằng cách giữ nguyên tuyến cầu và thay đổi độ dốc của các tuyến cung). Giá bột giặt (c) S1 E1 E0 S0 t* D (bột giặt) P1 P0 P1-t* 0 Q1 Q0 Số lượng bột giặt

Như vậy, chúng ta đã xem xét về sự cơng bằng của việc buộc các nhà sản xuất và người tiêu dùng phải trả thuế ơ nhiễm (theo đúng nguyên tắc người gây ơ nhiễm phải trả). Tuy nhiên, cũng cần nĩi thêm rằng, vấn đề này cĩ được thực thi hay khơng khi mà người tiêu dùng cũng bị kéo vào việc trả giá cao hơn do kết quả của việc áp dụng loại thuế như vậy ? Về nguyên tắc thì chúng ta hồn tồn cĩ thể trả lời là cĩ. Để đơn giản hĩa, các nhà sản xuất chỉ sản xuất loại hàng hĩa - dịch vụ mà người tiêu dùng cĩ yêu cầu; vì thế, người tiêu dùng ít ra cũng cĩ một phần trách nhiệm về phần ơ nhiễm do hoạt động sản xuất đĩ gây ra.

Một trong những ưu điểm chủ yếu của thuế ơ nhiễm là nĩ phát ra tín hiệu đúng đắn cho cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất bằng cách giảm bớt lợi ích của người sản xuất và tăng giá đối với người tiêu dùng. Thuế này cĩ tác dụng làm cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng nhận thấy chi phí tác hại do ơ nhiễm gây ra bởi những sản phẩm này và thúc đẩy họ chuyển sang sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm ít gây ơ nhiễm hơn.

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w