ASEAN liên quan đến vấn đề Đài Loan
2.2.1. Với Mỹ
(1) Chủ trương chung
Âm mưu, ý đồ và biện pháp của Mỹ trong quan hệ với Đài Loan là một trong những yếu tố quan trọng để Trung Quốc hoạch định chính sách trong quan hệ với Mỹ, nhằm từng bước giảm thiểu các nguy cơ từ phía Mỹ gây ra trong vấn đề Đài Loan.
Đài Loan có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - TBD, liên quan đến lợi ích và an ninh quốc gia của Mỹ. Các
hoạt động giao thương, buôn bán và các tuyến hàng hải quan trọng của Mỹ đều nằm ở khu vực này. Chính vì vậy, về kinh tế, Mỹ cần có các biện pháp nhằm đảm bảo cho các lợi ích kinh tế này. Thứ hai, Mỹ cần ngăn chặn "làn sóng Cộng sản phương Đông", bảo vệ các đồng minh của Mỹ và bảo vệ an ninh của chính nước Mỹ trước sự uy hiếp của các nước mà Mỹ cho là "đối thủ chiến lược". Mặt khác, nếu Đài Loan được thống nhất vào Trung Quốc, một mặt làm cho Trung Quốc mạnh lên, trở thành đối thủ tiềm tàng của Mỹ khi Trung Quốc mở rộng được không gian chiến lược ra biển TBD mà không bị cản. Mặt khác, khi đó chiến trường của Trung Quốc sẽ di chuyển về phía Đông 5.000 km, đến tận biển nước Mỹ và lục địa Mỹ.
Trong chiến lược của mình, Mỹ chủ trương xây dựng ba lớp phòng thủ chiến lược hướng châu Á - TBD với hệ thống móc xích liên hoàn các đảo ven bờ biển TBD với 3 tuyến phòng thủ: Tuyến thứ nhất: gồm các căn cứ ở quần đảo thuộc A-lắc-ca và A-liu-sân, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po kéo dài đến Đi-a-gô Gác-xi-a/Ấn Độ Dương tạo thành dải căn cứ tiền duyên "kiểu móc xích các đảo". Tuyến thứ hai: gồm cụm căn cứ lấy Gu-am làm trung tâm cùng với các căn cứ ở Ô-xtrây-li-a, là tuyến phòng thủ cho tuyến thứ nhất. Tuyến thứ ba: gồm cụm căn cứ quần đảo Ha-oai, là trung tâm chỉ huy chiến trường, hậu phương chi viện tác chiến cho khu vực TBD và tiền tiêu bảo vệ nước Mỹ. Như vậy, Đài Loan chính là "góc lồi mang tính đối địch, nằm giữa vòng phòng ngự..." [5, tr. 167] và là "hàng không mẫu hạm không chìm" và là "chiến hạm cung cấp cho tàu ngầm" của Mỹ ở khu vực châu Á - TBD.
Thời gian gần đây, sức mạnh quân sự, đặc biệt là tên lửa chiến lược (Pháo binh Hai) của Trung Quốc đang được củng cố và tăng cường cả về số lượng và chất lượng, có thể đe doạ trực tiếp lãnh thổ nước Mỹ và các căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - TBD. Trong khi đó, Đài Loan lại có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng phục vụ cho việc trinh sát, thu thập tin tức
tình báo và giám sát các hoạt động và động thái quân sự của Trung Quốc. Do đó, Mỹ tiếp tục chính sách can dự vào Đài Loan, sử dụng Đài Loan làm con bài chính trị để kiềm chế và mặc cả với Trung Quốc. Chủ trương của Mỹ là ủng hộ giữ nguyên hiện trạng quan hệ hai bờ như hiện nay vì: Mỹ cần con bài để khống chế, mặc cả với Trung Quốc; cần môi trường hoà bình, an ninh ở khu vực đảm bảo cho các đồng minh của Mỹ; đảm bảo thị trường hàng hoá và vũ khí cho Mỹ; hậu thuẫn mô hình “dân chủ” ở Đài Loan nhằm cổ suý cho “nền dân chủ” ở Đại lục.
Chính vì vậy, vấn đề Đài Loan được Trung Quốc xác định là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung - Mỹ. Trung Quốc xác định, vấn đề Đài Loan kéo dài chủ yếu do sự can thiệp của Mỹ, chính vì vậy, để giải quyết vấn đề Đài Loan cần phải giải quyết vấn đề quan hệ chiến lược với Mỹ, tạo ra sự đan xen chiến lược mà Mỹ không thể can thiệp khi Trung Quốc tiến hành thống nhất Đài Loan, kể cả bằng biện pháp quân sự.
Chủ trương của Trung Quốc là bình thường hoá quan hệ chiến lược với Mỹ nhằm tạo ra môi trường hoà bình, ổn định; tranh thủ thời cơ, trình độ vốn, công nghệ và thị trường Mỹ nhằm tập trung phát triển kinh tế và tiềm lực mọi mặt vươn lên trở thành cường quốc khu vực và quốc tế; đồng thời đấu tranh yêu cầu Mỹ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có việc cam kết của Mỹ tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”. Mục tiêu trước mắt của Trung Quốc là tranh thủ những điểm đồng chiến lược trong quan hệ với Mỹ (Mỹ cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, duy trì quan hệ thương mại…) để tập trung nâng cao tiềm lực mọi mặt, sẵn sàng chấp nhận “thoả hiệp”, “nhượng bộ” ở mức độ nhất định trong một số vấn đề liên quan đến Đài Loan nhằm tạo môi trường hoà bình để phát triển kinh tế, phát triển tiềm lực quân sự “chờ thời” thống nhất Đài Loan khi hội đủ các điều kiện cần thiết.
(2) Biện pháp của Trung Quốc trong quan hệ với Mỹ
- Về chính trị, đối ngoại:
Mặc dù thiết lập quan hệ với Trung Quốc và cam kết tuân thủ nguyên tắc "một nước Trung Hoa" nhưng Mỹ vẫn cam kết ủng hộ Đài Loan, tuyên bố bảo vệ Đài Loan trước bất kỳ cuộc tấn công nào. Mỹ ủng hộ Đài Loan có vị thế chính trị trên trường quốc tế, ký kết với Đài Loan nhiều văn kiện, hiệp định phòng ngự chung, ra luật quan hệ với Đài Loan... nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc can thiệp vào Đài Loan. Việc thông qua Luật tăng cường an ninh với Đài Loan là nhằm đảm bảo sự bảo hộ của Mỹ đối với Đài Loan, đồng thời nhằm kiềm chế Trung Quốc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan.
Trong chính sách của Mỹ với Trung Quốc hiện nay, Mỹ dựa vào bốn trụ cột: "một nước Trung Hoa", "thống nhất hoà bình", "đối thoại hai bờ" và "được sự đồng ý của nhân dân Đài Loan". Mỹ thực hiện chính sách hai mặt trong vấn đề Đài Loan, không đưa ra cam kết chính thức trong trường hợp nào thì can thiệp vào cuộc xung đột ở Đài Loan nhằm duy trì nguyên trạng theo quan điểm của Mỹ. Mục đích của Mỹ: thứ nhất, kiềm chế Đài Loan thúc đẩy tiến tới độc lập; thứ hai làm cho Đại lục phải thận trọng trong quyết sách sử dụng vũ lực với Đài Loan. Mặc dù Mỹ tuyên bố tuân thủ ba thông cáo chung với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, nhưng quan điểm của Mỹ trong các thông cáo này cũng được hiểu theo ý của Mỹ. Các học giả Mỹ cho rằng, “trên thực tế, Mỹ không hề có tuyên bố chính thức nào về địa vị của Đài Loan. Trong thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Mỹ ‘thừa nhận’ lập trường của Trung Quốc rằng ‘chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận’. Trong thuật ngữ ngoại giao thì ‘thừa nhận’ chỉ là ‘chúng tôi hiểu đó là lập trường của anh’ chứ Oa-sinh-tơn chưa bao giờ nói Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Như vậy, Mỹ chưa bao giờ phản bác những khẳng định của Đài Loan rằng hòn dảo này là một chủ thể độc lập tác
rời khỏi Trung Quốc” [23]. Chính vì vậy, Mỹ vẫn tiếp tục cử các quan chức sang thăm Đài Loan, tiếp nhiều đoàn quan chức cấp cao của Đài Loan sang thăm Mỹ. Mỹ ủng hộ chính sách của Đài Loan trong việc mở rộng không gian quốc tế, giúp Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức hợp tác kinh tế, Tổ chức vốn tiền tệ quốc tế...
Chính sách hai mặt của Mỹ trong vấn đề Đài Loan đã khiến cho Trung Quốc phải có đối sách cương quyết và rõ ràng hơn với Mỹ trong vấn đề Đài Loan. Thứ nhất, Trung Quốc luôn yêu cầu Mỹ tuân thủ 3 thông cáo chung giữa Chính phủ Trung Quốc và Mỹ về nguyên tắc "một nước Trung Hoa"; chỉ duy trì quan hệ văn hoá, thương mại và các quan hệ phi Chính phủ với Đài Loan; cần phản đối chủ trương "Đài Loan độc lập", "hai nước Trung Quốc", "một Trung Quốc, một Đài Loan"; không cản trở Trung Quốc thống nhất Đài Loan. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết trong mọi cuộc đàm phán và đối thoại với Mỹ ở cấp cao cũng như ở cấp thực thi chính sách. Thứ hai, Trung Quốc phản đối mọi hình thức của Mỹ quan hệ chính thức với Đài Loan, phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Thứ ba, thực hiện chính sách chia rẽ các nước trong liên minh của Mỹ nhằm ngăn chặn Mỹ hình thành liên minh chống Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan thông qua “vũ khí kinh tế”. Các nhà chiến lược Trung Quốc xác định, lợi thế của Trung Quốc hiện nay là có “khối lượng thị trường lớn và sức cạnh tranh quốc tế tăng lên, buộc đối thủ khi ngửa bài chiến lược với Trung Quốc bị kiềm chế về lợi ích, các nước phương Tây (Mỹ và đồng minh) khó có hành động thống nhất đối với Trung Quốc” [15, tr. 131].
Trước chiến lược “cân bằng đe doạ”, lấy lĩnh vực an ninh làm trung tâm, lấy tăng cường uy hiếp làm trọng điểm của Mỹ, Trung Quốcphải điều chỉnh lấy chống đẹ doạ để đối phó. “Chỉ có sẵn sàng chống lại sự đe doạ thì
mới có thể khiến Mỹ không dám tuỳ tiện làm tổn hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Mỹ mới có cơ sở đối thoại và hợp tác chiến lược... Đồng thời, Trung Quốc phải điều chỉnh sách lược với Đài Loan, thực hiện chiến lược ‘cưỡng chế’, răn đe thế lực công khai đòi chia cắt Đài Loan kết hợp đồng thời với cưỡng chế mạnh mẽ, buộc nhà cầm quyền Đài Loan chấp nhận nguyên tắc ‘một nước Trung Hoa’, dựa trên cơ sở đó để tranh thủ thống nhất hoà bình” [15, tr. 128].
Mặt khác, để cô lập ngoại giao Đài Loan, giảm thiểu sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Đài Loan, Trung Quốc áp dụng chính sách thoả thuận, mặc cả và nhượng bộ Mỹ trong một số vấn đề để Mỹ ủng hộ chủ trương "một nước Trung Hoa", không ủng hộ Đài Loan độc lập, không can thiệp vào vấn đề Đài Loan của Trung Quốc. Gần đây, nhất là khi Đài Loan đệ đơn gia nhập LHQ, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ và đề nghị Mỹ can thiệp để Đài Loan rút đơn gia nhập LHQ, cũng như Đài Loan độc lập. Đổi lại, Trung Quốc chấp nhận một số đề nghị của Mỹ trong các vấn đề quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy nối lại cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, tăng giá đồng Nhân dân tệ (có lộ trình), cân đối cán cân thương mại với Mỹ...
- Về kinh tế:
Chính phủ Mỹ tiến hành viện trợ hàng tỷ USD giúp Đài Loan ổn định xã hội và khôi phục kinh tế. Mỹ thúc đẩy quan hệ thương mại với Đài Loan, chỉ đạo và hỗ trợ cho nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn vào làm ăn tại Đài Loan nhằm hai mục đích: Thứ nhất, giúp Đài Loan phát triển, tạo ra sự cách biệt về mức sống, thu nhập với Đại lục nhằm lôi kéo người dân Đài Loan. Thứ hai, ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan vì nếu tấn công Đài Loan, Trung Quốc phải tính đến lợi ích của Mỹ, đồng thời chính những công ty và tập đoàn này sẽ ủng hộ cho sự can thiệp của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực với Đài Loan. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện nay, Đài Loan là
bạn hàng thương mại thứ 14, là thị trường xuất khẩu thứ 7, là thị trường nông sản lớn thứ 5, thị trường ô tô chủ yếu của Mỹ. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước năm 2008 đạt 57 tỷ USD [19].
Trước chính sách trên của Mỹ, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Mỹ, tạo thế đan xen lợi ích nhằm giảm thiểu sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề Đài Loan do phải tính toán đến lợi ích kinh tế, đồng thời lấy sự phụ thuộc đan xen về lợi ích kinh tế để mặc cả với Mỹ trong vấn đề Đài Loan.
Về thương mại, theo Tổng cục thống kê Hoa Kỳ công bố tháng 3.2009, năm 2008 Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Trung Quốc đứng thứ 2 trong số các đối tác thương mại của Mỹ với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 409 tỷ USD, chiếm tới 12% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng sau Ca-na-đa (597 tỷ USD). Đặc biệt, năm 2008, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ với kim ngạch đạt 338 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, vượt cả Ca-na-đa (336 tỷ USD). Năm 2008, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ 141 mặt hàng các loại, trong đó có tới 10 mặt hàng có trị giá xuất khẩu vượt 10 tỷ USD gồm: Máy tính (25 tỷ USD); các thiết bị máy tính đi kèm (27 tỷ USD); thiết bị viễn thông (15 tỷ USD); thảm (15 tỷ USD); giầy dép, cao su (12 tỷ USD); thiết bị đồ dùng gia đình (13 tỷ USD); các sản phẩm đồng hồ, máy in… (28 tỷ USD); đồ chơi, đồ thể thao, xe đạp (29 tỷ USD) và đầu thu, thiết bị âm thanh, hình ảnh (15 tỷ USD). Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có ưu thế là giá rẻ, phù hợp cho đại đa số người dân Mỹ.
Về đầu tư, Trung Quốc thực hiện chính sách xâm nhập vào thị trường sản xuất và trái phiếu chính phủ Mỹ. Hiện nay, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt con số gần 2.000 tỷ USD, trong đó có tới 70% là bằng đồng đô-la Mỹ (hiện Trung Quốc đã đầu tư khoảng gần 1.000 tỷ USD vào trái phiếu của Mỹ). Trung Quốc sử dụng nguồn này để mua trái phiếu của Mỹ. Trong 10
năm qua, mỗi người Mỹ đã “mượn” của người Trung Quốc khoảng 4.000 USD [11]. Theo các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc cho Mỹ “vay tiền” là nhằm tạo ra sự phụ thuộc trong quan hệ song phương, số tiền này lại được mua chính hàng hoá của Trung Quốc.
Các tập đoàn kinh tế, công ty hàng đầu của Mỹ hiện nay đã đầu tư vào Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, tạo sự đan xen về kinh tế khiến Mỹ khó có thể coi nhẹ quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là liên quan đến vấn đề Đài Loan. Theo chuyên gia của Công ty Tài chính Rốt-man, “trên thực tế, sự tác động qua lại của nền kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ đã đến mức ‘trong anh có tôi và trong tôi có anh’. Nếu như không có hàng tỷ USD mỗi ngày của Trung Quốc, Mỹ khó có thể đảm bảo duy trì nền kinh tế ổn định và đồng đô-la không bị đổ vỡ. Ngược lại, nếu như không có con số thặng dư mậu dịch khổng lồ từ Mỹ, kinh tế Trung Quốc sẽ không thể ổn định và phát triển liên tục, xã hội tất sẽ xảy ra biến động, thậm chí ĐCS Trung Quốc cũng sẽ khó trụ vững" [11].
Việc tăng cường quan hệ song phương với Mỹ thời gian qua sẽ tạo cho Trung Quốc có được hai lợi thế: thứ nhất, làm giảm tầm quan trọng trong quan hệ kinh tế của Mỹ với Đài Loan; thứ hai, dùng con bài kinh tế để mặc cả với Mỹ trong vấn đề Đài Loan, đặc biệt là buộc Mỹ phải tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”, hạn chế bán vũ khí cho Đài Loan; thứ ba, kiềm chế khả năng can thiệp của Mỹ vào vấn đề Đài Loan trong trường hợp xảy ra căng thẳng vì Mỹ phải tính đến cái giá phải trả về mặt kinh tế nếu cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.
- Về an ninh và quốc phòng:
Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách can dự quân sự vào vấn đề Đài Loan. Mỹ thực hiện hai chính sách: duy trì sự hiện diện quân sự ở quanh Đài Loan để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết; tiếp tục viện trợ và bán vũ khí cho