Đặc sắc trong việc sử dụng thể thơ bảy chữ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 79 - 85)

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN

3.3.1. Đặc sắc trong việc sử dụng thể thơ bảy chữ

Trong thơ ca trung đại, thất ngôn Đường luật là một thể thơ gò bó về niêm luật. Muốn làm được một bài thất ngôn đòi hỏi nhà thơ phải tuân thủđúng quy luật kết cấu đã định trước. Chính sự gò bó này làm cho thể thất ngôn Đường luật truyền thống khó diễn tả được trạng thái cảm xúc và suy nghĩ phong phú của nhà thơ. Tuy nhiên khi phong trào Thơ mới hình thành thì thể bảy chữ với những cách tân lại

được lên ngôi, trở thành một thể thơ quen thuộc phổ biến, làm nên tên tuổi của một số nhà thơ. Những bài thơ thất ngôn không giới hạn về số câu cũng như cách gieo vần linh hoạt làm cho lời thơ thêm uyển chuyển, tăng cường khả năng biểu hiện cho câu thơ. “Thơ mới đã triệt hạ vai trò chủ soái của thể thất ngôn bát cú và tấn công vào mọi quy tắc ràng buộc về niêm luật, về kết cấu, đối của thơ cũ” [12, tr. 86]. Kết cấu bài thơ không còn là tiền đề, khuôn mẫu cho cảm xúc nữa mà là sự tổ chức nội dung cảm xúc của nhà thơ, phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của nhà thơ.

Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám, những bài thơđược viết theo thể

theo bảy chữ chiếm số lượng cao, đứng đầu các thể thơ còn lại. Ở tập thơ Lửa tiêng

số lượng bài thơ viết theo bảy chữ chiếm 19 bài (chiếm 38%,) đến tập Vũ trụ ca th

thơ bảy chữ tiếp tục giữ vị trí cao nhất với 17 bài trong tổng số 37 bài (chiếm 45,9%). Từ đó có thể thấy được sựđổi mới nghệ thuật cũng như khả năng sáng tạo và hòa nhập nhanh chóng của Huy Cận giữa dòng chảy của thời đại. Những bài thơ

vườn cây trĩu quả bởi lẽ hầu hết những bài thơ bảy chữ của ông giai đoạn này đều

để lại những tình cảm đặc biệt trong lòng người đọc.

Để thấy được đặc sắc trong thể thơ bảy chữ của Huy Cận người nghiên cứu

đã tìm hiểu trên nhiều phương diện khác nhau từ kết cấu bài thơ, cách đối thanh cho

đến cách gieo vần cách ngắt nhịp. Từ quá trình khảo sát người nghiên cứu có một số

nhận xét sau:

Về phương diện kết cấu bài thơ, có thể thấy rằng thơ bảy chữ của Huy Cận không còn bị gò bó bởi kết cấu khuôn khổ của thất ngôn truyền thống mà thay vào

đó là những bài thơ thất ngôn có kết cấu thoải mái và mới lạ hơn. Biểu hiện là số

câu trong mỗi bài thơ là không hạn định, tùy thuộc vào tình cảm và ý tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hầu hết những câu thơ bảy chữ của Huy Cận đều được chia thành các khổ mỗi khổ có 4 câu (không có trường hợp nào mà mỗi khổ ít hơn 4 câu). Hình thức bài thơ 4 khổ là một hiện tượng phổ biến trong thơ Huy Cận nói riêng và thơ Mới nói chung. Qua khảo sát hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca kết quả cho thấy có 15/36 bài thơ bảy chữ được tổ chức thành 4 đoạn (16 câu). Một số

bài như Tràng giang, Dấu chân trên đường, Buồn, Vĩnh viễn, Có tình yêu nào mà không đau…Chẳng hạn như bài Tràng giang:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Bèo dạt vềđâu hàng nối hàng

Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Lớp lớp mây cao đùng núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

(Tràng giang)

Một số bài vượt lên cả 4 khổ, có 5 khổ như Lửa quanh đời, 6 khổ như bài Hồn xuân, Tâm sự và có bài lên đến 8 khổ như bài Học sinh. Bên cạnh đó cũng có bài chỉ có 1 khổ 4 câu (thất ngôn tứ tuyệt) như Cây lúa, Hương dậy đất. Nhìn chung các

câu thơ thất ngôn của Huy Cận tuy được tách ra thành từng khổ nhưng các khổ

trong cùng một bài thơ vẫn có mối quan hệ cùng hỗ trợ cho nhau để diễn tả một ý tưởng trọn vẹn cho bài thơ và chúng được lên kết với nhau bằng cách gieo vần. Âm

điệu đều đặn do số lượng tiếng trong câu thơ vẫn tuân thủ đúng quy tắt không có câu nào ít dưới 7 tiếng. Chính kết cấu như thế đã làm cho câu thơ bảy chữ của Huy Cận thoát ra được sự gò bó, hạn chế trong việc thể hiện ý tưởng tình cảm nhưở bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú trong thơ ca truyền thống. Kết cấu này làm cho bài thơ tăng cường sức chứa đựng, ý thơ thoải mái hơn cũng như nhà thơ

có thể hiện được nhiều suy tư trăn trở của mình trước dòng chảy của cuộc sống Về cách đối thanh, thể thơ bảy chữ của Huy Cận giai đoạn này còn chịu sự ảnh hưởng cách đối thanh trong thơ thất ngôn trong thơ truyền thống. Trong câu thơ

thất ngôn truyền thống thì cách đối thanh tuyệt đối tuân theo quy luật bằng trắc là: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Có nghĩa là các tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 trong câu thơ thất ngôn phải đối với nhau theo quy luật bằng trắc. Nếu ở tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thư 4 phải là thanh trắc và tiếng thư 6 là thanh bằng. Nếu tiếng thứ 2 là thanh trắc thì ngược lại. Chẳng hạn như:

“Hiu ht H Tây chiếc lá rơi

T B T

B T B

(Tản Đà – Tây Hồ vọng nguyệt)

Trong thơ bảy chữ của Huy Cận cách đối thanh vẫn tuân thủ theo quy tắt này. Ví dụ

như:

“Ai biết đường kia dm my lần

T B T

Gió va thi lc du muôn chân”

B T B

(Dấu chân trên đường)

“Sáng nay khoác áo màu vô định

B T B

Ra gp mùa xuân đến gia đàng”

T B T

(Áo xuân)

Chính việc tuân thủ những quy tắt trong cách đối thanh của thơ thất ngôn truyền thống nên câu thơ bảy chữ của Huy Cận càng mang đậm dấu ấn của thơĐường, câu thơ cô tịch, nhẹ nhàng góp phần diễn tả nỗi lòng của chàng thi sĩ lạc mất thiên

đường trước cách mạng tháng Tám.

Về cách ngắt nhịp, thơ bảy chữ của Huy Cận có sự linh hoạt uyển chuyển hơn so với cách ngắt nhịp trong thất ngôn truyền thống. Nhịp 3/4 là nhịp phổ biến của thất ngôn truyền thống, bên cạnh đó còn có nhịp 4/3 tuy nhiên đến Thơ mới nói chung và thơ Huy Cận nói riêng câu thơ thất ngôn linh hoạt và đa dạng hơn, chủ

yếu được ngắt theo nhịp như 4/3, 2/5, 5/2 2/2/3. Trong đó, 4/3 là cách ngắt nhịp phổ

biến nhất trong thơ Huy Cận:

“Người ở bên trời / ta ởđây

Chờ mong phương nọ / ngóng phương nầy Tương tưđôi chốn / tình ngàn dặm

Vạn lý sầu lên / núi tiếp mây”

(Vạn lý tình) “Không khí vờn xoay / mộng rã tan Tưởng như tim đã cũ / muôn vàn Thâu qua cái ngáp / dài vô hạn Hình ảnh lung linh / vũ trụ tàn”

(Giấc ngủ chiều) Có câu thơđược ngắt theo nhịp 2/5 như: “Cây nặng / hoa rơi cánh đợi chờ

Chiều đi / ở lại mộng bơ vơ”

(Nhớ hờ) “Sông êm / bãi cát con đò đứng Khỏi vực / lòng em hết sợ chưa”

(Em về nhà)

Đặc biệt huy cận còn thể hiện sự sáng tạo mới lạ và linh hoạt trong cách ngắt nhịp của mình bằng cách tách câu thơ thất ngôn thành nhịp 2/2/3 để tạo ra hai nhịp mang tính đối nhau trong một câu thơ:

“Nắng xuống / trời lên / sâu chót vót Sông dài / trời rộng / bến cô liêu”

(Tràng giang)

Cách ngắt nhịp như trên kết hợp với các tính từ miêu tả không gian nghe như một tiếng thở dài đầy sầu muộn của cái tôi mang đầy tâm trạng đứng trước tạo vật bao la của không gian. Đều này làm cho câu thơ thêm hàm xúc và ấn tượng.

Về cách gieo vần, thơ thất ngôn của Huy Cận giống với cách gieo vần trong thơ thất ngôn tứ tuyệt đó là gieo vần bằng. Cách gieo vần ở cuối các câu 1, 2 và 4 như thất ngôn tứ tuyệt. Nếu vần cuối của câu 1 là vần trắc thì vị trí gieo vần được chuyển xuống âm tiết cuối cùng của câu thứ 2 (chỉ gieo vần ở câu 2 và 4). Vần gieo

ở cuối các câu đều là thanh bằng nhưng xen kẽ giữa tiếng có không dấu và tiếng có dấu huyền để câu thơ thêm mềm mại du dương. Ví dụ như khổ thơ thất ngôn sau:

“Mơn mởn đời ươm hoa trái non

Cho tôi chăm bón. Đến mùa hn

Thì tôi sẽ chết như cây lúa

Đầu ngả mang đầy hạt dẻo ngon”

(Cây lúa)

Ở khổ thơ trên, ta thấy vần cuối cùng của các câu 1,2 và 4 gieo nhau bằng vần on.

Đặc biệt nếu ở câu 1 vần cuối không dấu thì đến câu 2 vần cuối lại là dấu huyền và câu thứ 4 vần cuối lại là không dấu. Cách gieo vần như trên làm cho bài thơ thất ngôn khi đọc lên trở nên có một sự gắn bó, lời thơ như có thêm tính nhạc. Cũng tương tự như vậy khổ thơ thất ngôn sau của Huy Cận được gieo vần ở âm tiết cuối của câu thứ 2 và câu thứ 4 giống với thất ngôn tứ tuyệt truyền thống:

“Có chàng ngơ ngác tựa gà trống Em đến trăm năm còn trẻ thơ

Tám tuổi một chiều trong gạp xiếc Yêu nàng cưỡi ngựa uốn thân tơ

(Gánh xiếc)

Sau cách mạng tháng Tám, thơ bảy chữ vẫn chiếm ưu thế trong thơ Huy Cận. Theo thống kê của Trần Khánh Thành thì số lượng bài thơ bảy chữ chiếm tới 38%.

Đặc biệt những bài thơ tiêu biểu, nổi bật được đánh giá cao hầu hết đều được viết theo thể thơ này. Một số bài như: Đoàn thuyền đánh cá, Mưa xuân trên biển, Các vị

La Hán chùa Tây Phương, Hạt lại gieo, Chùm hoa Núi tặng em…Các yếu tố như

vần điệu, kết cấu các khổ thơ không có nhiều thay đổi nhưng nhịp 3/4 xuất hiện nhiều hơn giai đoạn trước. Chẳng hạn như:

“Đèn kéo quân / kéo đi ơi đèn Kéo yên vui / kéo cảưu phiền

Kéo những bóng / những hồn nhân thế

Kéo giàu sang / kéo cả nghèo hèn”

(Đèn kéo quân của tôi ngày bé)

Tóm lại, đi vào tìm hiểu những đặc sắc trong thể thơ bảy chữ của Huy Cận người nghiên cứu nhận thấy rằng trên cơ sở am hiểu thất ngôn truyền thống, Huy

Cận đã kế thừa và phát huy thêm những điểm mới để làm lạ hóa thể thơ này. Thất ngôn của Huy Cận giai đoạn này mang vẻ đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện

đại, vừa mang đậm bút pháp của Đường thi vừa xen vào đó những nét mới lạ của phương Tây. Chính cách kết cấu mới cùng lối ngắt nhịp uyển chuyển và linh hoạt làm cho nhà thơ dễ dàng truyền tải được mạnh cảm xúc, những ý tưởng được ký thác vào bài thơ. Điều này đã tạo nên âm hưởng mới lạ cho thể thơ thất ngôn, giúp Huy Cận gặt hái được nhiều thành tựu đồng thời tạo nên dấu ấn đặc sắc cho Huy Cận trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)