Không gian vũ trụ bao la, xa thẳm

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM

2.2.1. Không gian vũ trụ bao la, xa thẳm

Không gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận trước năm 1945 chịu ảnh hưởng bởi không gian vũ trụ trong thơ ca trung đại. Trong cảm thức của nhà thơ, không gian vũ trụ là nơi để bộc lộ những cảm giác tự do cá nhân của con người.

Trong văn học trung đại, các nhà thơ thường có quan niệm xã hội trần thế chỉ

là một bộ phận nhỏ của vũ trụ, con người dù có làm gì cũng không nằm ngoài dòng trời đất, xã hội không phải là điểm cuối cùng cho sự vận động của con người mà là

đất trời, vũ trụ. Chính vì vậy, không gian vũ trụ luôn chiếm ưu thế. Những hình ảnh như núi cao, sông rộng, mây xanh nước biếc trở là những biểu tượng quen thuộc trong không gian vũ trụ sâu thẳm của các nhà thơ xưa:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc ánh trăng vào Mấy chòm trước dậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào”

(Nguyễn Khuyến - Thu vịnh)

Cảnh vật thiên nhiên mùa thu trên quê hương Bắc bộ được Nguyễn Khuyến khoác lên chiếc áo vũ trụ. Trời thu xanh ngắt thẳm thẳm nhiều lớp, nhiều tầng đang in trên nền trời, nước trong xanh biếc cũng được ví như tầm mây cao vũ trụ, tiếng ngỗng là âm thanh quen thuộc trong của cuộc sống đồng quê làm lay động không trung của bầu trời cao rộng. Cảm xúc về vũ trụ dường như đã bao trùm lấy toàn bộ vạn vật, không gian trần thế chỉ là một bộ phận nằm trong không gian vô tận của vũ trụ.

Cũng như các nhà thơ trung đại, không gian vũ trụ trong thơ Huy Cận thường được gợi cảm xúc qua những hình ảnh thiên nhiên có tính chất ước lệ, vĩ mô

như: núi cao, sông rộng, non xanh nước biếc…Những hình ảnh ấy làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên to lớn, hùng vĩ:

“Trăng ru sáng, vui tràn vũ trụ

Hỡi hồn ta ơi chớ ngủ nghe em! Trăng cao gợi thức nỗi niềm

Biển bằng khơi dậy bờđêm trùng trùng”

(Triều nhạc)

Trăng, biển đều là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên, trăng mang theo ánh sáng mặn nồng sưởi ấm và xóa đi bao niềm đau, nỗi buồn trong lòng thi nhân. Những hình ảnh như trăng cao, vui tràn vũ trụ, bờđêm trùng trùng đã tô đậm lên sự

mênh mông, vô tận cho cảnh vật trong bức tranh thiên nhiên. Nhà thơ cảm nhận niềm vui từ ánh sáng mà trăng mang đến đang tràn ngập vào trong vũ trụ bao la, mênh mông để sưởi ấm cho cả nhân loại. Trăng và biển vẫn nặng tình đời như chính nhà thơ dành cho cuộc sống, nó chở trong mình cái mênh mông của vũ trụ tạo một không gian khoáng đãng rộng mở cho tâm hồn con người.

Trong cảm nhận của nhà thơ, vũ trụ như bắt đầu thay áo mới, cây cỏ hoa lá

đều đua nhau khoe mình trong sắc thắm. Không còn choáng ngộp trong không gian tù túng của trần thế, Huy Cận vươn mình đến với cõi biếc, trời xa bằng một niềm vui rạo rực: “Trời xanh ran lá biếc Biển chóa ngập buồm vàng Gió thổi miền bất diệt Mây tạnh đất hồng hoang” (Sơ khai)

Như một con chim cắt tiếng hót yêu thương Huy Cận dành hết những tình cảm ưu ái tha thiết để viết về thiên nhiên. Trời không ch xanh mà là xanh ran lá biếc tạo nên một màu xanh thẳng tắp nối dài vào không trung, mặt biển lóng lánh những gợn sóng cùng ánh sáng làm hắt lên một màu chói lóa, che hút cả buồm vàng, gió vẫn thổi đem hơi mát cho đời nhưng thổi cả đến miền bất diệt mênh mông không giới

hạn…Có thể nói những hình ảnh trừu tượng trên làm cho không gian mở bung ra, mênh mông, bất tận như sự sâu thẳm của vũ trụ.

Những đêm nằm nghe sóng rì rào trong đêm trăng sáng, những thổn thức hòa quyện với cảm xúc về vũ trụ:

“Sóng tự bờđêm lên tới tấp Trăng sao đưa đẩy nhịp vô cùng Hai bờ sóng chết đời ru võng

Trăng rộng chiều xa gió cảm thông” (Lượng vui)

Từ màu sắc đến âm thanh cảnh vật không còn cái tĩnh tại trầm lắng của những thoáng ngày xưa nữa, mọi vật hôm nay đã bắt đầu vận động. Không gian không nằm ngoài những giới hạn của tự nhiên nhưng không gian ấy được nhà thơ cảm nhận trong sự vận động của vũ trụ. Sóng đua nhau tung mình vỗ cánh vào bờ đêm lên tới tấp, trăng cùng muôn sao trên bầu trời đang mở khúc hội đêm rằm đua nhau

đem ánh sáng cho đời.... Mỗi sự vật mang một sắc thái khác nhau nhưng chúng đã góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên của vũ trụ thêm sinh động và căng đầy sức sống.

Tuy nhiên, nơi sâu thẳm của vũ trụ vẫn có lúc gợi lên cho nhà thơ sự cô đơn, trơ trọi:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

(Tràng giang)

Một không gian ba chiều vắng lặng được mở ra trước mắt của nhà thơ, ánh nắng ấm áp rọi xuống cả không gian, bầu trời lên cao tận chót vót. Dòng sông dài mênh mông cùng trời cao rộng kết hợp lại càng làm cho không gian thêm bát ngát, vô biên. Sự tĩnh tại thanh vắng pha chút cổ kính làm cho không gian thấm đẫm chất

Đường thi, đồng thời góp phần tô đậm lên sự bơ vơ, nhỏ bé và lạc lõng của con người trước cuộc đời, vũ trụ.

Không chỉ có những hình ảnh trăng cao, sóng biếc, sông dài…Những đại lượng trừu tượng, ước lệ vềđã tô đậm cho vũ trụ thêm bao la và vời vợi:

“Trùng quan mây trắng thao thao Non xanh bất duyệt, thương sao tấm lòng”

(Cảm thông) “Đời hỏi gì ta trên biển nắng?

Hồn xanh cuồn cuộn giữa suối ngàn khơi”

(Đời hỏi gì ta)

Những từ trùng quan, ngàn khơi là những đại lượng trừu tượng, mơ hồ khó xác

định được giới hạn khi kết hợp với những danh từ thiên nhiên như mây, suối làm

tăng thêm sự vô biên, bất tận của sự vật. Nhà thơ như một con chim xanh đang thỏa sức bay lượn trong không gian tự do, bát ngát ấy.

Tóm lại, không gian vũ trụ trong thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám không chỉ biểu hiện cho sự khát khao tự do của nhà thơ mà còn có tác dụng định hình phong cách nghệ thuật của Huy Cận với các nhà thơ khác. Cách chiếm lĩnh cuộc sống như thế là một biểu hiện cụ thể cho vẻđẹp cổđiển trong cảm thức không gian của Huy Cận trước năm 1945.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)