Cách xây dựng mốc thời giang ợi nhiều tâm trạng, cảm xúc

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM

2.1.2.1. Cách xây dựng mốc thời giang ợi nhiều tâm trạng, cảm xúc

Thời gian nghệ thuật không chỉ phản ánh sự vận động của sự vật mà còn là phương tiện thể hiện thế giới tâm hồn của nhà thơ. Trong thơ Huy Cận, thời gian

được xây dựng mang nhiều ý nghĩa, giá trị thẩm mỹ đồng thời còn gợi lên nhiều tâm trạng, cảm xúc, tạo ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Trước cách mạng tháng Tám, để thể hiên nỗi buồn tê tái trước thực tại, Huy Cận đã chọn điểm thời gian buổi chiều và đêm tối. Trong đó, thời gian mang nhiều tâm trạng và ý nghĩa nhất là buổi chiều. Có thể nói, Huy Cận không phải là người

đầu tiên chọn buổi chiều làm mốc thời gian để thể hiện tâm trạng, cảm xúc. Bởi lẽ, chiều là điểm thời gian quen thuộc đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, đặc biệt là trong thơ trung đại. Chiều có khi được nói đến một cách trực tiếp, có lúc gián tiếp qua sự vận động cảnh vật nhưng dường như buổi chiều nào cũng là lúc con người dễ chạnh lòng nhất. Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện nỗi cô đơn và tâm sự yêu nước của người lữ thứ khi đứng trước thiên nhiên trong buổi chiều hôm:

“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vãn trống dồn

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn”

(Bà Huyện Thanh Quan – Chiều hôm nhớ nhà)

Hồ Chí Minh cũng từng thể hiện tâm trạng lạc quan của một người tù đang chuyển lao trong buổi chiều qua những dấu hiệu của thiên nhiên, sự vật:

“Chim mỏi về rừng tìm trốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xây ngô tối

Xây hết lò than đã rực hồng” (Chiều tối)

Trong thơ Huy Cận, buổi chiều được nhà thơ sử dụng một cách độc đáo và sáng tạo. Mỗi lần xuất hiện, chúng đều gợi lên nhiều màu sắc tâm trạng khác nhau, góp phần trong việc bộc lộ cảm xúc con người. Buổi chiều như một nỗi ám ảnh cứ

trở đi trở lại trong tâm thức của nhà thơ. Mọi giao lưu hoạt động của nhà thơ như đều lắng lại trong buổi chiều “Nhà thơ trò chuyện với thi sĩ ngày xưa trong buổi chiều, nhớ hờ trong buổi chiều nhẹ, xem xiếc trong buổi chiều, nhìn thuyền đi trong lúc đang chiều…” [21, tr. 107]. Chiều xuống mọi hoạt động ngưng lại, không gian trở nên vắng lặng và mênh mông. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết chiều là khoảng thời gian gợi lên một sự cô đơn, lẻ loi cho cảnh vật và con người. Đặc biệt, với một nhà thơ mang khối sầu thiên cổ như Huy Cận thì chiều càng gợi lên nhiều tâm trạng:

“Ai chết đó nhạc sầu chi lắm thế

Chiu m côi trời rét mướt ngoài đường” (Nhạc sầu)

Bằng năng lực cảm thụ nhạy cảm và sáng tạo Huy Cận đã kết hợp một cách thành công và có ý nghĩa danh từ chỉ thời gian + từ chỉ trạng thái. Cách kết hợp này không chỉ mới lạ mà còn có giá trị tạo hình cao, gây nhiều sức ám ảnh cho người

đọc. Chiều là thời gian gợi lên sự vắng lặng mênh mông khi kết hợp với từ mồ côi

càng tô đậm lên sự côi cút, bơ vơ của con người trước thời khắc cuối ngày. Không còn là danh từ chỉ thời gian nữa, chiều mồ côi trở thành hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn đang chất chứa lớp lớp khối sầu của thi nhân.

Có lúc chiều còn gợi lên một sự chia ly, cách biệt đến ngậm ngùi:

“Ão não quá trời buổi chiu vĩnh bit

….

Sầu chi lắm trời ơi ! Chiu tn thế”.

(Nhạc sầu)

Chiều là lúc con người dễ gơi vào trạng thái cô đơn, trống vắng nhất vậy mà lại còn

là chiều vĩnh biệt, chiều tận thế. Những từ vĩnh biệt, tận thế gợi sự chia ly cách biệt

như thấm sâu vào thời gian, len lỏi vào từng huyết mạch và kết lại thành khối trong tâm hồn con người. Chiều không còn mang ý nghĩa thông thường nữa mà có sự dịch chuyển theo chiều sâu cảm xúc, trở thành một chất xúc tác nuôi lớn và khơi dậy nỗi sầu thiên cổ của nhà thơ.

Không chỉ kết hợp với các định ngữ nghệ thuật giàu tính tạo hình và biểu cảm, chiều trong thơ Huy Cận còn mang một ấn tượng mới lạ nhờ vào biện pháp tu từ nhân hóa:

“Chiều lại xuống trên lầu cô tịch Chờ thi nhân đã chết tự ngàn xưa

Nói chuyện cùng - chiều không nắng, không mưa Không sương khói chỉ có sầu vạn thuở”

(Trò chuyện)

Chiều không còn là một khái niệm phi vật chất nữa mà trở thành một con người rất thực, là người bạn tri kĩ đang đối diện với thi nhân. Chiều cũng có tâm hồn, cảm xúc, biết chờđợi, biết trò chuyện. Những yếu tố của không gian trở nên mờ hóa đi

không nắng, không mưa mà chỉ còn lại chiều lặng lẽ, đang lan thấm và lay động tâm hồn nhà thơ, khiến nhà thơ càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết.

Có lúc nhà thơ gọi chiều thân thiết như một người bạn tri kỉ:

“Chiu ơi! Hãy xuống thăm ta với Thiên hạ lìa xa đời trống không”

(Tâm sự)

Hai tiếng chiều ơi được tách ra thành một vế trong cấu trúc câu cảm tạo nên một sức lay động cao. Nhẹ nhàng và tha thiết nhà thơ gọi chiều xuống thăm để trút bao tâm sự trong lòng. Tiếng gọi ấy đã tô đậm thêm sự bơ vơ và khát khao giao cảm trong lòng thi nhân.

Có thể nói cách kết hợp danh từ chỉ thời gian chiều cùng với các động từ chỉ

trạng thái và biện pháp tu từ nhân hóa đã tạo cho câu thơ thêm nhiều hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ cao. Chúng không chỉ làm cho những khái

niệm thời gian trở nên cụ thể mà còn tạo được những hình ảnh giàu tâm trạng, cảm xúc, xoáy sâu vào được những cung bậc tình cảm nhà thơ.

Bên cạnh điểm thời gian buổi chiều thì thời gian đêm cũng gợi lên nhiều thổn thức trong lòng thi nhân. Đêm tối là khoảng thời gian thanh vắng nhất, là lúc thích hợp để con người trãi lòng mình. Cũng giống như buổi chiều, đêm tối trong thơ Huy Cận đem lại những ấn tượng mạnh mẽ về cảnh vật và con người:

“Ngày sẽ về, gió sẽ mát, hoa tươi Muôn trai tơđi hái vạn môi cười Làm nắng ấm vào khua trong lá sắc

Nhưng mắt đóng trong đêm câm dng dc”

(Chết)

Cảnh vật lúc này đây thật đẹp và đầy sức sống, có gió mát, có hoa tươi, có nắng ấm

đang khua mình trong lá sắc…và con người cũng hân hoan trào đón cuộc sống. Tuy nhiên, dù cảnh vật có tươi vui, môi có nở nụ cười thì bóng đêm đã khỏa lấp tất cả.

Đêm đã vắng lạnh mà lại còn đêm câm dằng dặc càng tăng lên sự thanh vắng, tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vào đêm. Bóng đêm phủ lấy cả không gian, bao lấy tâm hồn của con người. Hình ảnh này còn là biểu tượng của sự ngột ngạc, tù túng xã hội đang bóp chết con người lúc bấy giờ.

Đêm còn là lúc gợi lên trong lòng nhà thơ bao nỗi nhớ:

“Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la”

(Buồn đêm mưa)

Xưa nay trong văn chương nghệ thuật ta thường bắt gặp nỗi nhớ quê hương, nhớ

cảnh vật, nhớ con người…thế nhưng Huy Cận lại nhớ không gian. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại nhớ không gian. Đêm đã quá vắng vẻ mà còn là đêm mưa càng

gợi lên sự lạnh lẽo đồng thời tô đậm thêm sự trơ trọi và lạnh buốt của tâm hồn thi nhân, đối diện với màn đêm nhà thơ cảm giác quá cô đơn và ngột ngạc giữa bốn bức tường chật hẹp. Chính cảm giác thiếu không gian ấy nên nhà thơ mới có tâm trạng khắc khoải không gian, nhớ không gian. Trong nỗi nhớ mênh mang, da diết và

mơ hồ ấy, ta không còn nghe những âm thanh của tiếng mưa rả rít bên ngoài sân nữa mà như bị cuốn vào cơn mưa trong lòng nhà thơ. Đêm mưa trở thành không gian tâm tưởng nhân lên nỗi buồn da diết trong lòng thi nhân.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, thời gian buổi chiều, ban đêm vẫn xuất hiện phổ biến trong thơ Huy Cận, tuy nhiên, chúng không còn điểm thời gian gợi nỗi buồn nữa mà trở nên tươi đẹp và đầy sức sống:

“Ta đi trong chiu dy biếc”

“Trong nhịp chiu xanh bt duyt”

(Một buổi chiều thu)

Huy Cận không chỉ tài tình trong cách lựa chọn ngôn ngữ mà còn độc đáo trong cách kết hợp ngôn ngữ. Danh từ chỉ thời gian chiều + động từ dậy biếc và tính từ

xanh không chỉ cụ thể hóa thời gian mà còn có ý nghĩa nhấn mạnh niềm vui, sức sống đang hồi sinh trong trong tâm hồn của nhà thơ. Đêm cũng không còn là đêm câm dằng dặc nữa mà đêm long lanh đầy sức sống:

“Đêm về với biển đêm xanh

Không đen, đêm bin long lanh nghìn trùng”

(Đêm về với biển)

Cũng bằng cách kết hợp từ chỉ thời gian đêm + tính từ xanh, long lanh cùng với biện pháp đảo ngữ tính từ không đen ra đầu câu cho thấy sự một niềm lạc quan và chuyển biến đầy phấn khởi trong cách cảm nhận thời gian cũng như cuộc đời của Huy Cận giai đoạn sau năm 1945.

Có thể nói, những danh từ chỉ thời gian trong thơ Huy Cận đã đạt đến độ tinh tế nhất của tư duy nghệ thuật và cảm xúc. Việc sử dụng những từ chỉ thời gian không chỉ thể hiện được sự tồn tại của thời gian vật lí mà còn góp phần tô đậm lên những lớp sóng sầu âm ỉ trong lòng nhà thơ cũng như phân biệt cảm thức thời gian của ông ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)