CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN
3.2.1. Sử dụng hiệu quả từ láy
Từ láy là loại từđược cấu tạo theo nguyên tắc hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo hình và sắc thái gợi cảm cao. Nhờ vào đặc trưng ngữ nghĩa phong phú, đa dạng, có giá trị biểu trưng cao từ láy không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp hằng ngày mà còn là một phương tiện đắc lực trong văn chương nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca. Việc sử dụng từ láy một cách hợp lí không chỉ tao nên tính nhạc
điệu cho câu thơ mà còn thể hiện được thái độ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của tác giả với đối tượng được đề cập.
Ý thức được vai trò và giá trị của từ láy, Huy Cận trên hành trình sáng tạo nghệ thuật cũng không ngừng trao dồi phát huy khả năng biểu hiện của từ láy để
làm nên âm điệu thiết tha, trầm lắng, du dương rất riêng cho lời thơ, tạo thêm sức cuốn hút và có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc.
Trong thơ Huy Cận giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, từ láy
trạng thái, cung bậc tình cảm của cái tôi trữ tình. Dựa trên ý nghĩa biểu hiện, từ láy trong thơ Huy Cận được chia thành 2 nhóm: từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh. Mỗi lần xuất hiện hai những từ láy này đều tạo nên giá trị và sức hấp dẫn riêng cho trang thơ Huy Cận.
Những từ láy tượng hình trong thơ Huy Cận là tính từđược nhà thơ sử dụng nhiều để miêu tả tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Những từ láy này có vai trò và vị trí quan trọng khi nhà thơ miêu tả thiên nhiên:
“Trăng cao gợi thức nỗi niềm
Biển bằng khơi dậy bờđêm trùng trùng
Bờđêm rụng muôn trùng bát ngát
Gió lùa sao tiếng bạc đưa vang Bãi trời sao cát mênh mang”
(Triều nhạc)
Những từ láy trùng trùng, bát ngát, mênh mang là những từ láy tượng hình có tính trừu tượng cao. Trùng trùng gợi lên một sự nối tiếp liên tục không điểm dừng. Bát
ngát thể hiện sự rộng lớn đến mức không bao quát được còn mênh mang tạo cảm cảm giác rộng lớn đến mong lung, mờ mịt, hàm chứa nhiều tâm trạng. Đặc biệt những từ này có âm tiếc cuối là những âm vang như “át”, “ang” lại được đặt ở
cuối dòng thơđã tạo mở ra một không gian bao la, vô tận của vũ trụ đồng thời làm cho nhạc điệu trong câu thơ thêm dồi dào.
Từ láy tượng hình trong thơ Huy Cận ngoài giá trị giá tri tạo hình còn có tác dụng trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
(Tràng giang)
Trong khổ thơ trên từ láy được Huy Cận sử dụng thật đặc sắc. Lơ thơ gợi lên một sự
thưa thớt, vắng vẻ. Đìu hiu tạo nên sự hoang vắng man mác nỗi buồn. Một cái cồn nhỏ lơ thơ vắng vẻ lại thêm một ngọn gió đìu hiu, càng gợi lên sự hoang vắng, cô
không gian trống vắng, chia lìa của cảnh vật mà còn góp phần thể hiện sự bơ vơ, trơ
trọi trong tâm hồn nhà thơ. Vì mang tâm trạng cô đơn nên mọi sự vật hiện lên trong cảm nhận của nhà thơđều buồn và lặng lẽ.
Những từ láy tượng hình trong thơ Huy Cận không chỉ mô tả trạng thái vận
động của sự vật, hiện tượng một cách thật tinh tế, đồng thời góp phần đưa người
đọc thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhà thơ:
“Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt Xa nhau chỉ biết nhớ vơi đầy”
(Vạn lý tình)
Dường như mọi hoạt động ởđây như hoàn toàn ngưng lại, không gian trở nên rất yên tĩnh thì nhà thơ mới có thể cảm nhận thật tinh tế tiếng gió. Gió ởđây không thổi xào xạc, ào ào hay xôn xao…mà là hiu hiu thổi. Một sự vận động rất nhẹ, chỉ lay
động khẽ và yếu ớt, gây cảm giác man mác và vắng lặng, gợi một sự buồn bã đến nao lòng như chất chứa bao niềm tâm sự. Huy Cận không chỉ mô phỏng hình ảnh lay động của gió mà còn cảm nhận một cách tinh tế và sâu sắc cái hồn của cảnh vật theo từng hơi thở của cơn gió.
Không chỉ miêu tả trạng thái, tính chất của sự vật hiện tượng, từ láy tượng hình trong thơ Huy Cận còn là một phương tiện đắc lực trong việc miêu tả trạng thái tình cảm của con người:
“Thổi lạc hương rừng cơn gió đến
Buâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ)
Buâng khuâng gợi lên một tâm trạng với nhiều cảm xúc khác nhau đang pha trộn.
Đó là sự xao xuyến, luyến tiếc, có chút nhớ thương của nhà thơ khi đứng trước cảnh vật gợi lại nhiều kỷ niệm. Chỉ với một từ láy thôi nhưng nhà thơđã diễn tả và làm bật lên được những tình cảm kín đáo của con người.
Không chỉ buâng khuâng, Huy Cận còn sử dụng những từ láy tượng hình có sức gợi tả tinh tếđể bộc lộ tâm trạng con người:
“Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời” (Áo xuân)
Hớn hở là niềm vui thể hiện rỗ trên khuôn mặt khi con người thỏa mãn được một
đều gì đó. Ngào ngạt gợi lên một mùi hương lan tỏa tràn ngập cả không gian những
ởđây nhà thơ lại dùng ngào ngạt để miêu tả tâm tư. Hai từ láy hớn hở và ngào ngạt
xuất hiện trong cùng một khổ thơ có tác dụng nhấn mạnh niềm vui sướng và hạnh phúc của nhà thơ khi dần dần bắt gặp được lí tưởng sống. Niềm vui ấy không chỉ
tồn tại trong tâm hồn con người mà còn lan tỏ khắp cả không gian, nhà thơ chỉ
muốn dâng hiến hết cả cho đời.
Ngoài ra, những từ láy tượng hình còn được Huy Cận sử dụng một cách độc
đáo tạo nên cảm giác âm thanh mới lạ:
“Rơi rơi…dìu dịu…rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ” (Buồn đêm mưa)
Những từ láy rơi rơi, dìu dịu là những từ láy tượng hình nhưng lại có sắc thái cảm xúc giảm nhẹ tiếng động. Chúng tạo nên một thanh âm nhẹ nhàng cứ da diết không ngừng. Ba từ láy đặt ở vị trí đầu đến cuối câu thơ kết hợp với dấu “…” không chỉ
tạo sự chú ý cho người đọc, làm cho câu thơ có một sức vang xa, tạo nên nhạc điệu dồi dào mà còn nhấn mạnh lên tính chất, đặc điểm của cơn mưa. Đó là một con mưa nhẹ nhưng day dẳng không dứt, cứ rả rít thấm sâu từng giọt vào không gian và tâm hồn con người. Trong không gian mênh mông, vắng lặng chỉ có mình nhà thơ bơ
vơ, cô độc đối diện với cảnh vật chính vì vậy những âm thanh ấy không chỉ là âm thanh của tiếng mưa mà còn là âm thanh tâm trạng của nhà thơ.
Bên cạnh từ láy tượng hình, thơ Huy Cận còn sử dụng từ láy phỏng thanh. Tuy tần số sử dụng không nhiều bằng từ láy tượng hình nhưng chúng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho thơ Huy Cận. Những từ láy này được dùng để nhà thơ mô phỏng lại những âm thanh của sự vật, hiện tượng
quanh cuộc sống, đó là những âm thanh nhẹ nhàng, du dương và có sức lay động cao:
“Vi vu gió hút nẻo vàng
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao” (Đẹp xưa)
Đặc trưng của thể thơ lục bát vốn đã nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đưa ta vào trạng thái ngậm ngùi, thế nhưng Huy Cận lại còn khơi gợi lên điệu buồn ấy bằng từ láy nhẹ
nhàng đến não lòng. Chỉ với một từ láy vi vu nhưng lại tạo những cảm xúc tinh tế về
âm thanh. Đó là một âm thanh nhẹ nhẹ của cơn gió đang thổi qua cành lá, thưa thớt nhưng cứ lan tỏa, ngân vang mãi. Âm thanh này không chỉ tạo cho người ta một cảm giác man mác buồn mà còn gợi lên một sự trống vắng, tĩnh lặng gần như tuyệt
đối của không gian.
Ngoài tác dụng tạo hình và giá trị gợi cảm, từ láy trong thơ Huy Cận còn có tác dụng trong việc thể hiện giọng điệu riêng của nhà thơ. Từ láy được Huy Cận
được dùng để biểu hiện những trạng thái cảm xúc, tình cảm khác nhau nhưng chúng
đều có sắc thái giảm nhẹ. Ông không dùng những từ láy để nói lên sắc thái sống
động của cảnh vật bằng sự sôi nổi mà thiên về những từ láy có ý nghĩa giảm nhẹ cử động như lơi lơi, đều đều, xiêu xiêu, lạt lạt, rơi rơi, dìu dịu, vi vu, hiu hiu…Những từ láy có ý nghĩa sắc thái giảm nhẹ này không chỉ là phương tiện đắc lực để nhà thơ
miêu tả thiên nhiên, thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi của con người trong không gian bao la, rộng lớn của vũ trụ mà còn là một yếu tố làm nổi bật lên giọng điệu trầm lắng, thiết tha và kín đáo thiên về những suy tư của Huy Cận giai đoạn trước năm 1945.
Có thể nói, Huy Cận không phải là người đầu tiên đã khai thác và sử dụng từ
láy trong thơ. Bởi lẽ trước đó từ láy đã xuất hiện trong ca dao, thơ ca trung đại và cả
trong Thơ mới. Tuy nhiên, cái tài tình và độc đáo của Huy Cận là đã biết vận dụng từ láy để khai thác và diễn tả một cách tinh tế các trạng thái cảm xúc, tình cảm kín
đáo trong tâm hồn con người. Đó là một thành công cũng như một đóng góp tiêu biểu, nổi bật của Huy Cận trong việc sử dụng từ láy. Mỗi từ láy như một linh hồn,
một bộ phận không thể thiếu trong ngôn ngữ thơ Huy Cận, nó là phương tiện hình thức quan trọng giúp nhà thơ thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống cũng như thể hiện thế giới nội tâm của chính mình. Ngoài ra, từ láy còn góp phần thể hiện tính dân tộc đậm đà trong thơ Huy Cận, góp phần khẳng định nét riêng về
ngôn ngữ trong thơ ông.