Cách sử dụng từ loại động từ và bổ ngữ của động từ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN

3.2.2. Cách sử dụng từ loại động từ và bổ ngữ của động từ

Động từ và bổ ngữ của động từ là một trong những yếu tố ngôn ngữ nổi bật trong thơ Huy Cận. Hai từ loại này được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn và có sự

kết hợp độc đáo làm cho lời thơ thêm sức hấp dẫn và lôi cuốn.

Bổ ngữ là thành phần phụđứng trước hoặc sau động từ hay tính từ, có vai trò quan trọng trong việc bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ đứng trước nó. Qua quá trình khảo sát hệ thống ngôn ngữ trong thơ Huy Cận, người nghiên cứu nhận thấy có nhiều động từđược kết hợp với bổ ngữ một cách sáng tạo, làm cho câu thơ tăng thêm tính hình tượng và ý nghĩa biểu cảm:

“Tôi để cho hồn theo với lá

Xiêu xiêu cúi nh trút rung người” (Mưa)

“Chân non dại ngập ngừng từng bước nh

Tim run run trăm tình cảm rụt rè” (Tựu trường)

Những động từ cúi, bước diễn tả một hành động bình thường của con người nhưng khi được kết hợp với những bổ ngữ thì ý nghĩa diễn tả của nó thêm cụ thể, sức biểu cảm của hành động càng tăng lên. Cúi nhẹ, bước nhẹ biểu hiện hành động một cách thiếu sức lực, không gây cảm giác nặng nề. Bổ ngữ nhẹ đứng sau động từ cúi, và

bước làm cho sắc thái hành động giảm xuống. Đặc biệt những từ láy tượng hình

xiêu xiêu và ngập ngừng có sắc thái giảm nhẹđứng trước những kết hợp với những

động từ và bỗ ngữ này càng nhấn mạnh thêm sự e dè, kín đáo trong hành động. Nhờ có bổ ngữ theo sau nên hành động của con người vừa cụ thể vừa sinh

“Họ sống bình yên, bước lng thinh

Không nghe hoa bướm gọi bên mình” (Học sinh)

Bước lặng thinh là bước đi một cách im lặng, không nói gì, mang đầy nhiều tâm trạng. Động từ bước được Huy Cận kết hợp bổ ngữ lặng thinh không chỉ làm cho ý thơ thêm trọn vẹn, hoàn chỉnh mà còn góp phần gợi lên trạng thái đầy suy tư trong hành động của con người.

Những bổ ngữ trong thơ Huy Cận không chỉ biểu hiện hành động và tâm trạng con người mà còn có tác dụng biểu cảm cao khi nhà thơ miêu tả thiên nhiên, cảnh vật:

“Hoàng hôn mù, xung nng

Gió sông buồn em ơi”

(Khung tình)

Bóng hoàng hôn về đã gợi vắng vẻ, tẻ nhạt, có chút gợi buồn vậy mà còn là hoàng

hôn mù xuống nặng. Động từ xuống kết hợp với bổ từ nặng ở sau gợi lên cảm giác bóng chiều đang mang một nỗi niềm u uất đang phủ kín và đè nặng xuống cả không gian, tạo cho con người bị choáng ngợp trước sự vắng lặng, mênh mông của buổi chiều. Chỉ với một động từ thật đơn giản nhưng khi kết hợp với bỗ ngữ chúng tạo nên một cụm động từ có giá trị tạo hình rất cao, làm cho người đọc liên tưởng đến sự chuyển động nặng nề của thời gian.

Bên cạnh những động từđược kết hợp với những bỗ ngữ giàu giàu tính tạo hình và biểu cảm, thơ Huy Cận còn có một hệ thống động từ thiên về giãi bày thế

giới nội tâm của con người. Những động từ này thường có sắc thái nhẹ nhàng, hướng về tâm tư, tình cảm, rất phù hợp với giọng điệu suy tư, kín đáo của Huy Cận:

“Chàng tình t bằng những khúc bi ca

Chàng tâm s với buổi chiều quạnh quẽ” (Mai sau)

Tình tự là bày tỏ những tình cảm yêu đương sâu kín trong tâm hồn nhưng lại tình tự

tâm sự cùng buổi chiều quạnh quẽ. Hai động từ tình tự và tâm sự cùng với những danh từ những khúc bi ca, buổi chiều quạnh quẽ gợi lên sự cô đơn, trống vắng và chất chứa một nỗi buồn da diết đang âm ỉ trong lòng nhà thơ giữa một buổi chiều vắng lặng.

Những động từ thiên về giãi bày thế giới nội tâm của con người trong thơ

Huy Cận thể hiện những trạng thái tự nhiên, gần gũi của con người nhưng vẫn có sức hấp dẫn kì diệu:

“Ôi! Nắng vàng sao mà nh nhung

Có ai đàn lẻđể tơ chùng Có ai tiễn biệt nơi xa ấy

Xui bước chân đây cũng ngi ngùng”

(Nhớ hờ)

Nhớ nhung, ngại ngùng đều là những trạng thái tình cảm của con người. Nhớ nhung

thể hiện một sự nhớ thương da diết, khôn nguôi còn ngại ngùng thể hiện tâm trạng e ngại. Hai động từ này xuất hiện ở cuối câu thơ, cùng với vần ung tạo nên một sự

dàn trải, vu vương kéo dài đã tô đậm lên nỗi nhớ nhung da diết trong lòng nhà thơ. Tóm lại, động từ và bỗ ngữ trong thơ Huy Cận không chỉ góp phần thể hiện thế sựđộc đáo trong tư duy thơ mà còn góp phần thể hiện được những tâm tư, tình cảm sâu kín của chính nhà thơ. Trong thế giới lặng lẽ trầm mặc, Huy Cận đã mang

đến một giọng thơ ấm ấp và thiết tha tình người, chan chứa suy tư và tâm trạng. Chính điều đó đã làm nổi bật lên một phong cách nghệ thuật cũng như sức sống cho trang thơ Huy Cận trong nền thơ ca Việt Nam.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)