CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN
3.3.2. Thể thơ lục bát được sử dụng thuần thục với những sáng tạo mớ
Lục bát là một thể thơ truyền thống, mang đậm dấu ấn dân tộc, rất quen thuộc với con người Việt Nam. Không chỉ tồn tại phổ biến trong ca dao, dân ca, những điệu lý, câu hò và những câu hát dao duyên của dân tộc, thơ lục bát còn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học viết. Từ Truyện Kiều, thi hào dân tộc Nguyễn Du đã khẳng định được giá trị của thể thơ dân tộc này. Đến khoảng cuối thế
kỷ XIX Tản Đà lại tiếp tục đưa lục bát lên một tầm cao mới trong nền thơ ca dân tộc. Với những giá trị nghệ thuật mà thể lục bát đã mang lại chúng đã chính thức xâm nhập vào nền văn học viết Việt Nam, trở thành một thể thơ tiêu biểu mang đậm tính dân tộc.
Huy Cận là một nhà Thơ mới nhưng ông vẫn tìm về thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc. Suốt chặng đường sáng tạo thơ ca Huy Cận đã không ngừng tìm tòi suy nghĩđể phát huy và sáng tạo, cho ra đời những bài thơ lục bát vừa giàu tính truyền thống nhưng cũng không kém phần hiện đại, đáp ứng được nhu cầu mới của thời đại.
Lục bát của Huy Cận giai đoạn này có sự kế thừa, phát huy những vẻ đẹp từ
lục bát truyền thống của dân tộc. Điều ấy được thể hiện qua nhiều phương diện tiêu biểu như kết cấu, đối thanh, gieo vần.
Về phương diện kết cấu, số lượng dòng thơ không bị hạn định, luôn có sự
linh hoạt, cứ 2 câu gồm 1 câu lục và 1 câu bát tạo thành một cặp có quan hệ với nhau theo quy luật về gieo vần và niêm luật riêng của thể thơ.
Về đối thanh, thơ lục bát của Huy Cận vẫn không phá vỡ luật thơ của dân tộc. Để thấy được cách đối thanh trong lục bát của Huy Cận cũng như lục bát trong truyền thống, người nghiên cứu xin giới thiệu bảng tóm tắt sau:
Stt 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục - Bằng - Trắc - Bằng
Câu bát - Bằng - Trắc - Bằng - Bằng
Niêm luật của câu lục và câu bát đối theo từng cặp, các từ thứ 4, thứ 6, thứ 8 tuyệt
đối phải tuân theo luật trắc bằng cố định, chỉ có từ thứ 2 là được quyền thay đổi bằng hoặc trắc.
Ví dụ như trong ca dao:
“Đêm qua tác nước đầu đình
B T B
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
B T B B
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng tuân theo quy tắc đối thanh này:
“Trăm năm trong cõi người ta
B T B
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
B T B B
Các tiếng trong thơ lục bát của Huy Cận vẫn tuân thủ theo quy tắc đối thanh trong lục bát truyền thống.
“Trăng lên trong lúc đang chiều
B T B
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên”
B T B B
(Thuyền đi) “Buồn gieo theo gió gieo hồ
B T B
Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa”
B T B B
(Chiều xưa)
Có thể nói, với cách đối thanh như trên làm cho lục bát của Huy Cận vẫn giữ được phong thái của lục bát truyền thống, thể hiện rõ tính kế thừa tinh hoa thơ ca dân tộc trong thơ ông.
Cách gieo vần trong thơ lục bát của Huy Cận vẫn giống với cách gieo vần trong thơ lục bát truyền thống và không có trường hợp nào ngoại lệ. Vần ở chữ cuối của câu lục sẽ gieo với vần chữ thứ sáu của câu bát và vần ở chữ cuối cùng của câu bát tiếp tục gieo vần với chữ cuối cùng của câu lục. Những vần cuối các câu thơđều là thanh bằng. Cách gieo vần như thế làm cho hai câu thơ lục bát tạo được mối quan hệ gắn bó về ngữ âm cũng như mạch cảm xúc:
“Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn am u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về” (Thu rừng)
Các câu thơ trên được nhà thơ gieo vần đúng theo quy luật vần chân và vần lưng, âm tiết cuối cùng của câu lục gieo với âm tiết thứ sáu của câu bát bằng vần an, tiếp tục âm tiết cuối của câu bát lại gieo với âm tiết cuối của câu lục bằng vần u. Các âm
tiết cuối của câu thơ trên vẫn là thanh bằng, điều này tạo sự kết thúc nhẹ nhàng, mềm mại hơn cho câu thơ.
Chính sự kế thừa gần như toàn bộ những cách về kết cấu, quy luật về đối thanh và gieo vần từ lục bát truyền thống làm cho câu thơ lục bát của Huy tạo ra
được sắc thái hài hòa, đồng điệu liên kết giữa các câu thơ. Điều ấy làm cho lục bát của Huy Cận vẫn giữ được sự uyển chuyển, mềm mại, nhẹ nhàng vốn là đặc trưng riêng của thơ này.
Bên cạnh kế thừa và tiếp thu tinh hoa truyền thống của dân tộc, thơ lục bát của Huy Cận còn có những sáng tạo, cách tân làm cho lục bát của ông mang vẻđẹp hiện đại. Biểu hiện cụ thể, nổi bật nhất trong sự cách tân này đó chính là cách ngắt nhip. Cách ngắt nhịp phổ biến trong thơ lục bát truyền thống là nhịp chẵn mà phổ
biến nhất là nhịp đôi. Ví dụ như câu ca dao sau:
“Ai về / cầu ngói / Thanh Toàn Đợi đây / về với / một đoàn / cho vui”
(Ca dao)
Trong ca dao dân ca nhịp đôi như trên chiếm vị trí chủđạo, nó làm cho câu thơ liền mạch nhau tạo một cách đọc nhịp nhàng, khoan thai tuy nhiên nếu nhịp điệu này lặp
đi lặp lại nhiều lần trong một bài thơ sẽ tạo một cảm giác đơn điệu, khó gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Ý thức được điều ấy, Huy Cận đã có một sự phá cách tạo nên cách ngắt nhịp mới. Sự cách tân đáng chú ý nhất ở thể thơ lục bát của Huy Cận là cách ngắt nhịp 3/3 ở câu lục và 4/4 ở câu bát. Cách ngắt nhịp như trên làm cho nội bộ câu thơ có tính chất đối xứng, tạo nên nhiều tiểu đối, làm soáy sâu hơn vào nội dung mà nhà thơ muốn thể hiện và càng làm tăng thêm hình ảnh, tính hàm xúc cô đọng cho câu thơ. Đây được xem là một cách tân tiêu biểu của Huy Cận khi
đến với lục bát truyền thống của dân tộc.
“Tay nương / nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng / nghe ta buồn buồn” (Buồn đêm mưa)
Cách ngắt nhịp 4/4 trong câu bát trên làm cho câu thơđối cả ý lẫn chữ. Một bên là cái sầu u uất của vũ trụ bao la phủ kín xuống bầu trời trong cơn mưa đêm, một bên là nỗi buồn hiu hắt nhè nhẹ nhưng da diết và âm ỉ của con người đang nghe mưa rơi.
Đó là niềm giao cảm giữa tâm tư của con người nhỏ bé với sự mênh mông rộng lớn của ngoại cảnh.
Cách ngắt nhịp này dù làm cho nội bộ câu thơ xuất hiện hai vếđối nhau nhưng vẫn tạo ra được sự liền mạch, nhịp nhàng:
Cây chen ánh nguyệt / trải vờn bóng xanh” (Xuân ý)
Đặc biệt hơn, trong thơ lục bát của Huy Cận có rất nhiều câu lục được ngắt theo nhịp 4/2 và 2/4. Một vế đóng vai trò nêu và một vế đóng vai trò báo tạo nên một thông điệp hoàn chỉnh. Những câu lục khi được ngắt theo nhịp này khi tách riêng ra đứng một mình thì chúng vẫn biểu hiện một ý trọn vẹn:
“Thuyền đi / sông nước ưu phiền (Thuyền đi) “Đi rồi / khuất ngựa sau non”
(Đẹp xưa) “Gió về / lòng rộng không che”
(Buồn đêm mưa) “Buồn gieo / theo gió veo hồ”
(Chiều xưa)
Cách ngắt nhịp như trên tạo nên nhiều ý nghĩa biểu cảm, những hình ảnh, hoạt động như thuyền đi, đi rồi, gió về…được ngắt ra làm một nhịp có vai trò nêu lên sự viêc, hoạt động sắp diễn ra, vế còn lại trong câu có vai trò làm cho lời thơ trọn vẹn. Điều này làm cho đối tượng, sự vật hiện tượng và những hoạt động của chúng thêm nhấn mạnh, rõ ràng, đồng thời tạo một cảm giác liếc tiếc ngậm ngùi của chủ thể trữ tình.
Không chỉ thế, ở cách ngắt nhịp 4/2 khi chia 2 tiếng cuối cùng thành thành một nhịp riêng tạo nên tác dụng cao trong việc nhấn mạnh ý nghĩa cũng như sức biểu hiện nội dung và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong câu thơ. Điều này tạo nên
ấn tượng và sức hấp dẫn mạnh mẽ cho người đọc. Chẳng hạn như những câu thơ
sau đây:
“Nghìn năm sực tỉnh / lê thê”
(Chiều xưa) “Sầu thu lên vút / song song”
“Tương tư hướng lạc / phương mờ” (Buồn đêm mưa)
Những từ lê thê, song song, phương mờ được tách ra thành một nhịp tạo ra cho câu thơ thêm sức chứa đựng. Chúng tạo nên một sự chênh vênh, bao nhiêu tâm trạng nặng nề như dồn nén lại ở nhịp cuối, tô đậm lên nỗi sầu trĩu nặng trong tâm hồn nhà thơ.
Ngoài cách ngắt nhịp, vần điệu trong thơ lục bát của Huy Cận cũng có một số đổi mới. Cũng giống như thể thơ bảy chữ, do thơ Huy Cận thiêng về diễn tả
những tình cảm sâu kín trong tâm hồn nên thường sử dụng thanh bằng và những vần có âm tiết mởở cuối câu thơđể tạo độ vang. Chẳng hạn như:
“Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn” (Buồn đêm mưa)
Những thanh bằng xuất hiện liên tục trong khổ thơ trên đã gợi lên một cảm giác nỗi buồn dàn trải khắp cả không gian trong cơn mưa đêm. Không chỉ thế, những vần có âm tiết mở như an, a càng làm cho nỗi buồn trong tâm hồn nhà thơ thêm da diết, du dương kéo dài không có điểm kết. Việc sử dụng nhiều thanh bằng và những vần có âm tiết mở ở cuối dòng thơ không phải là một cách tân riêng của Huy Cận mà là một đặc điểm chung của phong trào Thơ mới nhưng đặc điểm này đã được Huy Cận sử dụng đặc sắc đem lại hiệu quả cao trong việc giãi bày những tình cảm, tâm tư sâu kín trong tâm hồn.
Khi so sánh lục bát của Huy Cận và lục bát của Nguyễn Bính người nghiên cứu nhận thấy Huy Cận là nhà Thơ mới đến với thơ lục bát theo khuynh hướng hiện
đại. Yếu tố ca dao dân ca thường ít xuất hiện trong thơ Huy Cận. Trong khi đó, Nguyễn Bính lại chọn cho mình con đường trở về với những làn điệu ca dao mộc mạc, chân thành xa xưa của con người Việt Nam. Thơ lục bát của Nguyễn Bính là những khúc hát đậm chất chân quê, nó bình dị mộc mạc như chính vẻ dẹp tâm hồn
của nhà thơ. Từ hình ảnh thơ cho đến ngôn ngữ ta đều nhận thấy được âm hưởng dân dã, mộc mạc đậm chất ca dao:
“Nhà em / có một / giàn trầu
Nhà anh / có một / hàng cau / liên phòng Thôn Đoài / ngồi nhớ / thôn Đông
Cau thôn Đoài / nhớ giầu không / thôn nào” (Tương tư)
Những hình ảnh giàn cau, thôn Đoài, thôn Đông, giầu không là những mô típ quen thuộc trong ca dao dân ca, được sử dụng nhiều trong việc thể hiện tình yêu đôi lứa. Nguyễn Bính đã sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn và uyển chuyển để diễn tả
tâm trạng của nhân vật chữ tình. Cách ngắt nhịp đôi mềm mại cũng rất phổ biến trong ca dao. Chính phương thức biển đạt mang màu sắc ca dao làm cho thơ lục bát của Nguyễn Bính mộc mạc, chân thành và rất bình dị.
Có thể nói, thơ lục bát của Huy Cận giai đoạn trước cách mạng tháng Tám có sự kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại. Trên cơ sở kế thừa những tinh hoa truyền thống đồng thời kết hợp với âm hưởng mới mẻ của thơ ca hiện đại Huy Cận
đã làm cho thể thơ lục bát vừa giữ được vẻđẹp nhẹ nhàng, mềm mại uyển chuyển vừa mới lạ và hấp dẫn. Với Huy Cận, thơ lục bát đã tiến thêm một bước mới rất vững chắc, chúng đã “thoát khỏi cái tệ trạng của những câu vè, nôm na, dứt bỏ cái giọng thơ lục bát dễ dãi đến điệu buồn chán. Trái với một số người làm thơ lúc bấy giờ, cố tạo cho bài thơ một vẻ hoa mỹ, kênh kiệu, nặng về chữ hơn về nghĩa khiến bài thơ rời rạc, tối tăm, thơ của Huy Cận đơn giản mà điêu luyện, ý sâu mà sáng sủa”[20, tr. 480].
Tóm lại, thất ngôn và lục bát là hai thể thơ tiêu biểu tạo nên tên tuổi và dấu
ấn cho Huy Cận. Bằng sự am hiểu tận tường những quy tắc của thể thơ, Huy Cận đã kế thừa chúng đồng thời cũng có những cách tân, sáng tạo mới làm cho hai thể thơ
này uyển chuyển, linh hoạt và giàu cảm xúc hơn, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ