CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC KIÊN QUYẾT BẢO VỆ NGUYÊN TẮC MỘT NƯỚC TRUNG HOA

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 110 - 113)

Hội đàm Vượng Cô”. Tháng 4.1993 và ký thỏa thuận có liên quan đến lợi ích chính đáng của đồng bào 2 bờ. Tháng 10.1998, lãnh đạo của 2 hiệp hội lại họp ở Thượng Hải, mở ra đối thoại chính trị 2 bờ. Cuộc họp tiến hành trong không khí bình đẳng. thực tiễn cho thấy, trên cơ sở nguyên tắc một nước Trung Hoa hoàn toàn có thể tìm được phương thức thích hợp để đàm phán bình đẳng. Từ khi Hồng Công, Ma Cao trở về Trung Quốc đến nay, sự đi lại giao lưu vốn có vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển trên nguyên tắc một nước Trung Hoa.

III. CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC KIÊN QUYẾT BẢO VỆ NGUYÊN TẮC MỘT NƯỚC TRUNG HOA NGUYÊN TẮC MỘT NƯỚC TRUNG HOA

Thế lực chia rẽ Đài Loan luôn có ý phá hoại nguyên tắc một nước Trung Hoa. Năm 1988 Lý Đăng Huy kế nhiệm trở thành người lãnh đạo Đài Loan. Lúc đó ông ta công khai biểu hiện chính sách cơ bản của Chính quyền Đài Loan là “chính sách chỉ có một Trung Quốc chứ không có hai Trung Quốc”, “chúng tôi nhất quán với chủ trương Trung Quốc cần phải thống nhất và kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc”.

Nhưng bắt đầu từ những năm 90, Lý Đăng Huy dần từng bước đi ngược lại nguyên tắc một nước Trung Hoa, ra sức hô hào “Hai Chính phủ”, “hai thực thể chính trị ngang bằng nhau”, “Đài Loan đã là một quốc gia độc lập có chủ quyền”, “Giai đoạn hiện tại là Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Đại Lục”, và nói rằng ông ta từ trước đến nay chưa hề nói đến một nước Trung Hoa. Lý Đăng Huy còn rắp tâm theo đuổi chủ trương của các thế lực và các hoạt động chia rẽ gọi là “Đài Loan độc lập” làm cho thế lực chủ trương “Đài Loan độc lập” ngày càng phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Lý Đăng Huy Chính quyền Đài Loan đã thực hiện

những bước đi chia rẽ. Ở phương diện thể chế Chính quyền âm mưu thông qua cái gọi là “cải cách hiến chính” để thay đổi Đài Loan thành một “thực thể chính trị độc lập” để thích ứng với yêu cầu tạo ra “Hai nước Trung Hoa”. Ở phương diện ngoại giao, ra sức tổ chức các hoạt động “Mở rộng không gian chung sống quốc tế” để phục vụ cho mục đích thiết lập “hai nước Trung Hoa”. Từ năm 1993 đến nay, liên tục trong vòng 7 năm đẩy mạnh các hoạt động tham gia Liên hợp quốc. Về mặt quân sự, ra sức mua vũ khí tiên tiến của nước ngoài, có ý đồ gia nhập hệ thống phòng vệ tên lửa khu vực, âm mưu thiết lập đồng minh quân sự với Mỹ và Nhật. Về mặt tư tưởng văn hóa, âm mưu xóa bỏ ý thức và nhận thức đối với tổ quốc của đồng bào Đài Loan, đặc biệt là thế hệ thanh niên, nhồi nhét những cái nhìn sai lệch và thờ ở đối với tổ quốc của đồng bào Đài Loan, cắt đứt sự giao lưu kết nối văn hóa và tư tưởng của đồng bào 2 bờ.

Từ năm 1999 đến nay những hoạt động chia rẽ của Lý Đăng Huy đã phát triển thêm một bước. Tháng 5 ông ta xuất bản cuốn “Chủ trương của Đài Loan” hô hào cần phải phân Trung Quốc ra làm 7 khu vực được hưởng quyền tự chủ. Ngày 09.07, ông ta công khai nói quan hệ 2 bờ là quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước, ít nhất cũng là quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước đặc thù, âm mưu thay đổi vị trí Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, phá hoại quan hệ 2 bờ đặc biệt là cơ sở đối thoại chính trị và đàm phán 2 bờ, phá hoại có cơ sở hòa bình thống nhất giữa 2 bờ. Lý Đăng Huy trở thành đại biểu cao nhất cho thế lực chia rẽ Đài Loan, là kẻ phá hoại sự yên ổn 2 bờ eo biển Đài Loan, là hòn đá cản đường cho sự phát triển quan hệ Trung - Mỹ, đồng thời cũng là kẻ gây phiền nhiễu cho hòa bình và ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chính phủ Trung Quốc kiên quyết bảo vệ nguyên tắc một nước Trung Hoa. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn đề cao cảnh giác và đấu tranh

không ngừng đối với những hoạt động chia rẽ mà các thế lực chia rẽ Đài Loan đứng đầu là Lý Đăng Huy thực hiện.

Tháng 6.1995, sau khi Lý Đăng Huy lấy danh nghĩa cá nhân đi thăm Mỹ, Chính phủ Trung Quốc không ngừng tiến hành đấu tranh chống chủ trương “Đài Loan độc lập”, đồng thời có phản ứng mạnh mẽ đối với việc Chính phủ Mỹ cho phép Lý Đăng Huy thăm Mỹ, không tôn trọng 3 thông cáo Trung - Mỹ cho phép Lý Đăng Huy thăm Mỹ, làm tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền của Trung Quốc. Lần đấu tranh này cho thấy quyết tâm và sức mạnh của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, có ảnh hưởng lớn và sâu rộng. Đồng bào Đài Loan đã nhận thức hơn về sự nghiêm trọng của “Đài Loan độc lập” Lý Đăng Huy tiến hành các hoạt động chia rẽ trên thế giới đều bị phản đối. Dư luận quốc tế càng chú ý đến tính tất yếu của chính sách một Trung Quốc, Chính phủ Mỹ còn hứa rõ ràng là sẽ không ủng hộ “Đài Loan độc lập”, không ủng hộ “Hai nước Trung Hoa” hay “một Trung Quốc, một Đài Loan”, không ủng hộ Đài Loan tham gia một tổ chức nào mà đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền.

Sau khi Lý Đăng Huy đưa ra thuyết “Hai Nhà nước”, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh kiên quyết. Đối với những hoạt động mà các thế lực chia rẽ Đài Loan thực hiện để thông qua luật phục vụ cho thuyết “Hai Nhà nước”, cơ quan chức năng của Chính phủ Trung Quốc chỉ rõ, đây là bước chia rẽ nguy hiểm và nghiêm trọng là sự khiêu khích lớn đối với hòa bình thống nhất. Nếu như âm mưu này mà thành công thì hòa bình thống nhất Trung Quốc sẽ không thực hiện được. Lần đấu tranh này đã tạo lên những tiếng vang lớn phản đối chỉ trích “thuyết hai Nhà nước”. Hầu hết các nước trên thế giới tiếp tục kiên trì, chính sách một nước Trung Hoa. Chính phủ Mỹ cũng kiên trì chính sách một nước Trung Hoa và hứa không ủng hộ

Đài Loan 3 điều. Chính quyền Đài Loan buộc không thay đổi Hiến pháp và pháp luật theo “Thuyết hai Nhà nước”.

Nhưng các thế lực chia rẽ Đài Loan vẫn âm mưu dùng mọi cách “sửa đổi hiến pháp”, “giải thích hiến pháp”, “lập pháp” lấy danh nghĩa “Trung Hoa Dân quốc” để tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc. Đặc biệt cần phải cảnh giác là thế lực chia rẽ Đài Loan luôn tìm cách phá hoại quan hệ Trung-Mỹ, kích động sự đối kháng và xung đột Trung - Mỹ để dễ thực hiện mưu đồ chia rẽ của chúng.

Thực tế đã chứng minh, tình hình eo biển Đài Loan vẫn chưa đựng những nguy cơ nghiêm trọng. Để bảo vệ lợi ích của nhân dân Trung Quốc trong đó có cả đồng bào Đài Loan, để bảo vệ hòa bình và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Chính phủ Trung Quốc vẫn kiên trì phương châm “Hòa bình thống nhất, một quốc gia hai chế độ”, kiên trì chủ trương 8 điểm của chủ tịch Giang Trạch Dân đưa ra nhằm phát triển quan hệ 2 bờ thúc đẩy tiến trình hòa bình thống nhất. Nhưng nếu như xuất hiện sự kiện mà Đài Loan bị một thế lực dưới bất kỳ danh nghĩa nào tách khỏi Trung Quốc nếu như Đài Loan bị nước ngoài xâm chiếm, nếu như Chính quyền Đài Loan từ chối thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề Đài Loan một cách vô thời hạn thì Chính phủ Trung Quốc buộc phải dùng mọi biện pháp có thể bao gồm cả dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có đủ quyết tâm và khả năng để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyết tâm không chùn bước, quyết không ngơi nghỉ, quyết không chịu ngồi nhìn âm mưu chia rẽ Trung Quốc được thực hiện.

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)