Nhịp điệu thời gian êm đềm, đều đặn

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM

2.1.1. Nhịp điệu thời gian êm đềm, đều đặn

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Những sáng tác của ông là những vần thơ mang đậm dấu ấn của thơ ca hiện đại. Tuy nhiên ở một chừng mực nào đó ta vẫn thấy thấp thoáng trong thơ ông là những âm hưởng rất gần và quen thuộc của thơ ca truyền thống dân tộc. Tiêu biểu chúng ta có thể nhận thấy đó chính là nhịp điệu thời gian.

Trong văn học trung đại, thời gian được các nhà thơ cảm nhận trong sự tĩnh tại, lặng lẽ đồng nhất với nhịp điệu cuộc sống và tâm hồn của con người. Chính vì vậy, các nhà thơ thường dùng những đại lượng trừu tượng, ước lệ như: ba sinh,

nghìn thu, vạn kiếp, tuần trăng…đểđo nhịp thời gian. Cách nói như vậy không chỉ

lặng, nhàn nhã, tạo một phong vị riêng cho thơ xưa, phù hợp với nhịp điệu chẫm rãi của cuộc sống, đồng thời thể hiện trạng thái tĩnh của tâm hồn của con người:

“Nghìn thu suy thịnh gương còn đó

Soi thử vừng trăng khuyết lại tròn”

(Hoàng Cảnh Luân - Hồ Hoàn Kiếm)

“Ba sinh khó gặp khách thuyền quyên Muôn lạng vàng mong đổi mối duyên”

(Định Phong – Nhớ Hà Giang Kiều)

Đến văn học hiện đại, thời gian nghệ thuật không còn được tính theo chiều vĩ

mô với những đơn vị đo ước lệ, trừu tượng như thơ ca trung đại mà thay vào đó, thời gian được tính cụ thể từng ngày, từng giờ, từng khắc như nhịp vận động hối hả, khẩn trương của cuộc sống hiện đại:

“Hết ngày, hết tháng, hết! Em ơi Kinh hãi không gian quặn tiếng còi”

(Xuân Diệu – Hết ngày, hết tháng)

Thời gian được xác định cụ thể ngày, tháng…và gắn liền với tính từ chỉ trạng thái

hết tạo ra một sự vận động hối hả gấp rút của thời gian. Cuộc đời con người có hạn mà thời gian thì luôn vận động không ngừng nên Xuân Diệu luôn bị choáng ngộp, ám ảnh trước nhịp vận động của thời gian.

Trong thơ Huy Cận nhịp điệu thời gian mang bản sắc riêng, phản ánh được thế giới tâm hồn của nhà thơ. Không giống như những nhà Thơ mới cùng thời, Huy Cận cảm nhận sự vận động cuộc sống trong sự tĩnh tại, đều đặn của thời gian. Thước đo thời gian của Huy Cận không phải là những đơn vị cụ thể mà là những

đại lượng trừu tượng, ước lệ quen thuộc trong thơ ca trung đại. Những đại lượng này được nhà thơ kết hợp với quá trình vận động của thiên nhiên càng nhấn mạnh thêm sự ngưng đọng của thời gian:

“Mận hồng thắp với chồi son Tưởng đâu sắc thắm dậy hồn thu xưa”

Huy Cận không chỉ đo thời gian mà còn cảm nhận được cái hồn của thời gian qua chuyển biến âm thầm của cỏ cây. Thời gian được Huy Cận cảm nhận bằng một quá trình vận động của sự vật như vậy tạo nên một sự dùng dằng, chậm rãi, đồng thời quá trình này còn được kết hợp với đơn vị thời gian thu xưa tạo nên một khoảng thời gian kéo dài, tĩnh tại và lặng lẽ.

Huy Cận càng cảm nhận thời gian, càng đo thời gian nhưng càng đo thì thời gian kéo dài triền miên:

“Hơi ta thành tựu thuở xưa Hơi người dng dc bao giờ cho tan”

(Nằm nghe người thở)

Đơn vị đo thời gian thuở xưa đã gợi lên một khoảng thời trừu tượng khi được kết hợp với từ láy dằng dặc càng nhấn mạnh lên cảm thức thời gian của con người. Thời gian không còn được đếm từng phút, từng giờ nữa mà bị kéo dài ra vô tận không có điểm dừng. Từ láy dằng dặc mang tính hình tượng cao đã miêu tảđược độ

dài, độ sâu của thời gian, đồng thời cũng biểu hiện được tâm trạng không chỉ buồn mà còn tù túng, bế tắc của con người. Huy Cận như lắng lòng mình lại hướng vào nội tâm để thể hiện những suy nghĩ trước cuộc đời. Có thể nói, chính cái âm điệu hoài niệm ẩn hiện trong thơ Huy Cận là công cụđắc lực tô đậm nỗi sầu trong lòng thi nhân. Cách cảm nhận thời gian của Huy Cận làm ta liên tưởng đến tâm trạng nhớ

nhung, khắc khoải của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đoàn ThịĐiểm:

“Khắc giờđằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

(Chinh phụ ngâm – Đoàn ThịĐiểm)

Càng nhớ nhung, ngóng trông thì thời gian như càng kéo dài đằng đẵng, triền miên không có điểm kết thúc, làm cho người chinh phụ càng ngày càng bế tắc.

Nhịp điệu thời gan trong thơ Huy Cận còn được thể hiện qua những yếu tố

cuả không gian:

“Chiều không nắng, không mưa Không sương gió, chỉ có sầu vạn thuở”

(Trò chuyện)

Không gian ởđây như bị mờ hóa đến không có nắng, không có mưa làm chủ thể trữ

tình dường như mất đi cảm thức nhịp trôi chảy của thời gian lúc buổi chiều. Không gian mờ hóa ấy cùng với nhịp thời gian êm đềm là chất xúc tác nhân lên nỗi sầu trong lòng chủ thể trữ tình. Đó là một nỗi sầu kéo dài triền miên, day dẳng không có

điểm kết thúc.

Huy Cận còn thể hiện sự độc đáo trong cách cảm nhận thời gian bằng cách

đặt những đơn vịđo thời gian trong sựđối lặp:

“Người mt thu mà chàng su vn k Sống mt đời chàng tưởng vọng muôn năm”

(Mai sau)

Hai câu thơ sử dụng những đơn vị đo thời gian đối lập. Đó là sự đối lập giữa một bên là thời gian ngắn ngủi, có giới hạn với một bên là khoảng thời gian dài không có giới hạn. Bằng cách đặt những đơn vịđo thời gian trong sựđối lập: một thuở với

vạn kỷ, một đời vi muôn năm, Huy Cận không chỉ tao ra sự tương phản mà còn kéo dài ra nhịp trôi chảy của thời gian, làm cho bước đi của thời gian càng thêm lặng lẽ. Bên cạnh đơn vị đo thời gian trừu tượng, ước lệ thì cách miêu tả thời gian cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm cho nhịp thời gian trong thơ Huy Cận trở

nên đều đặn. Với sự sáng tạo độc đáo trong tư duy thơ, Huy Cận đã miêu tả thời gian bằng cách kết hợp những danh từ chỉ thời gian với các định ngữ nghệ thuật. Cách kết hợp này không chỉ tạo một sức hấp dẫn mới lạ mà còn mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thẩm mỹ:

“Nghìn năm sực tỉnh lê thê

Trên thành son nhạt chiu tê cui đầu”

(Chiều xưa)

Từ chỉ thời gian chiều được kết hợp với tính từ tê và động từ cúi đầu gợi cho ta cảm giác thời gian nặng nề, ngưng đọng lại và không còn khả năng trôi chảy nữa. Tính từ tê biểu hiện một sựđau đớn đến nỗi làm cho người ta không còn cảm giác, cảm xúc gì nữa. Động từ cúi đầu miêu tả những hành động hạ thấp xuống về phía trước.

Chính những hành động như ngưng lại không còn hướng mở ra như thế làm cho

chiều như khoác lên mình một nỗi cô đơn buốt giá, đau đớn quá mạnh, quá sâu sắc

đến nỗi tê lại, không còn cảm giác và cảm xúc nào nữa. Cách kết hợp đầy hình tượng này không chỉ làm cho nhịp thời gian trùng xuống mà còn hình tượng hóa mạch sầu thiên cổ trong tâm hồn thi nhân.

Ngoài ra, nhịp điệu thời gian còn được nhà thơ tạo nên bởi sự chuyển biến, vận động:

“Nng đã xế về bên xứ bạn” (Vạn lý tình) Đêm sa xuống gần”

(Điệu buồn)

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiu sa”

(Tràng giang)

Nhưng sự vận động ấy không phải theo kiểu “từ tôi phút ất sang tôi phút này”

(Xuân Diệu) mà từ từ, nhẹ nhàng dịch chuyển từng bước. Những từ động từ chỉ

trạng thái vận chuyển của thời gian: xế và sa gợi lên một sự chuyển động từ từ và lặng lẽ nhưng cái bóng của sự chuyển động ấy như bao trùm lấy không gian, làm cho người đọc như cảm nhận được bước đi của thời gian, cảm nhận được sự trôi chảy dần của thời khắc.

Thời gian trong thơ Huy Cận còn được cảm nhận trong sự tuần hoàn của tự

nhiên:

“Lòng êm như chiếc thuyền trên bến

Nghe rét thu v hạ bớt mui”

(Thu rừng)

Thu về chứ không phải là thu tới, mùa thu trong thơ Huy Cận được cảm nhận trong sự tuần hoàn bất biến. Mùa thu qua rồi cũng sẽ trở lại theo quy luật tự nhiên của thời gian chứ không hề mất đi. Cảm nhận về thời gian trong thơ Huy Cận không hề

bị cuốn vào dòng thời gian của cuộc sống hối hả, bề bộn trong thực tại. Mà trái lại, Huy Cận như một thi nhân thời xưa đang đứng giữa cuộc sống bộn bề và nhìn cuộc

sống bằng một tâm hồn lặng. Trong văn học trung đại, các nhà thơ trở về hòa nhập với thiên nhiên nên thời gian luôn được cảm nhận trong sự tĩnh tại, nhàn nhạ và bất biến. Đời người chóng qua, vạn vật đều vận động theo quy luật khách quan nhưng không hề mất đi. Sự bất biến của vạn vật làm cho các nhà thơ có cảm giác thời gian không đổi mà chỉ luôn chuyển động tuần hoàn:

“Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai”

(Mãn Giác – Cáo tận thị chúng)

Xuân qua thì hoa rụng hết nhưng xuân về ngàn hoa lại bắt đầu khoe sắc, mọi sự vật cứ lập lại theo một vòng tuần hoàn. Cũng giống như các nhà thơ trung đại, Huy Cận cảm nhận thời gian bằng trạng thái tĩnh tại:

“Hôm qua thu mi v

Với một cành hoa gẫy” (Thu)

Mùa thu đến rồi lại đi nhưng vẫn không hề kết thúc mãi mãi mà vẫn sẽ trở về theo vòng thời gian tự nhiên. Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa cứ luân chuyển xoay vòng. Có thể nói, Huy Cận chẳng khác nào một nhà Nho đang sống bất động giữa dòng

đời luôn vận động, cảm nhận thời gian và vạn vật trong sự bất biến tuần hoàn. Từ cách xây dựng nhịp điệu thời gian trong thơ Huy Cận, có thể khẳng định, thời gian nghệ thuật là đã gó phần lớn tạo nên bản sắc riêng trong phong cách nghệ

thuật của ông. Thời gian trong thơ Huy Cận gợi cho ta một niềm hoài cổ xa xôi, mỗi nhịp bước của thời gian được nhà thơ gửi vào đấy bằng cả nỗi buâng khuâng nhẹ

nhàng, sâu kín của cảm xúc. Chình vì lẽ đó, thời gian trong thơ ông luôn vận động một cách tĩnh tại, lặng lẽ, đều đặn và đồng nhất với nhịp điệu của tâm hồn.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)