CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN
3.1.2. Hình ảnh gần gũi, giản dị
Thế giới hình ảnh thơ của Huy Cận được sáng tạo nên bằng những cảm nhận tinh tế và nhạy cảm từ cuộc sống. Chính vì vậy, bên cạnh hệ thống hình ảnh tương trưng, thơ Huy Cận còn có một những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống. Những hình ảnh này tuy bình dị, mộc mạc nhưng chúng cũng góp phần thể
hiện những tình cảm nhà thơ dành cho cuộc đời đồng thời cũng góp phần làm cho hệ thống hình ảnh thơ Huy Cận thêm đa dạng và sinh động hơn.
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ thường xây dựng một hệ
thống hình ảnh mang đậm dấu ấn và phong cách cá nhân. Nếu như Xuân Diệu say sưa với những hình ảnh rộn rã, tràn trề nhựa sống của mùa xuân để nói đến tuổi trẻ, Tố Hữu thì mê man trong những hình ảnh mặt trời chói lọi, ánh sáng chói chang…để ca ngợi lý tưởng cách mạng thì nhà thơ Huy Cận lại tìm về những hình
ảnh thiên nhiên bình dị trong cuộc sống để sưởi ấm tâm hồn. Trước tiên, những hình
ảnh ấy được Huy Cận kế thừa từ thơ ca trung đại, đặc biệt Đường thi. Chúng không chi mang đến sự gần gũi, quen thuộc mà còn tạo nên một không gian cổ điển của ngàn xưa:
“Buồn gieo theo gió veo hồ
Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa Đồn xa quằn quại bóng cờ
Phất phơ buồn tự thuở xưa thổi về
Ngàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt chiều tê cuối đầu” (Chiều xưa)
Bằng nghệ thuật chấm phá, Huy Cận đã ghi lại khung cảnh một buổi buổi chiều thưa vắng, đìu hiu hoang tịch từ ngàn xưa. Đèo cao, quán chật, bến đò, hàng cau thưa, đồn xa, bóng cờ, thành lũy… là những hình ảnh phổ biến trong thơ ca trung
đại, đặc biệt là trong thơĐường. Những hình ảnh này không chỉ gợi lên một không gian buồn bã, yên tĩnh trong một buổi chiều cô tịch như nghìn xưa thổi về với những cảnh vua chúa, hoàng thành và những người lính ngày đêm nơi biên
ải…Thiên nhiên trong buổi chiều bật lên trên trang thơ Huy Cận trang trọng cổ kính như một bức tranh thủy mạc chan hòa sương khói Đường thi.
Bên cạnh tiếp kế thừa những hình quen thuộc, phổ biến trong thơ ca trung
đại, những hình ảnh trong thơ Huy Cận còn lấy cảm xúc từ thiên nhiên bình dị, đằm thắm. Chất liệu đời thường ùa vào trong thơ Huy Cận một cách thật tự nhiên tạo nên những hình ảnh gần gũi, mộc mạc nhưng vẫn có sức lay động cao. Đó là những hình ảnh bình dịđậm chất đồng quê như:
“Hai hàng cây xanh
Đâm chồi hy vọng Ôi duyên tốt lành Én ngàn đưa võng Hương đồng lên nhanh”
(Chiều xuân)
Miêu tả bức tranh thiên nhiên trong buổi chiều xuân, Huy Cận không tả bằng màu sắc mà dùng những cảm giác đã lắng nghe rất kĩ trong tâm hồn và tạo vật. Những hình ảnh như hàng cây xanh, chim én, cánh đồng lúa…không chỉ làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên của niềm quê thanh tịnh trên quê hương Việt Nam mà nó còn thể hiện sự gắn bó sâu sắc của nhà thơđối với cuộc sống. Chỉ có một tình cảm sâu nặng với làng quê bình dị Huy Cận mới có thể cảm nhận tinh tế từng sự chuyển biến âm thầm và mạnh mẽ của tạo vật trong buổi chiều xuân đến như vậy.
Có những hình ảnh thật mộc mạc tưởng đâu chỉ bắt gặp trong cuộc sống thực lại đi vào trang thơ Huy Cận thật tự nhiên:
“Chiếu chăn không ấm người nằm một Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay”
Có thể nói, bằng năng lực nhạy cảm Huy Cận không chỉ có những khám phá tinh tế
những sự vật tự nhiên quanh cuộc sống mà còn bắt gặp cảm xúc từ những điều rất
đơn giản. Những hình ảnh như chiếu chăn tưởng như không có gì để làm nên thơ
thế nhưng với sự tài hoa độc đáo, Huy Cận đã đưa chúng vào thơ, tạo cho người đọc một cảm giác chân thật và cụ thể. Sự vận động, diễn biến của sự vật như diễn ra ngay bên cạnh ta chứ không còn ở trong thơ nữa.
Hình ảnh trong thơ Huy Cận còn là những sự vật quen thuộc dường như đã gắn liền vào tâm thức của người Việt Nam:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng ….
Bèo dạt vềđâi hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gơi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
(Tràng giang)
Những hình ảnh cánh bèo, chuyến đò, chiếc cầu, bờ, bãi là những hình ảnh mộc mạc, gần gũi với trong cuộc sống của người dân trên quê hương Việt Nam, đặc biệt là đối với những người dân miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Những hình ảnh bình dị ấy gợi một cảm giác gần gũi, mộc mạc, người đọc như đang thả
hồn mênh manh theo cảnh vật chứ không còn là những cảm nhận qua lời thơ. Đặc biệt hình ảnh củi một cành khô nhỏ bé tầm thường từ rừng xa trôi dạt về được Huy Cận đem vào thơ, vừa cụ thể, sinh động vừa tạo nên nhiều ý vị mới mẻ.
Trong cảm nhận của Huy Cận về sự sống thiên nhiên luôn gần gũi, bình dị và gắn liền với hương thơm:
“Lẫn cụm hoa trời gơi dáng bướm Nở chen hoa lá tiếng vành khuyên Ngoài đường buổi sáng thơm hương mới Thú sống thơm mùi cỏ mới lên”
(Bình yên)
Những cánh hoa đua nhau khoe sắc, cây cỏ thì nảy chồi đâm lộc thơm ngát cả
không gian, tiếng vành khuyên, những mùi hương của ngày mới là những hình ảnh giản dị của thiên nhiên. Qua sự miêu tả của nhà thơ thiên nhiên không rực rỡ, chói lóa mà nhẹ nhàng gợi lên sự gần gũi, thanh vắng và yên bình cho cuộc sống. Toàn bộ sự chuyển biến của cỏ cây đem lại cho bức tranh thiên nhiên một sức sống đồng thời cũng thể hiện niềm tin yêu cuộc sống của nhà thơ.
Thiên nhiên trong cảm nhận của nhà thơ dường như luôn hiền hòa, ấm áp và thân thương. Chính điều đó càng làm cho trang thơ Huy Cận thêm giản dị và thân quen:
“Luống đất thơm hương mùa mới dậy Bên đường chân rộn bước trai tơ
Cây xanh cành đẹp xui tay với Sông mát tràn xuân nước dặm bờ”
(Xuân)
Hương thơm của mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian, tỏa ra từ luống đất mùa xuân, từ cành cây, từ thân thể trai tơ đang rộn bước bên đường. Lấy cảm xúc từ
thiên nhiên gần gũi, Huy Cận có những cảm nhận hết sức tinh tế làm nên một khung cảnh thật bình dị và thơ mộng.
Có thể nói, Huy Cận đã mở rộng ra khả năng sử dụng hình ảnh trong thơ. Từ
những hình ảnh quen thuộc trong văn học dân gian cho đến những hình ảnh đơn giản trong đời sống bình thường đã đi vào trang thơ ông một cách tự nhiên nhất. Những hình ảnh ấy tạo nên một bức tranh thiên nhiên bình dị, có chút lặng lẽ, yên bình và man mác nỗi buồn rất phù hợp với tâm trạng suy tư và giọng thơ trầm lắng của ông.
Tóm lại, hình ảnh trong thơ Huy Cận giai đoạn này vừa mang vẻđẹp cổđiển vừa mang vẻ đẹp hiện đại. Ngoài việc kế thừa những hình ảnh có tính mang tượng trưng trong thi ca truyền thống, thơ Huy Cận còn có một hệ thống hình ảnh thiên nhiên gắn bó, quen thuộc trong đời sống. Hệ thống hình ảnh trong thơ Huy Cận
ngoài ý nghĩa tạo hình còn có ý nghĩa biểu hiện. Nhà thơ dùng hình ảnh để miêu tả
nên bức tranh đời sống và thiên nhiên nhưng cũng mượn nó làm những hình ảnh tượng trưng để nhà thơ biểu hiện tâm trạng suy nghĩ của mình trước hiện thực cuộc sống. Điều không chỉ tạo nên vẻ đẹp, sức sống cho trang thơ mà còn góp phần làm nên đặc trưng riêng trong phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận.