MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC MỘT NƯỚC TRUNG HOA TRONG QUAN HỆ HAI BỜ

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 113 - 117)

Lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc chưa bị chia rẽ, hai bờ eo biển không phải là 2 quốc gia. Chính quyền Đài Loan đưa ra chủ trương “hai nước Trung Hoa” bao gồm cả “thuyết hai Nhà nước” của Lý Đăng Huy có lý do vô lý sau: Sau năm 1949, hai bờ chia cắt không lệ thuộc nhau, Chính phủ nước CHND Trung Hoa chưa từng thống trị Đài Loan, sau năm 1991 Đài Loan xây dựng một thể chế Chính quyền không có quan hệ gì với Đại Lục. Những lý do này không thể trở thành những kết luận để cho Đài Loan lấy danh nghĩa “Trung Hoa Dân Quốc” để tự lập lên một quốc gia.

Thứ nhất, chủ quyền của quốc gia không thể chia rẽ, lãnh thổ là không gian để Nhà nước thực hiện chủ quyền. Trên lãnh thổ của một nước chỉ có một Chính phủ Trung ương đại diện cho Nhà nước để thực hiện chủ quyền. Như trên đã nói, Đài Loan là bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc. Năm 1949, Chính phủ nước CHND Trung Hoa thay thế Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trở thành Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc và đã thực hiện chủ quyền toàn bộ Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan. Mặc dù hai bờ eo biển chưa thống nhất, nhưng vị trí của Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc thì không hề thay đổi, do đó chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan cũng không thay đổi.

Thứ hai, dư luận quốc tế thừa nhận chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan là bộ phận của Trung Quốc, Chính phủ nước CHND Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.

Thứ ba, vấn đề Đài Loan không được giải quyết trong thời gian dài là do có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các thế lực chia rẽ của Đài Loan. Hai bờ vẫn chưa thống nhất là tình trạng tồn tại từ lâu không có lợi cho quyền lợi và địa vị của Đài Loan trên trường quốc tế, cũng không thể thay đổi vị trí pháp lý là Đài Loan là bộ phận của Trung Quốc. Vấn đề trước mắt là các thế lực chia rẽ Đài Loan và các thế lực chống Trung Quốc ở nước ngoài muốn

thay đổi tình hình, nhưng Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết phản đối.

Kiên quyết phản đối các thế lực chia rẽ dùng hình thức bỏ phiếu để thay đổi vị trí của Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, lấy cớ “chủ quyền ở trong dân” để tiến hành bổ phiếu.

Trước hết, Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc bất kỳ luật pháp trong nước hay quốc tế đều rất rõ ràng rồi không thể tồn tại tiền đề cho các công dân bỏ phiếu quyết định có tự quyết hay không.

Tiếp đó, “Chủ quyền trong nhân dân” là chỉ chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân của một nước chứ không phải thuộc về nhân dân của một bộ phận hay một vùng nào đó.

Thứ ba, trong lịch sử Đài Loan chưa từng là một quốc gia. Năm 1945, Đài Loan không còn là thuộc địa nữa lại không bị nước ngoài chiếm giữ, do vậy không thể có vấn đề thực hiện quyền tự quyết dân tộc.

Nói tóm lại, từ sau khi Trung Quốc lấy lại Đài Loan năm 1945, không hề có vấn đề tiến hành bỏ phiếu để thay đổi vị trí Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Tương lai của Đài Loan chỉ có một đó là thống nhất cùng Đại Lục, không thể chia rẽ được. Bất kỳ ai dùng phương thức bỏ phiếu để Đài Loan tách khỏi Trung Quốc đều đẩy nhân dân Đài Loan đến tai họa.

Hình mẫu 2 nước Đức” không thể dùng để giải quyết vấn đề Đài Loan. Sau chiến tranh sự phân chia nước Đức và sự chia rẽ tạm thời giữa 2 bờ là hai vấn đề không cùng tính chất. Chủ yếu có ba điểm khác nhau là:

Thứ nhất là về nguyên nhân: Năm 1945, nước Đức thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2, bị 4 nước Mỹ, Anh, PHáp, Liên Xô chiếm giữ theo thỏa thuận về “thất bại của nước Đức và tiếp quản quyền lực Chính phủ tối cao” sau này là thỏa thuận Pốt-xđam. Sau khi chiến tranh lạnh bắt đầu, nước Đức

thống nhất trở thành tiêu điểm cho sự đối kháng Xô - Mỹ ở châu Âu. Ở hai phần đất do Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô chiếm thành lập nước Cộng hoà Liên bang Đức và nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Như vậy, vấn đề nước Đức hoàn toàn do nhân tố bên ngoài tạo nên.

Thứ hai, vị trí luật pháp quốc tế không giống nhau: Sự phân chia nước Đức là do các điều ước quốc tế quy định trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2. Còn vấn đề Đài Loan là do “Tuyên ngôn Cai-rô” và “Thông cáo Pốt-xđam” có các điều ước quốc tế quy định Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc.

Thứ ba, tình hình thực tế không giống nhau. Trong bối cảnh đối đầu Xô- Mỹ, hai nước Đức đều có quân đội nước ngoài chiếm đóng, bị buộc phải thừa nhận có sự liên quan đến sự tồn tại của xã hội toàn cầu. Còn Chính phủ Trung Quốc trước sau vẫn kiên trì nguyên tắc một nước Trung Hoa. Chính quyền Đài Loan trước khi Lý Đăng Huy cầm quyền và thời kỳ đầu cầm quyền của Lý Đăng Huy đều thừa nhận một Trung Quốc, phản đối “Hai nước Trung Hoa”, nguyên tắc một nước Trung Hoa được các nước trên thế giới tiếp nhận một cách rộng rãi. do vậy vấn đề nước Đức và và vấn đề Đài Loan không thể như nhau được, không thể lấy hình mẫu nước Đức để giải quyết vấn đề Đài Loan.

Có thể đàm phán mọi vấn đề trên cơ sở nguyên tắc một nước Trung Hoa. Chính phủ Trung Quốc chủ trương mục đích cuối cùng của đàm phán là hòa bình thống nhất, chủ trương lấy nguyên tắc một nước Trung Hoa làm cơ sở để đàm phán, đó là để bảo đảm cho mục đích của thực hiện đàm phán. Chủ trương “độc lập”, “hai nước Trung Quốc”; “thuyết hai nước Trung Quốc” đã đi nước lại với nguyên tắc một nước Trung Hoa, không phải đàm phán về thống nhất mà là về chia rẽ, và lẽ đương nhiên là không được Chính phủ Trung Quốc chấp nhận. Chỉ càn trong khuôn khổ một nước Trung Hoa thì vấn đề gì cũng có thể đàm phán được trong đó gồm các vấn đề mà Đài Loan quan

tâm. Chính phủ Trung Quốc tin rằng Đài Loan trong các hoạt động đối ngoại về kinh tế, văn hòa, xã hội chỉ giới hạn trong khuôn khổ và vị trí tương ứng trên diễn đàn quốc tế. Thông qua đàm phán chính trị, quá trình hòa bình thống nhất sẽ được thực hiện.

Cái gọi là “đấu tranh giữa dân chủ và chế độ” chỉ là cái cơ để cản trở thống nhất Trung Quốc. Mấy năm gần đây Chính quyền Đài Loan lại lên tiếng kêu gọi “Dân chủ hóa ở Đại Lục là điểm mấu chốt về tái thống nhất Trung Quốc”, “Bản chất sâu xa của vấn đề 2 bờ là sự đấu tranh chế độ”. Đây là cớ để kéo dài và rì hoãn thống nhất, là lừa dối đồng bào Đài Loan và dư luận Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc và Chính phủ luôn phấn đấu cho lý tưởng dân chủ XHCN. Thực hiện thống nhất theo phương châm “một nước hai chế độ”, cho phép hai chế độ ở 2 bờ đồng thời tồn tại, không gia tăng đối địch, phù hợp với ý nguyện nhân dân 2 bờ. Hai chế độ khác nhau ở chỗ hai bờ không trở thành trở ngại cho hòa bình thống nhất. Hơn nữa Chính phủ Trung Quốc chú ý đến những điểm không giống nhau giữa Đài Loan, Hồng Công và Ma Cao. Sau khi thống nhất 2 bờ, trong nội dung thực hiện “một quốc gia hai chế độ” Đài Loan có thể được gưởng quy chế rộng rãi hơn so với Hồng Công và Ma Cao. Chính quyền Đài Loan âm mưu dùng chủ trương “đấu tranh giữa dân chủ và chế độ” để cản trở thống nhất. Hoang tưởng về một Trung Quốc đại lục với 1,2 tỷ người sẽ thực hiện chế độ chính trị kinh tế như Đài Loan là vô lý và là không dân chủ. “Cần dân chủ” không nên coi là “không cần thống nhất”. Thực chất của sự khác biệt trong vấn đề này của hai bờ hoàn toàn không phải sự đấu tranh giữa cần hay không cần dân chủ, đấu tranh giữa loại chế độ nào mà là đấu tranh giữa thống nhất và chia rẽ.

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)