Thống nhất hoà bình

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 73 - 74)

Hiện nay, các tiền đề tạo cơ sở cho việc thống nhất hoà bình đã được đặt ra nhưng chưa có sự thống nhất giữa hai bên. Hai bên còn bất đồng về vấn đề: Ai thống nhất vào ai; sau khi thống nhất ai sẽ lãnh đạo "một nước Trung Hoa"... Thậm chí chủ trương "thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ" của Trung Quốc cũng chưa thuyết phục được Đài Loan chấp nhận thống nhất vào Đại lục vì nhiều bất đồng xung quanh việc xử lý các vấn đề cơ bản.

Khả năng thống nhất hoà bình về trước mắt chưa thể xảy ra, nhưng về lâu dài chỉ xảy ra khi Mỹ có những mặc cả, hoặc thoả thuận với Trung Quốc trong một số vấn đề chiến lược quan trọng, liên quan đến lợi ích, an ninh của Mỹ trên thế giới.

Khả năng này có thể ở mức độ hai bên ký kết một Hiệp định hoà bình hai bờ mà Tô Gia Hoằng, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Hai bờ thành phố Cao Hùng - Đài Loan đề cập đến trong cuốn “Chiều hướng chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao thế kỷ”. Theo Tô Gia Hoằng, ý tưởng ký Hiệp định hoà bình

hai bờ xuất phát từ phía Đài Loan với ý tưởng thừa nhận nguyên tắc "một nước Trung Hoa", hoà bình cùng tồn tại và "người Trung Quốc không đánh nhau". Tô Gia Hoằng đã đề xuất một số nội dung cụ thể của Hiệp định này như sau: hai bên không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tránh mọi hoạt động quân sự; thiết lập khu đệm giữa hai bờ; thành lập uỷ ban giám sát khu vực đệm; bố trí "tuyến đệm" để kiểm soát các hoạt động quân sự, tránh bất ngờ xảy ra; cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh hoá tấn công nhau; tiến hành hội đàm định kỳ hoặc không định kỳ; thành lập cơ cấu phòng bị xung đột hai bờ [15, tr. 320 - 321].

Ngày 17 tháng 1 năm 2009, Bộ Kinh tế Đài Loan đã tiến hành soạn thảo Dự thảo về Hiệp định hợp tác kinh tế tổng hợp (CECA) với Trung Quốc, trước hết hai bên sẽ ký hiệp định khung, tiến tới đàm phán các nội dung dung cụ thể về quan hệ hai bên. Việc Đài Loan đề xuất ký CECA thay cho tên gọi CEPA (Hiệp định kinh tế - thương mại) mà Trung Quốc đã ký với Hồng Công và Ma Cao trước đây, nhằm tránh bị “Hồng Công hoá” theo nguyên tắc “một nước hai chế độ”. Giới phân tích cho rằng, việc ký CECA cũng sẽ là bước khởi đầu cho việc ký kết các thoả thuận, hiệp ước chính trị trong tương lai.

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 73 - 74)