Nguyên nhân khiến vấn đề Đài Loan chưa được giải quyết

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 27 - 31)

(1) Nguyên nhân chủ quan

Lãnh đạo Trung Quốc thống nhất quan điểm phải nhanh chóng thống nhất Đài Loan vào Đại lục, tuy nhiên cũng còn một số quan điểm khác nhau về giải pháp “thống nhất hoà bình” và “sử dụng vũ lực”. Lãnh đạo Trung Quốc có một số nhận thức cơ bản về Đài Loan theo một số phương châm sau: Thứ nhất, mục tiêu ưu tiên trước mắt của Trung Quốc là nắm thời cơ, dốc sức phát triển kinh tế, không cho phép vấn đề Đài Loan đột biến, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của Trung Quốc. Thứ hai, "Thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ" vẫn là phương châm cơ bản giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng để ngăn chặn Đài Loan độc lập cần phải chuẩn bị sử dụng vũ lực khi cần thiết. Từ Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã không đề cập đến vấn đề sử dụng vũ lực. Thứ ba, thống nhất hai bờ có thể không có thời gian biểu, nhưng cũng không thể để cục diện chia cắt kéo dài vô hạn. Thứ tư, vấn đề Đài Loan kéo dài là do Mỹ và Nhật Bản hậu thuẫn. Do đó, việc cải thiện quan hệ chiến lược Trung Quốc - Mỹ - Nhật Bản và nâng cao tiềm lực quốc gia mới có thể loại được sự can thiệp của hai nước này. Thứ năm, cần điều hành tốt vấn đề Hồng Công để thu hút sự chú ý của nhân dân Đài Loan.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích phương Tây, cũng có sự chia rẽ trong chính sách của các lãnh đạo Trung Quốc. Phe bi quan cho rằng, vấn đề Đài Loan kéo quá dài sẽ rất khó giải quyết vì xu thế kéo dài sẽ tạo cho Đài Loan

cơ hội xây dựng thể chế chính trị vững chắc, không gian thoả hiệp chính trị dần mất đi. Do đó, nếu không có thời gian biểu cho vấn đề Đài Loan thì sẽ ngày càng khó khăn. Phái lạc quan thì cho rằng, dân chúng và lãnh đạo Đài Loan cuối cùng vẫn là thực dụng, cho nên chỉ cần quốc lực tổng hợp của Trung Quốc không ngừng tăng, cục diện chiến lược quốc tế được cải thiện, kinh tế hai bờ ngày càng chặt chẽ, tương lai vẫn có thể dựa vào thế lớn để dẫn dắt và xoay chuyển cơ cấu chính trị nội bộ Đài Loan. Việc Đài Loan có lúc tăng cường đòi độc lập chỉ là những vấn đề nhỏ, những sóng gió trong giai đoạn quá độ.

Mặt khác, bản thân các doanh nhân và nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan cũng phản đối việc sử dụng vũ lực vì ảnh hưởng đến quan hệ thương mại, đầu tư và giao lưu văn hoá giữa hai bờ. Nhiều người dân ở Đài Loan và Đại lục có quan hệ huyết thống và truyền thống với nhau (chủ yếu là người Phúc Kiến) do đó họ phản đối việc “tàn sát lẫn nhau”.

Ngoài ra, tiềm lực quân sự của Đài Loan hiện nay tương đối mạnh, có thể cầm cự được trong một thời gian dài trước các cuộc tấn công của Trung Quốc, kể cả không có sự can thiệp của Mỹ. Đài Loan cũng lên kế hoạch tấn công các địa điểm ven bờ của Trung Quốc, làm tăng cái giá phải trả khi tiến hành chiến tranh đối với Trung Quốc. Nếu dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan, chưa chắc Trung Quốc đã giành thắng lợi, nhưng những hậu quả mà Trung Quốc phải hứng chịu là không thể lường hết. Nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự cấm vận của các nước, do sự gián đoạn trong quá trình phát triển, do chi phí chiến tranh lên cao, thậm chí là leo thang chiến tranh với Mỹ. Đài Loan cũng có một tiềm lực quân sự tương đối mạnh, trong đó có nhiều loại tên lửa hiện đại và sẵn sàng trả đũa ồ ạt vào các thành phố sung túc ven biển của Trung Quốc. Một chiến lược gia quân sự Trung Quốc nhận định, việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan "sẽ kéo theo cái

giả phải trả rất cao từ trung hạn đến dài hạn do đó không thích hợp" [18, tr. 363]. Từ những vấn đề trên, các nhà chiến lược khẳng định, Trung Quốc khó có thể tiến hành một cuộc tấn công vũ lực để thu hồi Đài Loan trong thời gian trước mắt.

(2) Nguyên nhân khách quan

Nhân tố bên ngoài chủ yếu kiềm chế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan là sự can thiệp của Mỹ và và một số nước khác.

Thứ nhất, để thực hiện chiến lược kiềm chế Trung Quốc, Mỹ luôn sử dụng con bài Đài Loan để thực hiện mục tiêu chiến lược kiềm chế Trung Quốc, đảm bảo cho an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh ở khu vực. Thực tế cho thấy, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan, tiếp tục thực hiện các cam kết trong các thoả thuận với Đài Loan trong đó có việc bảo vệ Đài Loan và tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.

Mặc dù cam kết tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Hoa" nhưng vì lợi ích chiến lược của mình, muốn giữ nguyên trạng eo biển Đài Loan nên Mỹ phản đối Trung Quốc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan. Để tấn công Đài Loan mà giảm thiểu được nguy cơ can thiệp của Mỹ, Trung Quốc phải tạo cớ, sử dụng lực lượng, tình huống chiến tranh hạn chế, nhưng như vậy thì khó có thể thực hiện phương châm "đánh nhanh thắng nhanh" khi mà tiềm lực quân sự của Đài Loan tương đối mạnh. Hiện nay, nhân tố Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc kiềm chế Trung Quốc "thống nhất" vấn đề Đài Loan vào Đại lục. Quan hệ Mỹ - Trung hiện đang có bước phát triển mạnh, đặc biệt là về kinh tế khiến cho lợi ích đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn. Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ (vượt cả Ca-na-đa), đồng thời cũng là nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu chính phủ thứ hai thế giới vào Mỹ (chỉ sau Nhật Bản). Điều này cho thấy, bất kỳ sự phản ứng nào không thuận từ phía Mỹ cũng sẽ tác động rất to lớn đến

lợi ích kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc thực hiện chính sách phát triển hướng vào xuất khẩu. Trong khi đó, về an inh, Mỹ cũng khó có thể để cho Trung Quốc chọc thủng "tuyến phòng ngự" và ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc ở Đài Loan vì nếu thống nhất vào Đại lục, Mỹ sẽ phải đối đầu trực tiếp với lực lượng quân sự, đặc biệt là Hải quân với Trung Quốc ở biển Thái Bình Dương. Vì vậy, khả năng can thiệp của Mỹ nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công Đài Loan là rất cao. Trong khi đó, tiềm lực quân sự của Trung Quốc so với Mỹ chưa thể được coi là đối xứng. Vì vậy, cái giá phải trả cho một hành động cứng rắn ở eo biển Đài Loan là hết sức cao, khiến Trung Quốc phải kiềm chế.

Thứ hai, Nhật Bản cũng sử dụng con bài Đài Loan, phối hợp với Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc cạnh tranh vai trò lãnh đạo khu vực. Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt với nhau về vị thế và vai trò chiến lược ở khu vực và trên thế giới. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (xét về GDP) chỉ đứng sau Mỹ nhưng vị thế chính trị và ảnh hưởng trên trường quốc tế lại bị hạn chế. Trong khi đó, Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh, thể hiện rõ vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới. Nếu Trung Quốc thống nhất được Đài Loan, vị thế và vai trò của Trung Quốc sẽ dẫn đầu khu vực Đông Á, không gian chiến lược và biên giới biển giữa Trung Quốc và Nhật được mở rộng, trong khi về kinh tế Trung Quốc cũng đang ngày càng phát triển, có thể đuổi kịp nhật trong thời gian tới. Mặt khác, sau khi thống nhất Đài Loan, mục tiêu của Trung Quốc sẽ hướng tới thu hồi đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Tam Các) mà Nhật Bản chiếm giữ từ cuối Thế kỷ XIX. Chính vì vậy, Nhật Bản cũng có cùng quan điểm với Mỹ sử dụng Đài Loan làm con bài để kiềm chế Trung Quốc và cũng có lợi ích trong việc giữ nguyên trạng eo biển Đài Loan, phản đối Trung Quốc sử dụng Đài Loan độc lập.

Loan đó là vấn đề an ninh ở khu vực. Với chiến lược phát triển của các nước hiện nay và quan hệ thương mại, đầu tư và văn hoá giữa Đài Loan và các nước trong khu vực, hầu hết các nước đều cần có cục diện ổn định để tập trung phát triển kinh tế. Vì lợi ích kinh tế, vì hoà bình và an ninh khu vực nên các nước sẽ lên tiếng phản đối Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan. Thậm chí, một số nước đồng minh thân cận của Mỹ có thể có các biện pháp cứng rắn hơn như phối hợp với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Mặt khác, tấn công Đài Loan khó có thể tránh được những thảm hoạ nhân đạo, gây sát thương cho nhân dân Đài Loan, khi đó sẽ bị quốc tế lên án, thậm chí còn bị các nước cấm vận.

Thứ tư, các tập đoàn kinh tế, doanh nhân thế giới cũng cần có một cục diện hoà bình và ổn định ở khu vực vì lợi ích kinh tế và công việc kinh doanh cả ở Đài Loan, Trung Quốc và các nước xung quanh. Hiện nay, hầu hết các tập đoàn lớn của Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã có mặt tại Đài Loan và Trung Quốc vì đây là thị trường lớn nhất thế giới (xét về dân số) và là thị trường có tiềm năng phát triển mạnh. Do đó, các tập đoàn kinh tế và các nhà doanh nghiệp quốc tế sẽ tìm cách (thông qua loby) để ổn định tình hình khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh tại Trung Quốc và khu vực. Mặt khác, chính các doanh nhân và nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan cũng sẽ phản đối sử dụng vũ lực vì hiện nay hai bên đã có mối quan hệ sâu sắc về kinh tế, tạo ra sự ràng buộc, đan xen về lợi ích kinh tế khó có thể từ bỏ được.

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 27 - 31)