Độc đáo trong việc sử dụng danh từ và định ngữ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN

3.2.3. Độc đáo trong việc sử dụng danh từ và định ngữ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, định ngữ nghệ thuật là “một phương thức chuyển nghĩa, trong đó, một từ (hoặc một cụm từ) đóng vai trò phụ nghĩa cho một từ (hoặc một cụm từ) khác làm nổi bật một đặc điểm của đối tượng nào đó để tạo nên ấn tương thẩm mỹ” [7, tr. 102]. Những định ngữ nghệ thuật này “mang lại một ý nghĩa mới cho sự vật, hiện tượng, không chỉ ý nghĩa vốn có mà còn ý nghĩa có thể

cao ấy, định ngữ có một vai trò quan trọng không chỉ trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày mà cả trong văn chương nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca.

Trong thơ Huy Cận việc kết hợp sử dụng danh từ và những định ngữ là rất cao, mang lại nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật. Những danh từ thường xuất hiện trong thơ Huy Cận là những danh từ chỉ thời gian và thiên nhiên như sông, núi, mây, trăng, vũ trụ...Những danh từ này khi kết hợp với những định ngữ nghệ thuật tạo nên những cụm từ có cấu trúc đặc biệt, tạo ra nhiều hình ảnh có giá trị biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng sâu xa cho người đọc.

“Trăng cao gợi thức nỗi niềm

Bin bng khơi dậy bđêm trùng trùng

Bờđêm rụng muôn vùng bát ngát” (Triều nhạc)

Trăng cao tạo nên không gian chiều cao khoáng đãng, cách rất xa mặt đất. Biển bằng gợi lên một sự rộng lớn dàn trải cả không gian. Trùng trùng tạo một cảm giác liên tiếp chồng chất lên nhau hết lớp này đến lớp khác như không có điểm kết thúc.

Bát ngát tạo một sự rộng lớn vô cùng không thể nào bao quát được. Những định ngữ nghệ thuật trên làm cho hình ảnh thiên nhiên trăng, biển, bờ trở nên thật to lớn và kì vĩ, mang cả tầm vóc của vũ trụ. Cách miêu tả như thế không chỉ tạo cho thiên nhiên thêm sức khái quát, trừu tượng mà còn thể hiện nỗi khát khao chiếm lĩnh không gian vũ trụ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám.

Cách kết hợp danh từ với định ngữ nghệ thuật còn là một phương tiện đắc lực để Huy Cận thể hiện niềm vui và ca ngợi cuộc sống:

“Đường trong làng hoa dại với mùi rơm Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm”

(Đi giữa đường thơm)

“Tri xanh ran lá biếc

Biển chóa ngập bum vàng

Gió thổi nim bt dit

(Sơ khai)

Những danh từ đường thơm, trời xanh, lá biếc, buồm vàng, đất hồng hoang gợi lên một khung cảnh tràn đầy nhựa sống và niềm vui. Sự có mặt của những tính từ như

thơm, xanh, biếc, vàng, hồng hoang…không chỉ làm cho lời thơ trọn vẹn mà còn chứng tỏ rằng dù đau khổ nhưng nhà thơ vẫn yêu đời, đặt biết bao niềm tin yêu vào cuộc sống.

Bên cạnh những danh từ miêu tả thiên nhiên, thơ Huy Cận còn có nhiều danh từ chỉ thời gian được kết hợp độc đáo với những định ngữ nghệ thuật. Việc sử dụng những danh từ chỉ thời gian kết hợp sáng tạo với những định ngữ nghệ thuật đặc sắc không chỉ tạo ra những hình ảnh có sức biểu cảm mà còn góp phần thể hiện những nỗi lòng sâu kín của Huy Cận. Những danh từ chỉ thờ gian là một khái niệm vốn trừu tượng trở nên cụ thể, sinh động bằng hàng loạt những định ngữ nghệ thuật:

“Chiu hiu hiu, khêu gợi nhớ nhung hờ

Câu tâm sự gọi duyên người tâm sự” (Trò chuyện)

Đặc điểm của tính từ lấp láy đã là một sự gợi hình, gợi cảm cao, khi đi vào thơ Huy Cận thì những từ ấy lại được năng thêm giá trị. Chiều hiu hiu gợi lên một khoảng thời gian đang chìm trong lặng lẽ, có chút gì đó yếu ớt và êm dịu, gợi cảm giác buồn man mác. Đây là lúc dễđánh động lòng người những nỗi buồn vô cớ và cũng là lúc dễđưa con người vào những tâm sự của lòng mình. Có thể nói, bằng cách kết hợp ngôn ngữđộc đáo và sáng tạo Huy Cận đã tạo cho nên những hình ảnh thơđộc

đáo, gây xúc động sâu lắng và ám ảnh trong lòng người đọc.

Trong cảm nhận của nhà thơ, thời gian buổi chiều lúc nào cũng là lúc cô đơn, trống vắng nhất. Chính vì vậy những định ngữ mà ông kết hợp thường là những tính từ tô đậm không gian vắng vẻ của buổi chiều:

“Chàng tình tự bằng những khúc bi ca Chàng tâm sự với buổi chiu qunh qu

Huy Cận cảm nhận buổi chiều như một người bạn, tâm sự với buổi chiều nhưng buổi chiều ấy cũng không có chút niềm vui nào sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Chiều kết hợp với tính từ quạnh quẽ đã nhân lên sự vắng vẻ, trống trải đến cô đơn của không gian buổi chiều. Tâm sự với buổi chiều để tìm sự an ủi nhưng chiều lại là một chất xúc tác nhân lên nỗi buồn của nhà thơ.

Huy cận còn chứng tỏ cách kết hợp từ chỉ thời gian và định ngữ nghệ thuật một cách độc đáo qua việc còn tạo nên những hình ảnh có sức ám ảnh da diết:

“Hoàng hôn mù, xuống nặng Gió sông buồn em ơi”

(Khung tình)

Danh từ hoàng hôn khi đứng một mình chỉ mang nghĩa biểu hiện dấu hiệu của thời gian nhưng khi kết hợp chúng với những định ngữ chỉ tính chất thì hoàng hôn tr

thành những hình ảnh có sức biểu cảm rất cao. Hoàng hôn mù gợi liên tưởng đến hình ảnh một bóng hoàng hôn mờ mịt đang dần dần bao phủ kính cả không gian, con người và mọi vật như mất hết sức sống chỉ còn lại bóng hoàng hôn u tối vây quanh.

Có thể nói, bằng tâm hồn nhạy cảm, khả năng quan sát tinh tế Huy Cận đã có sự kết hợp từ ngữ một cách độc đáo, tạo ra những từ mới có khả năng diễn đạt trọn vẹn những cung bậc cảm xúc sâu kín trong tâm hồn con người.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)