(1) Trung Quốc và Đài Loan đều là hai đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, trong đó Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện, còn Đài Loan là đối tác kinh tế quan trọng.
Việt Nam có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và quan hệ kinh tế, văn hoá với Đài Loan. Trung Quốc vừa là đối tác chiến lược về chính trị, vừa
là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm 2007 chiếm khoảng 17,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, nếu tính cả Hồng Công lên tới 20% (Biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công năm 2007
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - 2008
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc 2008 đạt 19,464 tỷ USD, tăng lũy kế 28,8% so với năm 2007. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam đạt 15.122 triệu USD, tăng lũy kế 27,2% so với năm 2007; Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 4.342 triệu USD, tăng lũy kế 34,6% so với năm 2007. Như vậy, Trung Quốc tiếp tục duy trì là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ thương mại (Bảng 3.2.).
ĐL: 8% TQ: 17,8% HK:2,2%Nước khác: 72% Nước khác: 72%
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan
Đơn vị: 1.000 USD
Năm Đài Loan Trung Quốc
N.khẩu X.khẩu Tổng N.khẩu X.khẩu Tổng 2003 2 679 462 3 142 3 139 1 883 5 022 2004 3 452 609 4 061 4 595 2 899 7 494 2005 4 103 701 4 804 5 890 3 228 9 118 2006 4 869 850 5 719 7 391 1 243 8 634 2007 6 861 1 042 7 903 12 502 3 357 15 859 2008 7 947 1 212 9 159 15.122 4.342 19 464
Nguồn: Cục thống kê Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc năm 2008
Trong khi đó, trong nhiều năm liền, Đài Loan liên tục dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 1988 - 2007, Đài Loan đầu tư vào Việt Nam tổng số 2003 dự án với số vốn là 12,1 tỷ USD, đứng thứ hai sau Hàn Quốc (14,6 tỷ USD). Riêng năm 2008, số dự án được cấp phép của Đài Loan đầu tư vào Việt Nam là 132 dự án với tổng số vốn đăng ký thực hiện là 8,644 tỷ USD, đứng thứ hai sau Hàn Quốc (về số dự án) và đứng thứ hai về số vốn đăng ký thực hiện (sau Ma-lai-xi-a). Trong khi đó, số dự án của Trung Quốc được cấp phép đầu tư vào Việt Nam chỉ là 73 dự án với số vốn đăng ký thực hiện là 3,34 tỷ USD.
Thực tế, con số dự án và vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam còn cao hơn rất nhiều do con số thống kê này chưa gồm các dự án và vốn đầu tư
của Đài Loan thông qua bên thứ ba và thông qua người Việt đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Đài Loan còn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Đài Loan năm 2007 đạt gần 8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Đài Loan khoảng trên 1 tỷ USD. Năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đài Loan đạt 9,159 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Đài Loan khoảng trên 1,212 tỷ USD.
(2) Đài Loan là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc.
Trước hết, trong quan hệ song phương, Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam khẳng định và công bố rõ quan điểm “một nước Trung Quốc”, “Đài Loan là lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc”… cho dù Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định rõ trong các tuyên bố chung nhân các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước.
Thứ hai, Trung Quốc luôn gây khó khăn cho Việt Nam trong quan hệ kinh tế, thương mại và văn hoá với Đài Loan cho dù các quan hệ này phù hợp với những quy định của Trung Quốc liên quan đến nguyên tắc “một nước Trung Hoa”. Thời gian gần đây, Đài Loan đẩy mạnh chính sách "ngoại giao thực dụng", mở rộng "không gian sinh tồn quốc tế". Trong hai nhiệm kỳ cầm quyền (2000 – 2008), đảng Dân Tiến đẩy mạnh xu thế độc lập với Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu này, Đài Loan thi hành chính sách ngoại giao kinh tế đi trước, lấy đó làm điều kiện để gây sức ép với các nước công nhận hoặc cho phép Đài Loan có vị thế cao hơn trước trong quan hệ quốc tế. Ngược lại, Trung Quốc lại đẩy mạnh chính sách chống chia cắt và chống "độc lập" của Đài Loan. Chính vì vậy, việc xử lý quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan luôn nảy sinh nhiều vấn đề. Việt Nam thường bị gây sức ép từ cả hai phía trong xử lý các vấn đề có liên quan.
Thứ ba, Trung Quốc thường xuyên tác động, gây sức ép với Việt Nam trong các hoạt động chính trị - đối ngoại có liên quan đến Đài Loan, đặc biệt là về vị thế của Đài Loan khi tham gia các diễn đàn quốc tế như APEC, WTO… Đài Loan luôn tìm cách vận động APEC cho phép các nhà lãnh đạo hàng đầu tham dự các cuộc họp thượng đỉnh APEC hàng năm nhằm tăng cường hình ảnh của Đài Loan với vai trò là một thành viên của cộng đồng quốc tế, tránh nguy cơ bị cô lập, đồng thời có thể bày tỏ tiếng nói trong các vấn đề về an ninh. Trong APEC-13 tổ chức tại Hàn Quốc, Đài Loan cũng đã đề nghị được cử lãnh đạo cao nhất tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhưng do sức ép từ Trung Quốc, Hàn Quốc đã không mời.
Trong thời gian Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC-14 năm 2006, vấn đề này lại được phía Đài Loan đặt ra. Đài Loan yêu cầu Việt Nam cử cán bộ cấp Thứ trưởng sang mời đại biểu Đài Loan theo thông lệ của các nước. Mặt khác, đích thân Tổng thống Trần Thủy Biển có ý định sang Việt Nam để tham dự hội nghị APEC nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại và kêu gọi đầu tư vào Đài Loan.
Trung Quốc phản đối việc này. Quan điểm của Trung Quốc dựa trên các thoả thuận đã đạt được với APEC và Mỹ. Thứ nhất, năm 1991, Trung Quốc đã ký Bị vong lục với APEC, theo đó Đài Loan chỉ được giữ vai trò là một nền kinh tế trong khu vực, không được tham gia các hội nghị mang tính chất ngoại giao. Thứ hai, năm 1993, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận về việc Đài Loan không được cử lãnh đạo cấp cao tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên do bất kỳ một nước thành viên APEC nào tổ chức. Do đó, Trung Quốc luôn gây sức ép với các nước tổ chức APEC chỉ được mời cấp cao nhất là Cố vấn kinh tế của Tổng thống Đài Loan. Trong Diễn đàn APEC-14 năm 2006, Trung Quốc luôn tìm cách làm giảm vị thế của Đài Loan. Trung Quốc đề nghị Việt Nam chỉ mời Đại diện của Văn phòng Kinh tế
- Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội lên nhận Thư mời tham dự Diễn đàn 14.
Tuy nhiên, phía Đài Loan cho rằng như vậy là không tôn trọng Đài Loan và bắn tin sẽ thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư, cắt các khoản viện trợ và hạn chế xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan. Thậm chí, phía Đài Loan còn tuyên bố sẽ xem xét lại việc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức giới thiệu về một số vấn đề liên quan đến Diễn đàn APEC 14 có giới thiệu nhầm Chủ nhiệm văn phòng Kinh tế - văn hoá Đài Loan tại Hà Nội là "Đại sứ Đài Loan" tại Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã phản đối mạnh tại chỗ, buộc phía Việt Nam phải cải chính ngay.
Cuối cùng, tháng 10 năm 2006, Việt Nam đã cử đồng chí Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam sang Đài Loan trao thư cho Tổng thống Trần Thuỷ Biển, mời Đài Loan tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Hà Nội. Phía Đài Loan cũng có nhượng bộ phù hợp với hoàn cảnh của các bên: Tổng thống Trần Thuỷ Biển không sang tham dự APEC 14 mà cử Trương Trung Mưu, Đặc sứ của Tổng thống sang tham dự Hội nghị APEC.
(3) Trung Quốc và Đài Loan là một nước và một bên trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Đài Loan là một bên và Trung Quốc là 1 trong 5 nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Trường Sa gồm: Việt Nam, Phi-líp-pin, Trung Quốc, Bru-nây, Ma-lai-xi-a và Đài Loan. Hiện Đài Loan chiếm giữ đảo Thái Bình, đảo lớn nhất ở khu vực Trường Sa, từ năm 1946 và tháng 8 năm 2003 chiếm thêm bãi cạn Bàn Than. Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cùng 7 đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa gồm: Chữ Thập (chiếm giữ từ ngày 31 tháng 1 năm 1988), Châu Viên (chiếm ngày 18 tháng 2 năm 1988), Gạc Ma (chiếm ngày 16 tháng 3 năm 1988), Huy Gơ
(chiếm ngày 28 tháng 2 năm 1988), Ga-ven (chiếm ngày 18 tháng 2 năm 1988), Xu-bi (chiếm ngày 23 tháng 3 năm1988) và Vành Khăn (chiếm tháng 1 năm 1995). Cả Trung Quốc và Đài Loan đã và đang xây dựng và củng cố nhiều công trình dân sự và quân sự trên các đảo chiếm đóng.
Đài Loan rất quan tâm đến việc tăng cường củng cố tiềm lực, cơ sở hạ tầng ở các đảo chiếm giữ tại Trường Sa nhằm “bảo vệ chủ quyền” ở biển Đông. Chủ trương, mục tiêu nhất quán của Đài Loan là kiên quyết bảo vệ “chủ quyền” ở Biển Đông, tăng cường khai thác, quản lý vùng biển tuyên bố chủ quyền, tích cực thúc đẩy hợp tác và xử lý tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hoà bình. Thực hiện chủ trương, mục tiêu trên, Đài Loan đã và đang thực hiện linh hoạt các biện pháp: Thứ nhất, tăng cường hợp tác với Mỹ và dựa vào Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc, đồng thời vừa thoả hiệp, vừa cạnh tranh với Trung Quốc để trở thành quốc gia độc lập. Thứ hai, thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước ASEAN để tìm kiếm sự ủng hộ tham gia cơ chế hợp tác giữa các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Thứ ba, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng lực lượng tuần tra kiểm soát biển Đông. Đài Loan đã xây dựng lực lượng “Cảnh sát tuần tra biển Đông” với nhiệm vụ bảo vệ tàu cá, chống buôn lậu và cướp biển. Thứ tư, củng cố cơ sở trên đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình), mở rộng xâm lấn khi điều kiện thuận lợi.
Thực tế, từ khi chiếm đóng các đảo ở Trường Sa đến nay, Đài Loan luôn duy trì một lực lượng lớn ở khu vực này. Năm 1993, Viện Hành chính Đài Loan công bố “Cương lĩnh chính sách biển Đông”; năm 1994 tiến hành ”Hội nghị thảo luận về vấn đề biển Đông” sửa đổi và bổ sung vào Cương lĩnh này, theo đó đề ra: cách thức “bảo vệ chủ quyền”; tăng cường mở rộng quản lý biển; tích cực thúc đẩy hợp tác biển Đông; chủ trương giải quyết hoà bình các tranh chấp biển Đông và bảo vệ môi trường sinh thái tại biển Đông [9].
của Bộ Nội chính thành lập “Tiểu ban chính sách biển Đông” thuộc Bộ Nội chính; năm 1999, công bố “đường cơ sở lãnh hải”, trong đó có vùng biển Đông; năm 2000, Chính phủ Trần Thuỷ Biển quyết định tham gia chương trình “gác tranh chấp, cùng khai thác”; năm 2005, Trần Thuỷ Biển quyết định chuyển “Tiểu ban chính sách biển Đông” sang cho Hội đồng An ninh quốc gia quản lý và quy định đảo Ba Bình thuộc sự quản lý của khu Kỳ Tân/Thành phố Cao Hùng.
Đài Loan liên tục tiến hành nhiều hoạt động để khẳng định “chủ quyền” như xây dựng lực lượng “Cảnh sát tuần tra biển Đông” với nhiệm vụ bảo vệ tàu cá, chống buôn lậu và cướp biển. Đài Loan có kế hoạch xây dựng sân bay trên đảo Ba Bình phục vụ mục đích quân sự, nhưng không nhận được sự ủng hộ của Quốc hội nên chuyển sang xây dựng cầu cảng, phục vụ các tàu thuyền hoạt động. Đài Loan luôn có ý đồ mở rộng xâm lấn khi điều kiện thuận lợi. Từ đầu năm 2008 đến nay, Đài Loan đưa 5-6 lượt tàu quân sự đến đảo Ba Bình để tuần tiễu và hoàn tất việc nâng cấp sân bay trên đảo Ba Bình (tái khởi động từ ngày 25 tháng 9 năm 2007).
Ngày 2 tháng 2 năm 2008, Tổng thống Trần Thuỷ Biển ra thị sát đảo Thái Bình, tháp tùng có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lý Thiên Vũ, Tổng tham mưu trưởng Thôi Thủ Nghiệp, tư lệnh Không quân, Hải quân và Lục quân. Tổng thống Trần Thuỷ Biển đã đưa ra “Đề xuất Nam Sa”, nội dung chủ yếu là Đài Loan muốn các bên tranh chấp chủ quyền trên biển Đông - Trường Sa phải công nhận Đài Loan là một thành viên độc lập và được tham gia bàn bạc, giải quyết tranh chấp một cách bình đẳng như các thành viên khác. Tháng 1.2009, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, Trần Triệu Mẫn đi thị sát Ba Bình.
(4) Đài Loan và Trung Quốc có xu hướng hợp tác với nhau trong vấn đề bảo vệ “chủ quyền” ở biển Đông, Trường Sa.
Mặc dù có những bất đồng trong quan hệ với nhau, nhưng Trung Quốc và Đài Loan có cùng quan điểm trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, theo đó đều tìm cách thu thập, thậm chí tạo bằng chứng để chứng minh "chủ quyền" của mình ở Trường Sa. Gần đây nhất, khi Phi-líp-pin công bố Đường cơ sở trên biển, trong đó có đưa một số đảo tranh chấp vào quyền quản lý của Phi-líp-pin, Đài Loan đã kịch liệt phản đối và khẳng định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các khu vực biển xung quanh thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Đài Loan, Đài Loan không thừa nhận bất kỳ quốc gia nào bằng bất cứ lý do, phương thức nào chiếm giữ các đảo này.
Trung Quốc và Đài Loan đều có lợi ích quan trọng trong hợp tác liên quan đến vấn đề biển Đông - Trường Sa. Đối với Trung Quốc, lợi ích hàng đầu là “không để Mỹ, Nhật và Đài Loan bắt tay phong toả tuyến đường giao thông trên biển Đông; ngăn chặn Đài Loan độc lập; bảo vệ hoà bình của đất nước; bảo vệ lãnh thổ; bảo vệ an ninh, hợp tác nghề cá và khai thác tài nguyên trên biển” [16]. Đối với Đài Loan, lợi ích quan trọng nhất là “tránh rơi vào cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ quốc gia; đảm bảo an ninh biển, hợp tác nghề cá và hợp tác khai thác tài nguyên thiên biển” [16].
Trong bối cảnh quan hệ hai bờ được cải thiện đáng kể thời gian gần đây, đã xuất hiện những đề nghị “đưa vấn đề biển Đông vào chương trình hiệp thương hai bờ eo biển; thành lập ‘Tổ điều hoà các sự vụ biển Đông’ chung; cùng bảo vệ lợi ích dân tộc Trung Hoa; cùng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Điều này không những giúp hoà giải sự thù địch giữa hai bờ mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ chế hỗ trợ an ninh giữa hai bờ, đồng thời cần có những bước đi hợp tác thực tế, cùng khai thác dầu mỏ ở biển Đông và tài nguyên biển” [9].
Về khả năng hợp tác, các chuyên gia Đài Loan đề xuất hợp tác trong các lĩnh vực: đảm bảo an ninh biển; bảo vệ nghề cá; hợp tác cùng nhau khai
thác tài nguyên biển; thiết lập cơ chế cảnh báo nguy cơ biển Đông; tiến hành giám sát và nghiên cứu dự báo động thái trong khu vực dưới danh nghĩa hợp tác tuần tra biển; thúc đẩy cơ chế tin cậy lẫn nhau về an ninh quân sự, ưu tiên các nội dung liên quan đến biển Đông [16]. Trong cuộc Hội thảo “Hợp tác