Tác động của vấn đề Đài Loan trong quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 80 - 81)

Do sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, vị thế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế nên nhiều nước chủ động tăng cường quan hệ với Trung Quốc trên nguyên tắc tôn trọng "một nước Trung Hoa", không thiết lập và duy trì quan hệ chính thức với Đài Loan, đặc biệt là từ khi Mỹ bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc. Nhiều nước, đặc biệt là các nước đồng minh của Mỹ, đã chuyển sang quan hệ chính thức với Trung Quốc, cắt đứt quan hệ ngoại giao, chỉ duy trì quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hoá với Đài Loan.

Tuy nhiên, Mỹ và một số nước vẫn tiếp tục sử dụng Đài Loan làm con bài để kiềm chế, mặc cả với Trung Quốc, phục vụ cho lợi ích chiến lược ở khu vực và trên thế giới, đồng thời lợi dụng vị trí địa chiến lược của Đài Loan đảm bảo cho lợi ích an ninh của mình. Chính vì vậy, vấn đề Đài Loan tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tác động đến tình hình an ninh khu vực, cũng như cách ứng xử của các nước trong quan hệ quốc tế nói chung và trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan nói riêng.

Gần đây, Đài Loan đề ra chủ trương gia nhập LHQ và quyết tâm thúc đẩy chiến dịch ngoại giao để thực hiện mục tiêu gia nhập LHQ. Tuy nhiên, LHQ là một tổ chức quốc tế, trong đó các thành viên là các quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đề ra nguyên tắc "Đài Loan không có quyền tham gia LHQ và các tổ chức quốc tế đối với tư cách là một quốc gia có chủ quyền. LHQ là tổ chức quốc gia do Chính phủ các nước có chủ quyền thành lập nên..." do đó, các nước thành viên "không được dùng mọi biện pháp để ủng hộ Đài Loan gia nhập LHQ" [17]. Do đó, các nước thành viên LHQ, trong đó Việt Nam đang làm Uỷ viên không thường trực, sẽ

phải bày tỏ quan điểm trong việc Đài Loan nộp đơn gia nhập LHQ.

Ngày 11 tháng 10 năm 2008, Cục Thương mại - Bộ Kinh tế Đài Loan đã tổ chức cuộc Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Đài Loan”, trong đó Đài Loan đề ra chủ trương sẽ triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với ASEAN với các mục tiêu: (1) thiết lập các văn phòng đại diện của Đài Loan tại 10 nước Đông Nam Á; (2) thúc đẩy quá trình hội nhập khối tự do thương mại ASEAN, tìm cách thúc đẩy hình thành cơ chế đối thoại hợp tác “ASEAN + N” và đưa Đài Loan trở thành thành viên chính thức của Hiệp định tự do thương mại ASEAN và cộng đồng kinh tế ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu này, Đài Loan đang đẩy mạnh chiến dịch ngoại giao nhằm thuyết phục các nước ASEAN chấp nhận Đài Loan như một đối tác của ASEAN giống như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đưa cơ chế hợp tác ASEAN+3 thành ASEAN+4. Để thực hiện được mục tiêu này, Đài Loan cử phái đoàn đi từng nước thành viên ASEAN để thuyết phục, trước mắt là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam. Mặc dù các nước khó có thể chấp nhận yêu cầu này của Đài Loan, đặc biệt là trước sức ép của Trung Quốc, nhưng đây cũng là vấn đề đặt ra trong công tác ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Đài Loan và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)