CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM
2.1.2.2. Quá khứ là điểm thời gian chủ đạo
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp, chúng được phản ánh qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tùy vào khuynh hướng nghệ thuật và năng lực tưởng tượng, mỗi nhà thơ có một cách chọn chiều thời gian khác nhau. Nếu như
tương lai là đối tượng thời gian mà những nhà thơ hiện thực luôn khắc khoải thì quay về quá khứ là sự lựa chọn của các nhà thơ lãng mạn. Hoài niệm về quá khứ
như một cách để thể hiện sự trân trọng và tình yêu cuộc sống sâu nặng của những con người lạc mất thiên đường trước cách mạng tháng Tám.
Trong văn học trung đại, con người luôn cảm thấy lo lắng, bối rối trước thời gian trôi nhanh vô tình của vũ trụ. Bởi lẽ họ nhận thức được đời người là thời gian ngắn ngủi, hữu hạn, chóng tàn trong khi đó thời gian của vũ trụ lại vĩnh hằng, vô hạn và bất biến. Chính vì thế, con người trung đại thường có tâm lí hoài cổ, tìm về
những cái đã qua đểđược tồn tại vĩnh hằng với tạo hóa.
Huy Cận là một nhà Thơ mới nhưng cảm thức thời gian trong thơ ông vẫn mang âm hưởng của thời gian vũ trụ trong thơ ca trung đại. Ông cũng có ý thức về
sự hữu hạn của đời người trên nhân thế nhưng nhà thơ tin vào sự bất tử của linh hồn. Vì quá cô đơn giữa dòng đời lạnh lẽo nên Huy Cận luôn mang trong lòng nỗi khát khao giao cảm với thế giới xung quanh. Nên ông “đã mải miết lội ngược dòng thời gian nhân thếđể tìm niềm thân mật ở những hồn xưa và hoài niệm về phần đời tươi đẹp của mình trong quá vãng” [21, tr. 104]. Vì vậy, hồi tưởng về quá khứ là chiều thời gian chủđạo trong thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám.
Thời gian quá khứ trong thơ Huy Cận biểu hiện trước hết là qua những từ
ngữ. Đó là những từ chỉ thời gian có tính trừu tượng, khó xác định, gợi lên một khoảng thời gian dài đã lùi vào trong dĩ vãng:
“Gió thổi sân trường chiều chủ nhật
Ôi! thời thơ bé tuổi mười lăm”
(Học sinh) “Giờ nao nức của một thời trẻ dại
(Tựu trường)
Thời gian được nhà thơ hồi tưởng ở đây gắn liền với một một thời của đời người:
thời thơ bé, thời trẻ dại. Những đại lượng thời gian này không chỉ làm cho thời gian
được xác định cụ thể mà còn kéo dài thời gian hoài niệm của con người. Đối với Huy Cận, mái trường là nơi gợi lại trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm đẹp nhất. Hiện thực cuộc sống đã phủ lên tâm hồn nhà thơ nỗi buồn tê tái. Chính vì vậy, khát khao tìm về quá khứ với những ngày thàng êm đẹp, bình yên của tuổi học trò luôn càng trở nên da diết và khắc khoải trong tâm trí nhà thơ.
Những từ chỉ thời gian trong thơ Huy Cận không chỉ đưa người đọc về với những hoài niệm xa xưa mà còn biểu hiện được tình cảm của nhà thơ:
“Buồn đã dậy khi bắt đầu yêu mến Lòng say mê ngay từ thuở mê tình”
…
Trời buổi ấy trong thời tình tự
Xuân muôn năm tơ cỏ mọc bên đường” (Bi ca)
Thuở mê tình, buổi ấy, thời tình tự gợi lên một khoảng thời gian xa xôi đã đi vào vĩ
vãng, lúc ấy con người đang sống trong yêm đềm hạnh phúc với những tình cảm yêu thương chan hòa. Những thời khắc ấy tuy đã đi qua nhưng nó vẫn để lại trong lòng nhà thơ nhiều kỉ niệm để khi đối mặt với thực tại đau buồn, nhà thơ hồi tưởng về nó như một sự an ủi cho tâm hồn. Cách gợi thời gian của Huy Cận thể hiện được thái độ trân trọng, yêu mến của nhà thơđối với quá khứ.
Từ chỉ thời gian trong thơ Huy Cận còn có những cách kết hợp độc đáo, gợi tảđược những ý đồ nghệ thuật của nhà thơ:
“Nghìn năm trước thuở các người mơ mộng Mê giai nhân liễu mãnh với hồ tây”
(Trò chuyện)
Có thể nói, sự góp mặt của kiểu kết hợp từ chỉ số lượng nhiều + từ chỉ thời gian và từ chỉ thời gian gắn với một thời của đời người + động từ chỉ hành động đã đem
đến những hiệu quả nghệ thuật cho trang thơ Huy Cận. Cách kết hợp độc đáo này không chỉ thích hợp thể hiện dòng thời gian hoài niệm mà còn có tác dụng cao trong việc biểu hiện những suy nghĩ, tình cảm sâu kín của con người. Với sắc thái trừu tượng cao của những từ chỉ thời gian như nghìn, thuở cùng với các từ chỉ thời gian
năm và động từ mơ mộng đã gợi vào lòng người một quá khứ xa xôi, mơ hồ mà thi nhân hoài vọng.
Bên cạnh cách sử dụng từ ngữ, thời gian quá khứ trong thơ Huy Cận còn
được biểu hiện qua cách nhà thơ kể chuyện. Huy Cận như tách mình ra dòng chảy của cuộc sống hiện tại, những lời thơ của ông là những trang nhật kí ghi lại những kỉ niệm đầy yêu thương về năm thàng đã qua:
“Đã chảy vềđâu những suối xưa?
Đâu cơn yêu mến đến không chờ? Tháng ngày vùn vụt, phai màu áo Của những nàng tiên mộng trẻ thơ”
(Buồn)
Bước đi vô tình của thời gian đã xóa đi bao hình ảnh thân thương của cảnh vật. Từ
dòng suối quen thuộc đến những yêu thương, tất cả chỉ còn là những hoài tưởng xa xôi. Chúng chỉ hiện về trong tâm trí nhà thơ bằng một nỗi nhớ, một niềm hoài vọng
đầy liếc tiếc. Tuy sự xuất hiện của những từ chỉ thời gian là rất ít nhưng với cách
đặt hai câu hỏi tu từ ởđầu câu, người đọc cảm nhận được một tình cảm nồng nàn, có chút gì đó liếc tiếc mà nhà thơđang gửi gắm về một thời xa xôi.
Có khi những kỉ niệm sống mãi trong lòng nhà thơ là những điều đơn giản nhất nhưng nhà thơ vẫn nâng niu, trân trọng chúng bằng sự liếc tiếc:
“Lạnh lùng biết mấy tấm thân xương Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường
Đâu nữa tay choàng làm gối ấm
Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương…” (Ngủ chung)
Đứng ở thực tại xót xa, lòng nhà thơ như tê lại và chỉ còn biết gởi tình cảm về
những kỉ niệm xa xưa. Đó là lúc con người trao nhau cái ấm giữa những đêm trời giá rét, là lúc được cùng nhau bên giấc ngủ và tâm tình bao câu chuyện…những thời khắc ấy tuy có thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn là kỉ niệm ấm ấp và bình yên trong tâm hồn nhà thơ. Bằng giọng kể thật tự nhiên nhưng nhà thơđã xoáy sâu vào lòng người đọc cái quá khứ xa xưa mà ông hồi tưởng.
Hoài niệm về quá khứ trong thơ Huy Cận còn được biểu hiện thông qua những hình ảnh mang đậm màu sắc Đường thi:
“Đồn xa quằn quại bóng cờ
Phất phơ buồn tự thuở xưa thổi về
Nghàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt chiều tê cúi đầu”
(Chiều xưa)
Đọc thơ Huy Cận nhiều người cảm phục đến ngạc nhiên trước sự cách xây dựng thời gian qua cảnh vật trong không gian. Ông không dùng nhiều từ chỉ thời gian để
gợi về quá khứ xa xưa nhưng nhà thơđã dựng lên một không gian êm đềm man mác thời gian, thời gian như một thứ vô hình đã thấm vào cảnh, luồn vào gió để tạo nên hồn xưa trong cảnh. Những hình ảnh đồn xa, bóng cờ, thành đưa người đọc trở về
với một thời xa xưa nào đó của dân tộc, ởđó có những vua chúa, có những hoàng thành và có những binh lính ngày đêm canh giữ biên ải. Bên cạnh đó, từ son nhạt
còn gợi lên một sự trôi chảy của thời gian qua sự tàn phai của cảnh vật. Cảnh vật còn đây nhưng thời gian đa làm mờ nhạt đi tất cả, trước sự suy vi của thời đại, nhà thơ chỉ còn biết thể hiện nỗi niềm thương nhớ về một thời vàng son đã qua của dân tộc.
Có thể nói, thời gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận tuy có sự kế thừa thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại những có sự khác biệt. Các nhà thơ trung đại thường hoài niệm về quá khứ để ghi lại những chiến công vang dội của dân tộc
đồng thời thể hiện nỗi niềm ưu tư trước sự suy vi, hưng phế của của thời đại. Đứng trước viễn cảnh tiêu điều của thành Thăng Long, Bà Huyện Thanh Quan đã từng
cảm tác trước sự hưng phế, tang điền của triều đại trong sự bùi ngùi, nuối tiếc thiết tha:
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn càu mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”
(Bà Huyện Thanh Quan – Thăng Long thành hoài cổ)
Bên cạnh cảm tác trước sự hưng phế của triều đại, con người trung đại còn nhận thức được sự ngắn ngủi của đời người. Họ quan niệm rằng thời gian vũ trụ, đất trời là vĩnh hằng, bất diệt trong khi đó thời gian đời người lại ngắn ngủi chóng qua.
Ước mơ càng nhiều, hoài bảo càng nhiều thì con người càng tiếc nuối và níu kéo thời gian. Chính vì vậy, họ thường hoài cổ với mong muốn mãi trường tồn với thời gian. Nhà thơ Nguyễn Trãi đã từng dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đó là những năm tháng tung hoành của cuộc đời người anh hùng:
“Giang sơn như tạc anh hùng thệ
Thiên địa vô tình sự biến đa”
(Nguyễn Trãi – Quá Thần Phù Hải Khẩu)
Trong thơ Huy Cận, thời gian được cảm nhận trong vòng tuần hoàn của vũ
trụ, tồn tại đồng thời và luôn gắn bó với quá trình vật chất. Chính tâm lý đón nhận
ấy, nhà thơ nhận thức thực tại luôn song song với quá khứ:
“Bắt gặp xuân nay lên rún rẩy Trong cành hoa trẻ cổ chim non Có ai gửi ý trong xuân cũ
Đất nở muôn năm vẫn chẳng mòn” (Xuân)
Trong cảm nhận của Huy Cận, quá khứ và hiện tại luôn song song đồng hiện. Nhà thơ đang đứng trước mùa xuân hiện tại nhưng vẫn như đang chiêm ngưỡng mùa xuân đã qua. Thời gian, sự chuyển biến của vật chất trong mùa xuân giữa hiện tại và quá khứ vẫn không có gì thay đổi, xuân cũ hay xuân nay thì mọi thứ vẫn diễn ra
đồng nhịp trong vòng tuần hoàn của trụ.
Không chỉ nhận thức thực tại song song với quá khứ, hoài niệm về quá khứ
trong thơ Huy Cận còn nhằm mục đích lẩn trốn thực tại. Huy Cận đến với thơ giữa lúc xã hội đang đối mặt với những biến động lớn, với tình yêu cuộc sống và nặng tình đời Huy Cận không tránh khỏi những trăn trở thế nhưng ông cũng đành bất lực nhìn đời. Để chạy trốn hiện thực đau lòng ấy, nhà thơđể cảm xúc miên man trong dòng thời gian hoài niệm, đắm chìm trong những phút giấy êm đềm, hạnh phúc đã qua để tìm nơi bám víu cho tâm hồn bơ vơ, lạc lõng. Chính vì vậy, quá khứ trong trang thơ Huy Cận dường như luôn là những năm tháng đầy niềm vui:
“Trời buổi ấy ở trong thời tình tự
Xuân muôn năm tơ mởn cỏ bên đường Người thì đẹp mà lòng ta mới nở
Gió mơn ru và mây giục yêu đương” (Bi ca)
Trời buổi ấy – một thời gian rất mơ hồ, trừu tượng, chỉ biết rằng đó là những năm tháng ấm áp và đầy sức sống đã lùi vào quá khứ. Mùa xuân về mang bao nhựa sống phủ lên mình vạn vật thiên nhiên để cho hoa lá thêm tươi thắm, cỏ xanh mơn mởn mọc bên đường, gió mơn ru, mây thì giục yêu đương…Đứng giữa vẻđẹp của thiên nhiên vạn vật con người cảm thấy thật hạnh phúc và đầy yêu thương, khác với hiện thực nhiều bâng khâng và trăn trở.
Tìm về quá khứ cũng là lúc nhà thơ tìm về với những ngày tháng yêu thương của cả loài người với thiên nhiên:
“Nghìn năm trước, thuở các người hạnh phúc Yêu trăng sao và thương nhớ gió mây
Màu năm tháng cũng ngậm ngùi thế nhỉ” (Trò chuyện)
Quá khứ trong thơ Huy Cận thường gắn hình ảnh của thiên nhiên và con người. Ở đó con người sống hạnh phúc trong sự hòa hợp với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên như một bộ phận hữu cơ, gắn bó hòa hợp tạo nên những bức tranh đẹp, giàu yêu thương, hạnh phúc. Họ yêu trăng sao, yêu liễu mãnh, hồ tây và thương nhớ cả
gió mây. Tình yêu tha thiết, đầm thắm của con người dành cho thiên nhiên là thời gian êm đẹp nhất. Với Huy Cận, trở về với những năm tháng ấy là môt hướng giải thoát cho tâm hồn khi cuộc đời hiện tại đầy đau khổ và khó khăn.
Hồi tưởng về quá khứ không còn là tâm trạng của riêng Huy Cận mà là đặc
điểm chung của những nhà Thơ mới. Giữa dòng xã hội bế tắc, kẻ thù thực dân đang
đè nặng lên đôi vai dân tộc, Huy Cận cùng những nhà thơ cùng thời luôn nặng tình với cuộc sống nhưng vẫn phải bất lực đứng nhìn cuộc đời. Để thoát ly hiện thực đau lòng ấy, các nhà Thơ mới thường tìm về với quá khứ êm đẹp làm nơi trú ngụ, bám víu bình yên cho tâm hồn. Thế Lữ như một con hổ lớn đang bị nhốn trong chiếc lòng sắt chạy trốn hiện thực bằng cách tìm về những tháng ngày tung hoành, hống hách đầy tự hào:
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tunh hoành, hống hách những ngày xưa Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi”
(Thế Lữ - Nhớ rừng)
Chế Lan Viên thì trở về với một thời vàng son, rực rỡ, tự do của vương quốc Chiêm thành:
“Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh
Đây, chiếc thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiên trầm mặc dạo bên thành”
Còn với Huy Cận tìm về quá khứ là tìm về với vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên và con người. Trong hơi ấm hiền hòa của mộng tưởng Huy Cận đã tìm thấy sự bình yên cho tâm hồn:
“Thời khắc đang đi nhịp thái bình Dịu dàng gió thổi nhạt mây xanh Hàng cây mở ngọn chim kêu đến Hạnh phúc xem như chuyện đã đành”
(Bình yên)
Vẻ đẹp của cảnh vật của trong đầy nhựa sống trong thơ Huy Cận là như nắng ấm hòa nhập với dòng thời gian dịu nhẹ mang đến sự bình yên, êm ả và giải thoát cho tâm hồn thiên cổ sầu của nhà thơ.
Tóm lại, thời gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận trước năm 1945 mang đậm dấu ấn thời gian vũ trụ trong thơ ca trung đại. Ông luôn mải miết lội ngược dòng thời gian để tìm về những kỉ niệm, những niềm vui trong quá khứ xa xôi, mơ hồ. Tuy nhiên, tìm về với quá khứ trong thơ Huy Cận không phải là một hướng trốn tránh, một kiểu thoát ly tiêu cực mà là biểu hiện của một tình yêu cuộc sống tha thiết. Vì yêu cuộc sống khi đứng trước thực tại xã hội ngột ngac và bế tắc nhà thơ
mới có tâm trạng đau buồn và tìm về những tháng ngày hạnh phúc, êm đẹp trong quá khứđể tìm sưởi ấm cho tâm hồn mình.