Quan hệ kinh tế là nội dung quan trọng hàng đầu trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm từng phát biểu với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher: “Trong quan hệ với Hoa Kỳ, chúng tôi coi quan hệ kinh tế là trọng tâm”. Chính sự hợp tác kinh tế là một trong những cơ sở
quan trọng cho việc thúc đẩy các quan hệ khác phát triển.
Kể từ khi bình thường hóa đến nay, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện qua việc hai bên cùng có những nỗ lực nhằm tạo điều kiện pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế song phương phát triển. Ngày 7-4-1997, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ R. Rubin và Bộ
trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng ký kết thỏa thuận phía Việt Nam thanh toán khoản nợ tương đương 147 triệu USD kế thừa từ khoản nợ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây.
Ngày 10-3-1998, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố miễn áp dụng Tu chính án Jackson - Vanik trong Đạo luật thương mại Hoa Kỳ 1974 đối với Việt Nam, qua đó cho phép các nhà đầu tư Hoa Kỳ ở Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả
hơn tại Việt Nam và nhận được sự trợ giúp từ các cơ quan Hoa Kỳ như Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIM Bank), Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC), Cục hàng hải (MADRAG), Cơ quan phát triển quốc tế (AID). Đạo luật này tiếp tục được Tổng thống Clinton tuyên bố gia hạn miễn trong năm 1999 và năm 2000. Năm 2001, Tổng thống Hoa Kỳ G. W. Bush cũng tuyên bố bãi miễn luật Jackson - Vanik.
Ngày 26-3-1998, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá và Đại sứ
song phương cho cơ quan đầu tư hải ngoại Hoa Kỳ (OPIC). Theo khoản 231 A của
Đạo luật Viện trợ nước ngoài thì OPIC là cơ quan chuyên trách công tác hỗ trợ đầu tư cho các doanh nhân Hoa Kỳ hoạt động hải ngoại bằng cách cung ứng tài chính cho các dự án, cung cấp vốn đầu tư và bảo hiểm rủi ro. Trước đó, năm 1997, hai bên
đã ký Hiệp định về bảo hộ quyền tác giả.
Ngày 13-7-2000, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký Hiệp định Thương mại song phương - khung pháp lý quan trọng nhất tạo điều kiện cho hai nước phát triển quan hệ kinh tế - thương mại, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ vốn rất phức tạp giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ [32]. Sau khi phía Hoa Kỳ phê chuẩn, ngày 28-11-2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng chính thức phê chuẩn Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại.
Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 10- 12-2001, hai bên Việt Nam và Hoa Kỳđã chính thức trao đổi công hàm đểđưa Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vào thực hiện. Theo các điều khoản quy định của Hiệp định này, hàng hóa Việt Nam được hưởng quy chế thương mại bình thường (NTR) - trước đây gọi là quy chế Tối huệ quốc (MFN) - và như vậy sẽ có cơ
hội cạnh tranh bình đẳng hơn với các đối tác khác trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với một thị trường lớn và tương đối mở
nhất thế giới và mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh.
Về phía Hoa Kỳ, Hiệp định Thương mại sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ xuất khẩu vào thị trường Việt Nam nhiều tiềm năng mà không phải chịu thuế cao. Nội dung cơ bản của Hiệp định này bao gồm các vấn đề như mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của nhau, cùng nhau giảm thuế quan, cho nhau hưởng chế độ đãi ngộ quốc dân, sự trợ giúp của chính phủ đối với các hoạt động thương mại, các điều khỏan về hạn chế số lượng, các quyền giao thương, quyền sở
hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và một số vấn đề khác. Với việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại, nếu Việt Nam đáp ứng các điều khoản 402 và 403 trong Đạo luật thương mại 1974 của Hoa Kỳ thì Việt
Nam sẽ được hưởng Quy chế quan hệ thương mại bình thường của Hoa Kỳ trên cơ
sở xem xét hàng năm. Những mặt hàng Việt Nam có lợi thế và xuất khẩu sẽ tăng
đáng kể khi Việt Nam được hưởng mức Tối huệ quốc của Hoa Kỳ là giày dép, hàng dệt may, thực phẩm chế biến, hoa quả chế biến và linh phụ kiện điện tử.
Bên cạnh những nỗ lực về mặt pháp lý trên, quan hệ kinh tế hai nước đã đạt
được một số thành tựu đáng chú ý. Về quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều, có bước tiến vượt bậc so với thời kỳ trước bình thường hóa. Nếu như, năm 1993, kim ngạch thương mại giữa hai nước là 7,583 triệu USD thì con số đó của năm 1999 là 838,792 triệu USD. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ
những mặt hàng như cà phê, gạo, tôm đông lạnh, quế, cao su tự nhiên, giày dép, hàng may mặc, dầu mỏ, hạt điều. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như phân bón, sắt thép và một số loại hóa chất, thiết bị viễn thông.
Tuy nhiên cần thấy rằng tổng giá trị buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất khiêm tốn. So với tổng giá trị buôn bán giữa Hoa Kỳ và ASEAN, tỷ phần của Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ, chưa đầy 2%. Trong lĩnh vực đầu tư, tính tới thời
điểm tháng 7-2001, Hoa Kỳ có 120 dự án đầu tư thuộc mọi lĩnh vực, với tổng số
vốn 1 tỷ USD Mỹ, xếp thứ 10 trong danh sách những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Nhìn tổng thể, đầu tư của Hoa Kỳ ở Việt Nam chiếm chưa đến một phần nghìn tổng FDI tại Việt Nam [19, tr. 9]. Các công ty Hoa Kỳ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam bao gồm Mobil, Exxon chuyên về dầu mỏ, Ford, Crysler chuyên về ô tô, Kodak chuyên về phim, Motorola chuyên về thiết bị viễn thông, City Bank, Bank of America hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng...
Về cơ cấu, khoảng 2/3 đầu tư của Hoa Kỳ tập trung vào các ngành dầu khí, du lịch, khách sạn, văn phòng, dịch vụ, y tế, ngân hàng tài chính, xây dựng và nông nghiệp. Xét theo vùng và lãnh thổ, trong thời kỳđầu, khoảng 2/3 tổng số đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam tập trung vào các tỉnh phía Nam, 1/3 ở phía Bắc. Điều này phản ánh tính chất quen thuộc, hấp dẫn cũng như quan hệ lịch sử để lại của miền Nam Việt Nam đối với các công ty Hoa Kỳ. Đến thời gian gần đây, các công
ty Hoa Kỳ chú ý nhiều hơn đến miền Bắc, nhưng đầu tư chưa vượt được các tỉnh miền Nam.
Sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực (2001), quan hệ kinh tế - thương mại hai nước tiếp tục phát triển. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều năm 2001 chỉđạt gần 1,4 tỷ USD thì con số của năm 2003 là 5,85 tỷ USD. Hiện Hoa Kỳ đã trở
thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng lên mạnh mẽ. Thương mại hai chiều tăng có lợi cho người sản xuất và tiêu dùng của cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai bên cũng đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận khác như Hiệp định chung về Hợp tác kinh tế, kỹ
thuật; Hiệp định Hợp tác vận tải biển, Bản ghi nhớ Hợp tác nông nghiệp...
Du lịch của Hoa Kỳ vào Việt Nam hàng năm tăng đáng kể, đến tháng 11/2004 đạt 247.221 lượt khách, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2003. Mới đây,
đường bay thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được nối lại sau 30 năm gián đoạn.
Đây sẽ là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, du lịch và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.
Nhìn chung, quan hệ kinh tế hai nước tuy có phát triển nhưng trở ngại phía trước vẫn còn nhiều. Điều đó trước hết bởi vì hai bên còn gặp khó khăn trong quá trình hợp tác như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, sự khác biệt về hệ
thống chính trị, văn hóa, tập quán kinh doanh, chưa thực sự hiểu biết lẫn nhau, khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và Hoa Kỳ còn áp đặt một số điều kiện phi kinh tế trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, bản thân hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng tạo ra những thách thức đối với Việt Nam như cải cách hơn nữa hệ thống pháp luật, gia tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và các mặt hàng cụ thể.