Lựa chọn IRR hay NPV trong phân bổ nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 70 - 72)

2) Phương pháp khát vọng cuộc sống

4.4.2.6. Lựa chọn IRR hay NPV trong phân bổ nguồn vốn

Trong phân bổ nguồn vốn ta cĩ thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá một dự án, mỗi phương pháp đều cĩ những ưu nhược điểm riêng. Trong phần này chúng tơi xin đưa ra một số nhận định về việc sử dụng hai chỉ số IRR và NPV để đánh giá mức độ khả thi của một dự án.

Trước hết nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì tỷ suất hồn vốn nội bộ và giá trị hiện tại thuần đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên, cĩ rất nhiều trường hợp thì IRR (Internal Rate of Return) lại khơng hiệu quả bằng NPV (Net Present Value) trong việc tính tốn và chiết khấu dịng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nĩ: chỉ sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Mặc dù việc sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất giúp đơn giản hĩa quy trình tính tốn, nhưng trong nhiều trường hợp điều đĩ lại dẫn đến những sai lệch. Nếu một nhà đầu tư tiến hành đánh giá hai dự án đầu tư, cả hai dự án cùng sử dụng chung một tỉ lệ chiết khấu, cùng dịng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro, và cùng cĩ thời gian thực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, bản thân tỉ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động, nĩ luơn biến đổi theo thời gian. Nếu quy ước sử dụng lãi suất trái phiếu của chính phủ làm lãi suất chiết khấu (cĩ thể thay đổi từ 1% đến 20% trong vịng 20 năm), sẽ làm cho tỉ lệ chiết khấu cũng biến động theo. Nếu khơng cĩ sự điều chỉnh, tức là IRR khơng tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiết khấu, phương pháp này sẽ khơng phù hợp với các dự án dài hạn.

Một kiểu dự án khác mà việc áp dụng IRR sẽ khơng hiệu quả đĩ là các dự án cĩ sự đan xen của dịng tiền dương và dịng tiền âm. Ví dụ, một dự án yêu cầu phải cĩ kinh phí ban đầu là -50,000 USD (dịng tiền âm) trong năm đầu tiên. Dự án này sẽ tạo ra 115,000 USD (dịng tiền dương) trong năm tiếp theo, sau đĩ cần tiếp chi phí đầu tư -66,000 USD trong năm thứ 3 do cần phải điều chỉnh lại dự án. Như vậy, thì áp dụng một tỉ lệ IRR duy nhất là khơng phù hợp. Nếu như thị trường cĩ sự biến động mạnh qua các năm thì dự án này cần ít nhất là hai tỉ lệ hồn vốn nội bộ IRR.

Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thơng qua IRR thì ta phải so sánh nĩ với tỉ lệ chiết khấu. Nếu IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi. Khơng biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đĩ khơng thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ khơng cịn giá trị.

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR ta cĩ thể sử dụng NPV. Ưu điểm của việc sử dụng NPV đĩ là phương pháp này cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà khơng dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng khơng cần phải so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 cĩ nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.

Vậy thì tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính tốn phân bổ nguồn vốn ? Cĩ lẽ phương pháp này được ưa thích hơn chỉ vì quy trình tính tốn của nĩ rất đơn giản. Trong khi đĩ việc tính tốn NPV vốn đã phức tạp hơn, lại yêu cầu phải đưa ra các giả định ở mỗi giai đoạn như tỉ lệ chiết khấu, khả năng nhận tiền thanh tốn… Phương pháp IRR đơn giản hĩa dự án thành một con số duy nhất từ đĩ nhà quản lý cĩ thể xác định được liệu dự án này cĩ kinh tế, cĩ khả năng đem lại lợi nhuận hay khơng.

Nhìn chung, IRR là phương pháp đơn giản nhưng đối với các dự án dài hạn cĩ dịng tiền khác nhau và tỉ lệ chiết khấu khác nhau, các dự án cĩ dịng tiền khơng ổn định, thì IRR khơng phải là chỉ số tốt mà NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn.

Một phần của tài liệu Nguyên lý kinh tế học môi trường (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w