Huy Cận là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học có nhiều đóng góp lớn cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại mà không phải một nhà thơ nào cũng làm được. Sức sáng tạo và vẻ đẹp trên từng trang thơ của Huy Cận không chỉ hấp dẫn người
đọc, tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm mà còn làm nên một sựđộc đáo và bản sắc riêng cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận.
Thứ nhất, Huy Cận là một nhà thơ luôn lắng nghe những “xao động kì lạ” và sự hòa điệu của vũ trụ với nhân sinh. Huy Cận dường như là một người ở cõi siêu hình nào đó bởi lẽ những vần thơ của ông đều thể hiện sự cảm nhận rất tinh tế, sâu sắc về vũ trụ, tạo hóa. Từ những điều rất mênh mông, vô tận đến những gì mộc mạc dân dã của cuộc sống như lời ru, câu hát, nhịp thở của biển, tiếng mưa rơi…đều
đánh thức hồn thơ thi sĩ:
“Gió một hướng, đất buồn năm bảy điệu Mây một tầng, vạn nẻo đất sầu đen”
(Gió một hướng)
Những cảm nhận tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm của giác quan mà còn xuất phát từ chính tấm lòng nặng với tình đời, luôn mở rộng hồn mình để đón nhận bao sự vận động của cuộc sống trong sự hài hòa giữa thiên nhiên tạo hóa và con người.
Thứ hai, hồn thơ của Huy Cận là hồn thơ luôn vận động giữa nhiều cực: vũ
trụ - cuộc đời, sự sống – cái chết, nỗi buồn – niềm vui, hiện thực – lãng mạn. Huy Cận là hồn thơ nhạy cảm trước cuộc sống những biến động của xã hội, vũ trụ đều tác động đến cảm quan của nhà thơ. Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành tồn tại trong thơ Huy Cận, càng yêu quý, gắn bó với cuộc đời bấy nhiêu thì nhà thơ càng cố gắn vươn đến cõi mênh mông của vũ trụđể tìm hiểu những bí ẩn của tạo hóa:
“Mây thưa, muôn dặm nhìn thâu xuống Lại thấy thần tiên đất nở hoa”
(Lại thấy thần tiên đất nở hoa)
Huy Cận còn có nhiều bài thơ viết về sự sống và cái chết. Ông luôn ý thức được sự
nhà thơ không khỏi nuối tiếc khi không thể dâng hiến hết mình và trọn vẹn cho cuộc
đời:
“Đời thân yêu, một ngày mai ta chết Cho ta đi khi hè chói chang trưa
Để ta hiểu giã từ chưa phải hết
Nằm đất quen như hạt chín sang mùa” (Say mùa hè)
Nỗi buồn và niềm vui trong thơ Huy Cận luôn được cảm nhận đến cực điểm bởi lẽ
khi vui là vui đến dào dạt còn khi buồn là buồn đến độ tê tái:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song”
(Tràng giang) “Ta hớn hở khoan thai vào nhập cuộc Góp vui chung với nhịp máu lòng say”
(Hoa đăng)
Không chỉ thế, cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước năm 1945 có sự phân cực giữa hiện thực và lãng mạn, nhà thơ vươn tới cái mộng để phủ nhận cái thực:
“Nghìn năm trước thuở các người mơ mộng Yêu trăng sao và thương nhớ gió mây”
(Trò chuyện)
Nhưng sau 1945 hai đối cực này lại dần hòa hợp cho thấy sự chuyển biến trong tâm hồn nhà thơ với hiện thực cuộc sống, trở nên gắn bó với cuộc sống hiện thực hơn:
“Mưa xuân trên biển, thuyền yên chỗ
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai”
(Mưa xuân trên biển)
Thứ ba, Huy Cận là nhà một nhà thơ đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù ảnh hưởng nhiều từ phong trào Thơ mới nhưng trên từng trang thơ của Huy Cận ta vẫn tìm thấy một cội nguồn sâu xa của truyền thống dân tộc. Từ các thể thơ quen thuộc
trong văn học trung đại như lục bát, bảy chữ, ngũ ngôn…cho đến hệ thống hình ảnh giàu tính ước lệđều thể hiện được tính dân tộc sâu sắc cho trang thơ Huy Cận:
“Ngập ngừng mép núi quanh co Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang
Vi vu gió hút nẻo vàng
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao”
(Đẹp xưa)
Tóm lại, từ những biểu hiện trong phong cách nghệ thuật của Huy Cận, ta nhận ra một vẻđẹp tâm hồn, tình cảm trong con người nhà thơ. Đó chính là vẻđẹp của tình người, tình yêu đời thiết tha sâu nặng, luôn trân trọng và nâng niu cuộc sống.