Vấn đề POW/MIA

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 56 - 61)

Về mặt số liệu, quá trình hợp tác để giải quyết vấn đề POW/MIA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước phát triển tích cực do phía Việt Nam đã tích cực hỗ trợ phía Hoa Kỳ tìm kiếm hoặc có thêm những trường hợp phát hiện mới. Năm 1998, Hoa Kỳ nêu có 2.583 POW/MIA tại Việt Nam trong đó số mất tích là 1.555 cho đến năm 2005, con số đã thấp hơn, nhưng phía Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho vấn đề này.

hệ giữa hai nước không chỉ trong giai đoạn 1975 - 1979 mà cả trong thập niên 80 của thế kỷ XX đã chịu sự chi phối đáng kể của vấn đề POW/MIA.

Một số nghị sĩ quốc hội, cựu chiến binh Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã sử dụng vấn đề này để gây áp lực với chính quyền Hoa Kỳ không “bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”. Do vậy, Chính phủ Hoa Kỳ đã đề nghị

một lộ trình trong đó người Mỹ mất tích ở Việt Nam (MIA) và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia là hai điều kiện tiên quyết để bình thướng hóa quan hệ giữa hai nước. Đối với vấn đề MIA, mặc dù Việt Nam rất có thiện chí nhưng phía Hoa Kỳ

vẫn cho rằng: “dường như vẫn còn người sống và bị giam giữ đâu đó”. Trong một cuộc họp của Tổng thống G. H. Bush với những gia đình nạn nhân người Mỹ mất tích, rất nhiều người lên án Tổng thống gay gắt vì đã không thật sự nghiêm túc vấn

đề này.

Cuối năm 1992, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã có triển vọng mới, nhưng lúc đó lực lượng chống lại bình thường hóa cũng âm mưu và hành động rất có tổ chức. Tháng 4-1993, trong lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Edmund Musky sang thăm Việt Nam nhằm thảo luận về khả năng khoảng đến giữa năm 1993, chính quyền Hoa Kỳ bỏ cấm vận và thiết lập ngoại giao ở mức thấp nhất là cơ quan liên lạc. Thực tế, vào thời gian đó Stephen Morris ở Trường Đại học Johns Hopkins đã tung ra một tài liệu mà theo ông ta là lấy được từ chuyến đi công tác sang Moscow (Nga), trong đó có việc Trung tướng Trần Văn Quang gửi Bộ Chính trị Việt Nam báo cáo về vấn đề người Mỹ còn sống và đã được gửi sang Nga. Từ những tình huống này đã dội một gáo nước lạnh vào quan hệ giữa hai nước khi đó đang có dấu hiệu ấm dần lên. Phải mất hơn nửa năm sau, những tài liệu đó mới được chứng minh là không có thật [38, tr. 189]. Do đó, trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, chính quyền Bill Clinton xem việc tìm kiếm người Mỹ mất tích như một ưu tiên chính trong quan hệ giữa hai nước.

Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam chủ trương coi MIA là vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và chủ trương hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề này mà không gắn với bất cứđiều kiện chính trị nào. Bằng chứng là ngay sau khi Hiệp định

Paris được ký kết (1-1973), Việt Nam đã thành lập Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích để phối hợp với Hoa Kỳ trong vấn đề này. Và đến tháng 8-1987, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo của hai nước, trong đó có vấn đề MIA. Trong thời gian sau đó, phía Việt Nam đã có những cố gắng lớn trong việc tìm kiếm và thu thập hài cốt lính Mỹ bị chết ở Việt Nam. Nhờ sự nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, việc giải quyết vấn đề

MIA đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tầm quan trọng của vấn đề này đã được thể hiện rõ trong tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton ngày 11- 7-1995, vấn đề POW/MIA đã chiếm 50% dung lượng của bài phát biểu. Về phía mình, ngày 12-7-1995, trong Tuyên bố của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, cũng

đã nêu rõ lập trường của phía Việt Nam, rằng Việt Nam luôn luôn coi vấn đề

POW/MIA là vấn đề nhân đạo, nên “xuất phát từ tinh thần nhân đạo, chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình hợp tác với Hoa Kỳ nhằm kiểm kê một cách

đầy đủ có thểđược những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam” [63]. Thực vậy, với quan điểm trước sau như một coi vấn đề MIA là vấn đề nhân

đạo, Việt Nam đã có những cố gắng to lớn hợp tác với phía Hoa Kỳ trong điều kiện có thểđể giải quyết vấn đề MIA. Tính từ khi bắt đầu những hoạt động tìm kiếm đầu tiên vào năm 1973 đến tháng 7-1997, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành 46 cuộc tìm kiếm và khai quật để giải quyết vấn đề MIA, và tiến hành 65 đợt trao trả hài cốt cho phía Hoa Kỳ. Theo ghi nhận của chính phía Hoa Kỳ, trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Clinton (1993-1996; 1997-2001) Việt Nam đã chuyển gần 300 bộ hài cốt

được cho phía Hoa Kỳ chuyển về nước. Các cuộc điều tra thông tin về người Mỹ

còn sống cũng được tiến hành theo đề nghị của phía Hoa Kỳ. Hai bên đã thiết lập

được một cơ chế phối hợp ngày càng hiệu quả, giải quyết cơ bản các trường hợp MIA của Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Trong công văn số 99-12 gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3-2-1999, Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton đã xác nhận rằng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đã hợp tác đầy đủ và chân thành với Chính phủ Hoa Kỳ trong nỗ

lực kiểm chứng những quân nhân Hoa Kỳ còn trong diện mất tích (MIA) hay nghi là bị giữ làm tù binh (POW) ở Việt Nam. Công văn của Tổng thống B. Clinton có

đoạn: “Trên cơ sở những thông tin mà Chính phủ Mỹ hiện có, tôi xác nhận rằng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đang hợp tác đầy đủ và chân thành với Mỹ

trên bốn lĩnh vực có liên quan đến việc kiểm chứng đầy đủ nhất có thể được những người Mỹ còn chưa được kiểm chứng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Đó là: Giải quyết những vụ hai bên có tin tức không khớp nhau, điều tra những báo cáo nhìn thấy người Mỹ còn sống, tìm kiếm trên thực địa; thu hồi và đưa về nước hài cốt của người Mỹ; tăng cường nỗ lực trong việc cung cấp tài liệu góp phần vào việc sớm đạt tới kết quả kiểm chứng đầy đủ nhất có thể được số người Mỹ còn trong diện mất tích; hỗ trợ nhiều hơn trong việc tiến hành các cuộc điều tra ba bên với Lào”. Điều này cho thấy, Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton đã đánh giá rất cao những cố gắng tích cực của Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề MIA.

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11-2000, đích thân Tổng thống Hoa Kỳ

Bill Clinton đã tham dự buổi khai quật của lực lượng tìm kiếm hỗn hợp tại làng Tiền Châu, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày 18-11-2000. Sau đó, ngày 19-11-2000, trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Hãng truyền hình CNN tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng thống B. Clinton tuyên bố: “Chúng tôi xem những người dân Việt Nam làm việc cùng những người Mỹ, bùn ngập ngang hông, đào đất, đổ đi những đống bùn lớn, và xem những người Việt Nam khác moi từ trong đống bùn ra bất kỳ một mẩu kim loại hay mảnh vải nào, bất kỳ, bất kỳ thứ gì có thể cho chúng ta đầu mối để

biết được đây có đúng là địa điểm máy bay đã rơi và tìm kiếm xem còn có cái gì ở

sâu dưới bùn hay không.

Điều đó khiến tôi vô cùng xúc động. Và đó chính là nỗ lực chân thành mà họ

hợp tác với chúng ta – và cũng là nỗ lực chúng ta hợp tác với họ”. Ông nói tiếp: “Và đối với tôi điều đó tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất và về đất nước chúng ta và những gì chúng ta có thể làm được trong việc hòa giải giữa hai dân tộc đã bị

Đểđáp lại những cố gắng to lớn của Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề MIA, phía Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần cung cấp thông tin liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến các trường hợp MIA của Việt Nam, giúp Việt Nam tìm kiếm có hiệu quả hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh như các trường hợp khai quật tại Tây Ninh, Biên Hòa… Cụ thể là Hoa Kỳđã trao cho Việt Nam gần 400.000 trang tài liệu có thể trợ giúp việc tìm kiếm các quân nhân Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Trong chuyến thăm của Tổng thống B. Clinton đến Việt Nam tháng 11-2000, phía Hoa Kỳ đã trao cho Việt Nam thêm 300.000 trang tài liệu, và thông báo sẽ cung cấp thêm 1 triệu trang tài liệu nữa vào trước cuối năm 2000 [51].

Không chỉ dưới thời Bill Clinton, trước và sau đó khi Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn và nhiều thiện chí trong lĩnh vực nhân đạo này, Tổng thống G.W. Bush vẫn nhấn mạnh POW/MIA là vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước. Dưới sức ép của những phe nhóm nội bộ, nhất là từ các cựu binh và thân nhân của những binh lính Hoa Kỳ mất tích và trực tiếp nhất là từ Quốc hội, dĩ nhiên đó là cách để

Tổng thống G.W. Bush đối phó với dư luận trong nước [38, tr.189]. Trên thực tế, hợp tác giải quyết vấn đề POW/MIA giữa hai nước vẫn diễn ra tích cực, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tổng thống Bush đánh giá cao việc Việt Nam đã và đang hợp tác trong những nỗ lực nhân đạo chung của hai nước nhằm tìm kiếm, ở mức cao nhất có thể, hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là việc nhận dạng và hồi hương hài cốt của hơn 520 bộ hài cốt lính Mỹ thông qua các hoạt

động tìm kiếm hỗn hợp [75].

Cho đến năm 2005, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành 82 đợt hoạt động hỗn hợp. Ngày 13-8-2005, tại sân bay Đà Nẵng đã diễn ra đợt trao trả lần thứ 96, với 5 bộ hài cốt và di vật liên quan đến quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tính

đến tháng 8-2006, Việt Nam đã tiến hành 100 đợt trao trả hơn 840 hài cốt nhờ đó, phía Mỹ đã nhận dạng được hơn 520 trường hợp quân nhân Mỹ chết trong chiến tranh.

Trên cơ sởđó, Chính phủ Hoa Kỳđánh giá hợp tác Hoa Kỳ – Việt Nam trong kiểm kê MIA là mẫu mực và hiệu quả so với các nước mà Hoa Kỳ từng tham chiến

trước đó. Trong báo cáo hàng năm gửi Quốc hội, các Tổng thống Hoa Kỳđều khẳng

định Việt Nam hợp tác đầy đủ trong vấn đề MIA. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 6-2005), Tổng thống Bush cũng chân thành cảm

ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam và đánh giá cao những tiến bộ đạt được trong kiểm kê MIA.

Nhìn chung, hợp tác về tìm kiếm MIA là một điểm sáng, góp phần tạo bầu không khí thuận lợi cho quá trình cải thiện và đi đến bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Những cử chỉ thiện chí của phía Hoa Kỳ không chỉ giúp họ hoàn thành các vấn đề do chiến tranh để lại, mà còn giúp người dân hai nước thêm hiểu nhau, đồng thời góp phần tranh thủ được nhiều hơn sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Việt Nam trong nỗ lực kiểm kê MIA của Hoa Kỳ.

Cũng cần lưu ý rằng, trong khi Việt Nam đã hợp tác có kết quả với Hoa Kỳ

trong việc tìm kiếm người Mỹ mất trích trong chiến tranh Việt Nam, thì có hàng trăm nghìn quân nhân, cán bộ và dân thường người Việt Nam bị mất tích vẫn chưa tìm thấy dấu vết. Do vậy, Việt Nam cũng đã yêu cầu Hoa Kỳ hợp tác, hỗ trợ để giải quyết vấn đề này. Đến nay, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đã thể hiện thiện chí nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 56 - 61)