NGUYÊN TẮC MỘT NƯỚC TRUNG HOA LÀ CƠ SỞ VÀ TIỀN ĐỀ ĐỂ THỰC HIỆN HÒA BÌNH THỐNG NHẤT

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 106 - 110)

TIỀN ĐỀ ĐỂ THỰC HIỆN HÒA BÌNH THỐNG NHẤT

Nguyên tắc một nước Trung Hoa là cơ sở sắt đá cho chính sách đối với Đài Loan của Chính phủ Trung Quốc. Qua khởi xướng của Đặng Tiểu Bình, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện phương châm “Hòa bình thống nhất, một quốc gia hai chế độ”. Điểm chủ yếu của phương châm cơ bản này và chính sách có liên quan là: Tranh thủ hòa bình thống nhất, nhưng không hứa là không dùng vũ lực, tích cực thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa... và sự qua lại giữa nhân dân 2 bờ, sớm thực hiện thông bưu điện, thông thương, thông vận tải trực tiếp giữa 2 bờ; sau khi thống nhất thực hiện “một quốc gia hai chế độ”, Trung Quốc tiếp tục chế độ XHCN, Đài Loan vẫn giữ chế độ TBCN; sau khi thống nhất Đài Loan sẽ hưởng quy chế tự trị cao, Chính quyền Trung ương sẽ không đưa quân đội và nhân viên hành chính đến đóng ở Đài Loan; giải quyết vấn đề điều kiện là công việc nội bộ của Trung Quốc do người Trung Quốc tự giải quyết, không cần đến lực lượng bên ngoài.

Phương châm và chính sách trên đã quán triệt tinh thần và lập trường cơ bản của nguyên tắc một nước Trung Hoa, cũng tôn trọng quyền làm chủ của đồng bào Đài Loan. Trong 8 điểm mà Chủ tịch Giang Trạch Dân đưa ra tháng

01.1995 nhằm phát triển quan hệ 2 bờ, thúc đẩy tiến trình hòa bình thống nhất tổ quốc đã chỉ rõ: “Kiên trì nguyên tắc một nước Trung Hoa là cơ sở và tiền đề để thực hiện hòa bình thống nhất”.

Chỉ có kiên trì nguyên tắc một nước Trung Hoa mới có thể thực hiện được hòa bình thống nhất. Vấn đề Đài Loan là vấn đề mà nội chiến Trung Quốc để lại. Cho đến nay, trạng thái đối đầu giữa 2 bờ vẫn chưa kết thúc, để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, để thực hiện thống nhất 2 bờ, Chính phủ Trung Quốc có quyền sử dụng mọi biện pháp. Dùng phương thức hòa bình có lợi cho sự phát triển xã hội chung của 2 bờ, có lợi cho sự hòa nhập và đoàn kết của nhân dân 2 bờ, đây là phương thức tốt nhất. Năm 1979, khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố phương châm hòa bình thống nhất là có cơ sở tiền đề. Khi đó Chính phủ Đài Loan công nhận chỉ có một Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng nghĩ rằng Chính phủ Mỹ từ lâu ủng hộ Đài Loan cũng công nhận chỉ có một Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một phần của Trung Quốc, Chính phủ nước CHND Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, điều này có lợi cho phương thức hòa bình để giải quyết vấn đề Đài Loan. Khi thực hiện phương châm hòa bình thống nhất trước sau Trung Quốc chỉ rõ, dùng phương thức gì dể giải quyết vấn đề Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc và không có nghĩa vụ hứa là không dùng biện pháp vũ lực. Không hứa là không dùng biện pháp vũ lực không có nghĩa là chống lại đồng bào Đài Loan, mà là chống lại âm mưu “Đài Loan độc lập” và các thế lực nước ngoài cản trở thống nhất Trung Quốc. Đây là sự bảo đảm cần có để thực hiện hòa bình thống nhất. Dùng biện pháp vũ lực là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng.

Đối với Đài Loan, kiên trì nguyên tắc một nước Trung Hoa là thể hiện công nhận chủ quyền và không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó

sẽ tạo cơ sở và tiền đề cho 2 bên bờ eo biển, có thể thông qua hiệp thương bình đẳng tìm ra cách giải quyết sự bất đồng chính trị giữa 2 bên, thực hiện hòa bình thống nhất. Nếu như phủ nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa, âm mưu tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, điều đó sẽ không làm cho cơ sở và tiền đề hòa bình thống nhất xuất hiện trở lại.

Đối với Mỹ, hứa thi hành chính sách một nước Trung Hoa cần phải thiết thực thi hành 3 thông cáo giữa hai Chính phủ Trung - Mỹ và một loạt những lời hứa của phía Mỹ, chỉ giữ quan hệ văn hóa, thương mại và các quan hệ phi Chính phủ với Đài Loan, cần phản đối chủ trương “Đài Loan độc lập”, “hai nước Trung Quốc”, “một Trung Quốc, một Đài Loan” không cản trở Trung Quốc thống nhất. Nếu không sẽ phá hoại những điều kiện bên ngoài mà Chính phủ Trung Quốc cần tranh thủ để thúc đẩy hòa bình thống nhất.

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới, vị thế của eo biển Đài Loan có quan hệ mật thiết đối với sự ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước có liên quan kiên trì với chính sách một nước Trung Hoa có lợi cho việc duy trì hòa bình ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng có lợi cho sự phát triển các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác, phù hợp với lợi ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Chính phủ Trung Quốc tích cực, chân thành và cố gắng thực hiện hòa bình thống nhất. Để tranh thủ hòa bình thống nhất, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục kêu gọi tiến hành đàm phán bình đẳng 2 bờ trên cơ sở nguyên tắc một nước Trung Hoa. Hết sức chú ý đến hiện thực chính trị của Đài Loan, thể theo yêu cầu xem xét về địa vị bình đẳng trong đàm phán, Trung Quốc đưa ra chủ trương để Đảng cộng sản và Quốc dân đảng đàm phán bình đẳng trong đó có nhiều đại diện cho các đảng phái đoàn thể tham gia, không hề có ý coi là “Đàm phán giữa Trung ương và địa phương”. Chính phủ Trung Quốc còn đề

nghị, mới đầu tiến hành đối thoại bao gồm cả đối thoại chính trị, dần từng bước tiến hành đàm phán chính trị theo từng bước, giải quyết các vấn đề phương thức, nghị sự danh nghĩa của đàm phán chính thức. Đàm phán chính trị phân theo từng bước: Bước thứ nhất tiến hành đàm phán, đạt được thỏa thuận, cùng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc hoạch định cho sự phát triển quan hệ 2 bờ từ nay về sau dựa trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc một nước Trung Hoa chấm dứt trạng thái đối đầu giữa 2 bờ. Tháng 01.1998, để tìm ra cơ sở chính trị cho việc mở rộng quan hệ 2 bờ, Chính phủ đã đề nghị rõ rằng với phía Đài Loan rằng trước khi thống nhất, khi giải quyết quan hệ 2 bờ đặc biệt là trong đàm phán, kiên trì nguyên tắc một nước Trung Hoa, cũng chính là kiên trì trên thế giới chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ của Trung Quốc không dễ gì phân chia được. Chính phủ Trung Quốc mong rằng trên cơ sở nguyên tắc một nước Trung Hoa, hai bên đàm phán bình đẳng đạt được thỏa thuận thống nhất.

Tranh thủ hòa bình thống nhất, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách và biện pháp tích cực, thúc đẩy quan hệ 2 bờ phát triển toàn diện. Từ cuối năm 1987 tình trạng chia chắt 2 bờ bị phá vỡ cho đến cuối năm 1999, có tới 16 triệu lượt đồng bào Đài Loan đến Đại lục thăm người thân, du lịch, giao lưu. Tổng số vốn đăng ký đầu tư và đã thực hiện của các nhà đầu tư Đài Loan vào Trung Quốc là 44 tỷ USD. Thông bưu điện, điện tín giữa 2 bờ đã có những bước tiến lớn, vận tại biển và hàng không cũng có bước phát triển nhất định. Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Ủy ban thường vụ, Quốc vụ viện và Chính quyền địa phương đã định ra chính sách pháp luật, pháp quy để bảo vệ lợi ích chính đáng của đồng bào Đài Loan. Để giải quyết được các vấn đề cụ thể của đồng bào 2 bờ khi qua lại một cách thỏa đáng thông qua đàm phán, tháng 11.1992 hiệp hội hải quân 2 bờ eo biển cùng với

qũy giao lưu eo biển đạt được tiếng nói chung về “Hai bờ eo biển kiên trì

Một phần của tài liệu Vấn đề Đài Loan trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa (Trang 106 - 110)