CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN
3.1.1. Hình ảnh mang vẻ đẹp của văn học dân gian
Trước cách mạng tháng Tám, hình ảnh ước lệ tượng trưng là một đặc điểm nổi bật trong thơ Huy Cận. Đây là những hình ảnh có giá trị gợi hình và biểu cảm cao, được nhà thơ lấy cảm xúc từ thiên nhiên trong vũ trụ. Tuy mỗi hình ảnh mang một sắc thái khác nhau nhưng chúng đều làm bật lên những trăn trở, suy tư của nhà thơ trước cuộc đời.
Những hình ảnh ước lệ tượng trưng trong thơ Huy Cận là những hình ảnh thường xuất hiện trong văn học dân gian. Khi viết về quê hương, thiên nhiên và vũ
trụ Huy Cận có cách cảm nhận riêng tạo nên hàng loạt những hình ảnh độc đáo, mang ý nghĩa tượng trưng cao, chứa đựng nhiều cảm xúc. Trong đó, thuyền, biển, trăng sao là những hình ảnh tiêu biểu, dễ bắt gặp nhất. Nghệ thuật ẩn dụ được sử
dụng hiệu quả, giúp tạo nên nhiều hình ảnh giàu tính tượng trưng trong thơ Huy Cận:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song” (Tràng giang)
Không biết tự bao giờ, con thuyền, dòng sông, bến nước đã đi vào văn chương nghệ
thuật. Không ít những câu ca dao, những câu thơ đã mượn những hình ảnh này để
bày tỏ những tình cảm thầm kín:
“Thuyền về có nhớ bến không Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(Ca dao)
Thuyền và bến là hai hình ảnh nghệ thuật tượng trưng cho tình nghĩa sắt son của đôi lứa trong cuộc đời. Dù cuộc đời có đưa đẩy con thuyền lênh đênh mai đó nhưng bến vẫn mãi một lòng một dạ thủy chung son sắt đợi thuyền. Trong thơ Huy Cận con
thuyền, dòng sông cũng mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Qua cách miêu tả của nhà thơđã giúp người đọc liên tưởng đến một con sông dài mênh mông với những lớp sóng nhẹ cứ miên man lan xa như từ nghìn xưa đang chảy về. Trên dòng tràng giang như dòng đời vô tận ấy con thuyền như một sinh linh nhỏ bé đang lênh đênh, trôi nổi bất định, không phương hướng. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình thật khéo léo Huy Cận đã gợi mở một nỗi u buồn miên man và cô đơn của nhà thơ trước cảnh trời sông nước mênh mông.
Con thuyền, dòng sông còn được nhà thơ gắn vào đó những trạng thái tình tình cảm của con người để thay thi nhân nói lên những cung bậc tình cảm sâu xa trong tâm hồn:
“Trăng lên trong lúc đang chiều Gió về trong lúc ngọn chiều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ, dong miền viễn khơi” (Thuyền đi)
Xưa nay, thuyền và sông là hai hình ảnh gắn bó máu thịt với nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy, các nhà thơ thường dùng hai hình ảnh này để nói lên tình cảm khắc
khít cũng như những cảm xúc khi phải chia xa. Con thuyền gợi liên tưởng đến sự
trôi nổi lênh đênh, còn dòng sông là một sự vật bất biến nên nó tượng trưng cho sự
cốđịnh. Trong cảm nhận của Huy Cận dòng sông không đơn giản chỉ là một sự vật vô hồn của tạo hóa nữa mà nó còn mang cả tình cảm và tâm hồn của con người. Dòng sông biết thổn thức yêu thương, biết ưu phiền thương nhớ khi con thuyền bắt
đầu dong buồm xa bến, chỉ còn lại dòng sông cô đơn lắng nghe những tiếng sóng vỗ
xô bờ. Dòng sông ấy không còn là một dòng sông bình thường của tạo hóa nữa mà dịch chuyển theo chiều sâu cảm xúc, trơ thành biểu tượng trưng tâm hồn mang mang thiên cổ sầu của nhà thơ. Có thể nói, miêu tả cảnh thiên nhiên trong một buổi chiều Huy Cận không nhằm hướng người đọc đến cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật mà cái đích đến chính là tình cảm. Cảnh vật ởđây chính là phong nền để nhà thơ thể hiện những tình cảm của con người.
Không chỉ có thuyền, biển, sông nước thơ Huy Cận còn có nhiều hình ảnh về
mây, gió, trăng, sao. Thiên nhiên ấy luôn gắn bó, đồng cảm với nhà thơ, cùng ông chia sẻ bao cảm xúc, nỗi lòng:
“Vầng trăng lu xế nửa mái tình sầu
Gió than thở biết mấy lời van vỉ ?” (Tình tự)
Gió, trăng là những tạọ vật của tự nhiên, nhưng trong thơ Huy Cận chúng đã trở
thành những linh hồn có cảm xúc có yêu thương như con người, biết lắng nghe những nhịp thở của cuộc đời để bày tỏ lòng mình. Gió đau khổ để rồi cất lên những tiếng kêu than van vỉ nghe như thấm động cả đất trời. Đó không phải là tiếng thổi bình thường của gió nữa mà chính là tiếng lòng của nhà thơđã gửi vào trong gió để
cùng gió cất lên những tiếng kêu than thởđến nao lòng. Những hình ảnh trên là hiện thân tiếng nói tâm hồn của chính nhà thơ trước hiện thực xã hội bế tắc trước năm 1945.
Tóm lại, trên hành trình sáng tác thơ trước năm 1945, Huy Cận đã sử dụng thành công trong việc xây dựng hệ thống hình ảnh thơ mà nổi bật, tiêu biểu nhất chính là hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng. Những hình ảnh mang tính ước lệ
tượng trưng trong thơ Huy Cận không chỉ làm nên tính hình tượng, biểu cảm cho câu thơ góp phần tạo nên một màu sắc cổ điển, đậm chất truyền trong phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận.