Tác giả Huy Cận 1 Đôi nét về cuộc đờ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 25 - 27)

Huy Cận tên khai sinh là Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp trung nông lớp dưới. Bố là nhà Nho, đậu tam tường, đã từng làm hương sư nhưng sau về quê dạy chữ Hán và làm ruộng. Mẹ ông là cô gái ở vùng quê có nghề dệt lụa truyền thống (xã Tùng Ánh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cả bố và mẹ đều yêu văn chương và thích ngâm, bình truyện Kiều.

Huy Cận sinh ra và gắn bó một phần tuổi thơ đời mình trong một làng quê nghèo khó. Cảnh vật làng quê ông là nơi lưu trữ nhiều nét đẹp truyền thống văn hóa và vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của tạo hóa. Người dân quê ông là những người chân lấm tay bùn nhưng rất thích hát ví dặm và kể truyện thơ Nôm, yêu và thích ngâm Kiều. Huy Cận đã trải qua tuổi thơ trong một vùng quê đẹp và nghèo ấy với một không khí gia đình thường nặng nề và xung đột. Thế nên chàng Huy Cận hay sầu rất thích lang thang giữa trời đất bao la với những trò chơi dân dã,

được gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống người nông dân…Có lẽ vì thế mà tình yêu thiên nhiên, con người và sự nhạy cảm trước những biểu hiện của tạo vật trong

ông đã sớm được ươm mầm và góp phần tạo nên một hồn thơ Huy Cận như ngày hôm nay.

Thuở nhỏ Huy Cận học chữ quốc ngữ với một người trong họ rồi học lớp năm tại trường Tổng Dị Long (1926 -1927). Năm 1928 khi ông đang học lớp tư ít tháng thì được người cậu đưa vào Huế cho ăn học đến tú tài toàn phần.

Năm 1936 Huy Cận đang học năm thứ nhất của trường tú tài Khải Định thì gặp và kết bạn với Xuân Diệu.

Năm 1938 bài thơ Chiều xưa của Huy Cận được đăng số Tết, báo Ngày nay. Năm 1939 Huy Cận ra Hà Nội học trường Cao đẳng Nông lâm. Từ năm 1941 ông tham gia hoạt động cách mạng trong mặt trận Việt Minh.

Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Huy Cận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ

Canh nông trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Từ tháng 5

đến tháng 11 năm 1946 ông tiếp tục đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ nội vụ. Trong kháng chiến chống Pháp, Huy Cận lần lượt đảm nhận các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Canh nông (tháng 12 – năm 1946 đến tháng 7 năm 1947), Thứ

trưởng Bộ Kinh tế (1947 – 1949).

Từ năm 1955 ông chuyển sang công tác lãnh đạo văn hóa với chức vụ Thứ

trưởng thường trực Bộ Văn hóa. Từ năm 1984 đến năm 1987 Huy Cận là Bộ trưởng

đặc trách công tác văn hóa nghệ thuật tại văn phòng hội đồng Bộ trưởng, kiêm chủ

tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Huy Cận là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là đại biểu Quốc hội khóa 1, khóa 2, khóa 7 và khóa 8.

Ngoài những hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật trong nước, Huy Cận còn được biết đến là một nhà hoạt động quốc tế năng động với những

đóng góp to lớn trên lĩnh vực văn hóa – thông tin. Ông từng là đồng Chủ tịch Đại hội nhà văn Á Phi họp ở Ai Cập (2 – 1962); đồng chủ tịch Đại hội văn hóa toàn thế

Phó chủ tịch Tổ chức hợp tác văn hóa kỹ thuật của 49 nước (ACCT) từ năm 1981

đến năm 1987, là Ủy viên hội đồng cao cấp các nước nói tiếng Pháp.

Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Huy Cận

đã được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh năm 1900.

Năm 1996, Huy Cận được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1. Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm thế giới về thơ. Năm 2005 ông

được tặng thưởng huân chương Sao vàng

Huy Cận mất ngày 19 – 02 – 2005 (thọ 85 tuổi) tại bệnh viện Hữu nghị Hà Nội.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)