Vấn đề về ý thức hệ và văn hóa

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 70 - 73)

Đã gần 20 năm trôi qua sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu thuẫn về ý thức hệ không vì thế mà mất đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hoà bình” với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên… Biên giới của thời kỳ Chiến tranh lạnh vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Để chống các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản

không chỉ dùng diễn biến hoà bình mà còn dùng biện pháp bao vây, cấm vận, sự

trừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự, sử dụng chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền…

Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn về ý thức hệ không thể cản trở quá trình hợp tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay giữa các nước có hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau. Trong tình hình đó, mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa khác vẫn là đối kháng về ý thức hệ

song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như

trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Mâu thuẫn về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư

bản và chủ nghĩa xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” và “chống diễn biến hoà bình”. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên nhiều phương diện và là một quá trình đấu tranh lâu dài. Trên cơ sởđó, sự khác biệt về ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn là một nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa hai nước.

Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực có những biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng và sâu sắc. Đó là sự thay đổi trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm sau khi kết thúc trật tự hai cực đối đầu của thời kỳ

Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây. Không gian chính trị - xã hội thời kỳ hậu Xô-viết với tác động của toàn cầu hóa như một xu thế tất yếu và phổ

biến đã làm nổi bật một đặc điểm mới của thế giới hiện nay là hòa bình, hợp tác và phát triển. Các quốc gia dân tộc cùng tồn tại và phát triển trong thế tùy thuộc và phụ

thuộc lẫn nhau. Trong thế giới như thế, không một quốc gia dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển được trong trạng thái ốc đảo, khép kín, biệt lập. Rõ ràng, sự phát triển ngày nay không thể đơn tuyến mà là đa dạng hóa, đa phương hóa, là phát triển của thống nhất trong đa dạng, thống nhất của những khác biệt. Sự khác biệt ý thức hệ và thể chế chính trị đã không còn là trở ngại không thể vượt qua trong phát triển.

Đó chính là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.

Đối với Hoa Kỳ, nhân tố khác biệt ý thức hệ cùng với day dứt của không ít nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, đặc biệt trong Quốc hội Hoa Kỳ về sự thất bại cay đắng ở

thua trong chiến tranh nhưng sẽ thắng trong hoà bình. Trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, ngoài ý đồ trở thành cường quốc lãnh đạo thế giới, Hoa Kỳ còn chủ động dùng con bài “dân chủ”, “nhân quyền” để phục vụ cho ý tưởng và lợi ích Hoa Kỳ. Lý tưởng và lợi ích của Hoa Kỳ rõ ràng là không chỉ trên lĩnh vực kinh tế và cả trên lĩnh vực chính trị. Vì vậy, việc thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam là một trong những mục tiêu không che đậy của Hoa Kỳ

trong quan hệ với Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton trong bài phát biểu của mình nhân dịp bình thường hóa quan hệ hai nước đã tuyên bố: “Tôi tin rằng việc bình thường hóa quan hệ và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây” [78, tr. 39-40].

Hoa Kỳ là nước theo chế độ chính trị đa đảng với hệ giá trị, hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý xã hội rất khác Việt Nam. Hoa Kỳ gây sức ép với nhiều nước trong đó có Việt Nam để thay đổi những giá trị và chuẩn mực phù hợp với giá trị của Hoa Kỳ. Các chính khách Hoa Kỳ đã nhiều lần công khai kêu gọi Việt Nam chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, và đòi xoá bỏđiều 4 Hiến pháp Việt Nam về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một sự khác biệt khác đó là một bộ phận khá đông dân chúng Hoa Kỳ ít được thông tin về hình ảnh Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ, họ nghĩđến Việt Nam như

một cuộc chiến chứ không phải một đất nước. Trong suy nghĩ của một số người dân Hoa Kỳ, chủ nghĩa cộng sản gắn liền với những gì tiêu cực, xấu xa mà bộ máy tuyên truyền của phương tây thời “Chiến tranh lạnh” đã tiêm nhiễm vào tiềm thức của họ. Một cuộc khảo sát dư luận của Bradley O’ Leary phối hợp với Zogby International tháng 11-2004 cho thấy rằng, khoảng 1/3 dân số Hoa Kỳ có quan điểm tiêu cực về

Việt Nam.

Có thể nói, sự khác biệt chính trị đương nhiên không phải là yếu tố thuận lợi cho quan hệ giữa các quốc gia. Đặc biệt, trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nhân tố

này lại là một trở ngại quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai nước bởi hai lý do: Thứ nhất, Chính quyền B. Clinton đã coi việc thúc đẩy tự do dân chủ và nhân

quyền là một trong ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong giai

đoạn định hình chính sách của mình, trong nội bộ của Hoa Kỳ cũng như trong Quốc hội Hoa Kỳđã có ý kiến coi việc cải thiện dân chủ, nhân quyền là một trong những

điều kiện tiên quyết đối với việc phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Thứ hai,

đặc điểm chính trị nội bộ Hoa Kỳ làm cho sự khác biệt về ý thức hệ này trở thành một trở ngại lớn hơn và trên thực tế đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Điều này

được thể hiện rõ trong cuộc đấu tranh nội bộ Hoa Kỳ trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 70 - 73)