Chính sách chung

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 43 - 45)

Đường lối đối ngoại mở cửa, không liên kết của Trung Quốc được đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 3, khoá 11 (năm 1978). Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược từ "nhất biên đảo" trong thập niên 1970 (liên kết với Mỹ, chống Liên Xô) sang chiến lược mở cửa, không liên kết. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc tập trung vào bảo vệ độc lập, chủ quyền và thực hiện chế độ XHCN, gắn liền với xây dựng hiện đại hoá XHCN. Để thực hiện được nhiệm vụ xây dựng đất nước, Trung Quốc tập trung phát triển quan hệ hữu nghị hoà hợp với các nước xung quanh, tạo dựng nền an ninh và môi trường quốc tế hoà bình, ổn định phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

Chủ trương chung trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc thời kỳ mở cửa là thực hiện chính sách "hoà bình, độc lập, tự chủ", tiến hành ngoại giao "toàn phương vị", thiết lập quan hệ hợp tác với các nước lớn, tranh thủ thu hút vốn đầu tư, trình độ công nghệ, thị trường nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc, đồng thời tăng cường uy tín và vị thế chính trị của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong chiến lược này, Trung Quốc đặc biệt coi trọng bình thường hoá quan hệ với Mỹ, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ..., tham gia vào các thể chế, tổ chức quốc tế nhằm xây dựng và củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ trong khuôn

khổ hệ thống cơ chế quốc tế, thực hiện thống nhất đất nước và chấn hưng dân tộc [2, tr. 311].

Nền ngoại giao Trung Quốc trong Thế kỷ XXI có ba lợi ích và nhu cầu cơ bản. Một là, lợi ích và nhu cầu phát triển; hai là, lợi ích và nhu cầu chủ quyền, tức là bảo đảm lãnh thổ, biên giới và chủ quyền không bị xâm phạm, thực hiện thống nhất đất nước; ba là, lợi ích và nhu cầu trách nhiệm, tức là phát huy ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới [2, tr. 312].

2.1.2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan Đài Loan

Trong quan hệ với các nước, đặc biệt là Mỹ, vấn đề Đài Loan là một vấn đề nhạy cảm, đồng thời là vấn đề gây trở ngại cho quan hệ với các nước. Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ do đó vấn đề thống nhất Đài Loan vào Đại lục là "mặt trận chính trị cuối cùng", không thể khoan nhượng. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa, tập trung phát triển kinh tế, Trung Quốc cần có một môi trường xung quanh ổn định, sự ủng hộ của các nước, đặc biệt là các nước lớn, nên chủ trương cứng rắn thống nhất Đài Loan bằng mọi giá đã được Trung Quốc gác lại, thay vào đó là chính sách "thống nhất hoà bình, một nước hai chế độ", bao vây, cô lập Đài Loan về ngoại giao.

Trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc đặt ra nguyên tắc tiên quyết đó là các nước phải tuân thủ nguyên tắc "một nước Trung Hoa", cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao chính thức với Chính quyền Đài Loan, công nhận "Chính phủ nước CHND Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc" [16, tr.2] và không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Các nước thiết lập quan hệ với Trung Quốc phải cam kết thực hiện 5 nguyên tắc chính. Thứ nhất, tôn trọng và thừa nhận nguyên tắc "một nước Trung Hoa", không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài

Loan, chỉ duy trì quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hoá với Đài Loan. Thứ hai, không được có bất kỳ hành động nào, kể cả các lời tuyên bố, dẫn đến việc công nhận hoặc có ngụ ý công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Thứ ba, không được mời các quan chức Đài Loan sang viếng thăm, không cấp visa cho các quan chức Đài Loan quá cảnh sang nước thứ ba; đồng thời cũng không tiến hành các chuyến viếng thăm mang tính nhà nước tới Đài Loan. Thứ tư, không bán vũ khí cho Đài Loan hoặc giúp Đài Loan củng cố tiềm lực quân sự, quốc phòng dưới bất kỳ hình thức nào. Thứ năm, không được ủng hộ Đài Loan tham gia bất kỳ tổ chức nào mà thành viên tham gia cần phải có vị thế là một quốc gia độc lập.

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)