Không gian trần thế gần gũ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM

2.2.2. Không gian trần thế gần gũ

Nếu không gian nghệ thuật văn học trung đại hướng đến biểu đạt không gian vũ trụ bao la, rộng lớn, vô cùng vô tận của đất trời thì không gian nghệ thuật trong văn học hiện đại trở nên gần gũi, gắn bó hơn với đời sống của con người. Các nhà thơ hiện đại hạ dần độ cao của không gian vũ trụ về không gian có giới hạn của trần thế tìm nguồn cảm hứng từ những hình ảnh gần gũi của đời sống. Chính vì vậy, không gian trần thế gắn với hiện thực cuộc sống là đặc điểm nổi bật trong thơ hiện

đại. Giữa bộn bề của xã hội nhưng Huy Cận nhanh chóng hòa vào dòng chảy mới của thời đại, cảm nhận không gian từ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống.

Trong thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận trước năm 1945, không gian trần thế

cuộc sống thực. Càng yêu cuộc sống, nhà thơ luôn ý thức và quan tâm đến sự tồn tại, vận động của con người và vạn vật trong thế giới. Dường như mỗi hơi thở của chúng nhà thơ đều cảm nhận được và ghi lại. Không gian trần thế trong thơ Huy Cận chủ yếu hướng về không gian tự nhiên của tạo vật. Từ con người đến cây cỏ

hoa lá…đều đánh thức tâm hồn ông. Huy Cận dành nhiều trang thơ để viết về

không gian tự nhiên mà “tượng trưng là không gian nông thôn với cảnh sông, hồ,

đường làng, vườn tược...” [23, tr. 84]. Những phong cảnh khoáng đạt của đồng nội mang lại cho nhà thơ một sự thư thái, trấn an được tâm hồn cô đơn của con người:

“Nắng chia nửa bãi chiều rồi Vườn hoang chinh nữ xếp đôi lá rầu

Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây”

(Ngậm ngùi)

Trong thơ ca trung đại, vườn là nơi con người tìm đến để di dưỡng tinh thần, sống một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên. Không ít các nhà thơ đã tìm đến những mãnh vườn để sự nhàn nhã, trú ngụ tinh thần, ẩn trốn mọi sự bon chen của cuộc đời:

“Trải nguy nan, đã mấy phen Thân nhàn phúc lại được về nhàn Niềm xưa trung ái thề không phụ

Cảnh cũđiền viên thú đã quen”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm – Thú điền viên)

Trong thơ Huy Cận, vườn “hoang sơ lại mọc đầy cây trinh nữ…là nơi con người

được mơ mộng, yêu và ru ngủ trong lời âu yếm” [23, tr. 84]. Bằng những cảm xúc chân thành và tình cảm tha thiết nhà thơ tìm về với cuộc sống, hòa nhập vào không gian trần thế gần gũi, hiền hòa và ấm áp để lắng nghe những xao động của cuộc sống đời thường.

Không gian trần thế của cuộc sống trong thơ Huy Cận còn gắn với những hình ảnh bình dị, êm đẹp của thiên nhiên:

Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng”.

(Thu rừng)

Thiên nhiên quanh cuộc sống được nhà thơ cảm nhận thật tinh tế, tỉ mỉ từng chi tiết

sắc trời trôi, chim đi, lá rụng...Những hình ảnh vận động lặng lẽ của thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống thường ngày nhưng đôi khi trên đường đời hối hả người ta vô tình lướt qua và lãng quên chúng. Chỉ có một tâm hồn nhạy cảm, nặng với tinh

đời mới có những cảm nhận tinh tếđến thế.

Trong không gian trần thế, Huy Cận dành nhiều sự quan tâm và tình cảm trìu mến cho cuộc sống thiên nhiên. Nhà thơ ít nhắc đến con người mà chỉ nói nhiều về

thiên nhiên nhưng thực chất thiên nhiên con người và thiên nhiên đã hòa thành một thể. Trong sự nở bừng của thiên nhiên ta cảm nhận như có đôi tay của con người

đang ôm cả sự sống vào lòng mình:

“Hai hàng cây xanh

Đâm chồi hy vọng Ôi duyên tốt lành Én ngàn đưa võng Hương đồng lên nhanh”

(Chiều xuân)

Chính phong cảnh bình dị, mộc mạc và man mác hương đồng gió nội của cảnh vật

đang đua nở như cây xanh đâm chồi, én chao nghiêng, hương đồng đang đâm hồi, nảy mầm sự sống…đã đánh thức bao cung bậc yêu thương và ru ngủ tâm hồn luôn tê tái, cô đơn của nhà thơ.

Có thể nói, cách chiếm lĩnh không không gian trần thế trong thơ Huy Cận giai đoạn này gần gũi với bút pháp của thơ ca hiện đại. Không gian trần thế trong thơ hiện đại thường thiếu vắng những hình ảnh bao la như núi cao, sông rộng, non xanh nước biếc…mà thay vào đó là những hình ảnh cụ thể trong sinh hoạt và đời sống con người như ao làng, cầu tre, ruộng lúa, mái nhà tranh, những cồn xanh bài tía...Chúng gợi lên những bức tranh gần gũi, êm đẹp, bình và hiền hòa cho cuộc sống con người:

“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh Trên con đường viền trắng mép nhà xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”

(Chợ Tết)

Không gian sinh hoạt trong những ngày chợ Tết của người Việt Nam hiện lên thật cụ thể và gần gũi qua ngòi bút tả thực của Đoàn Văn Cừ. Cuộc sống như đang vận

động kế bên ta chứ không còn là bức tranh được phác họa trong thơ nữa.

Cũng giống như các nhà thơ hiện đại, Huy Cận cảm nhận không gian cuộc sống bằng sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên. Những hình ảnh như vườn, làng, sông, trăng, cây cỏ, hoa lá…đã trở thành hình ảnh thân thương gắn với cuộc sống trong thơ Huy Cận. Đặc biệt, Huy Cận còn cảm nhận được những hương thơm nồng nàn của thiên nhiên, chúng lan tỏa khắp không gian góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của tạo hóa, làm cho màu của đất trời thêm tươi thắm và tâm hồn con người thêm yêu thương rạo rực. Đó là hương của mùi đất mới đang tỏ ngào ngạt phẩn phất trong không gian như hương tình yêu đôi lứa:

“Thơm tho quá, lòng ơi, vườn mới xới Vẩn vơ thơm như mùi của tơ duyên”.

(Vỗ về)

Đó là hương thơm của những hạt mùa xuân đang nảy mầm trên từng luống

đất, hương của những cây xanh đang ươm chồi nảy lộc, hương của những con sông xanh đang tắm mát đời người…Tất cảđược con người cảm nhận bằng hương vị của yêu thương và niềm hân hoan thiết tha:

“Luống đất thơm những mùa mới dậy Bên đường chân rộn bước trai tơ

Cây xanh cành đẹp xui tay với Sông mát tràn xuân nước dặm bờ”

Những hình ảnh như luống đất, cây xanh, sông nước…làm cho không gian trần thế

trong thơ Huy Cận trở nên thật cụ thể, gần gũi và tươi đẹp hơn bao giờ hết.

Có thể nói, không gian trần thế với những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên là nguồn cảm hướng bất tận trong thơ Huy Cận. Với tâm hồn nhạy cảm, luôn nặng lòng với cảnh vật và quê hương, nhà thơ cảm nhận gần như đến từng chi tiết nhỏ

của cảnh vật, luôn hướng tâm hồn về những vẻ đẹp bình dị, êm đềm của cuộc sống

đời thường để tạo nên những vần thơ dào dạc tình cảm. Cách nhà thơ chiếm lĩnh không gian trần thế như thế là một biểu hiện tiêu cho vẻ đẹp hiện đại trong tư duy thơ của Huy Cận.

Cuộc đời và vũ trụ là hai cực tạo hóa luôn song hành tồn tại và hấp dẫn trái tim nghệ thuật của nhà thơ. Dù đau khổ nhưng nhà thơ vẫn không quay lưng lại với cuộc đời, vẫn khát khao chiếm lĩnh cả không gian trần thế để tồn tại vĩnh hằng với tạo hóa. Nặng với tình đời nhưng lại bế tắt trước hiện thực xã hội nhà thơ lượn mình lên tầng cao của vũ trụ, khám phá những bí ẩn của trong không gian muôn trùng xa thẳm nhằm vươn tới một sự tự do, khoáng đãng cho tâm hồn. Chính sự cảm nhận và khám phá không gian ở hai đối cực cuộc đời và vũ trụ làm cho không gian nghệ

thuật trong thơ Huy Cận vừa mang màu sắc hiện đại vừa mang màu sắc cổđiển. Tóm lại, không gian và thời gian nghệ thuật thơ Huy Cận biến đổi theo chiều vận động phát triển của nền văn học dân tộc và song hành cùng bước đi của lịch sử

nước nhà. Trước năm 1945, thời gian và không gian trong thơ Huy Cận đang bị bủa vây trong bóng tối và bế tắc. Nhưđang chạy trốn vòng xoay của tạo hóa, Huy Cận chủ yếu quan tâm đến nhiều thời gian của nhân thế bởi, khát khao tìm về quá khứ

êm đẹp, huy hoàng để tìm cứu cánh để sưởi ấm cho tâm hồn đơn độc. Không gian nghệ thuật cũng không nằm ngoài những giới hạn chật chội của xã hội trước năm 1945. Cảm xúc về không gian trong thơ Huy Cận giai đoạn này bị thành hai tầng vũ

trụ và cuộc đời. Tuy nhiên dù nhỏ bé hay bao la nhưng ở không gian nào nhà thơ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)