Vấn đề chất độc da cam/dioxin

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 61 - 65)

Chiến tranh đã chấm dứt nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, tuy bao gồm cả binh lính Hoa Kỳ, quân

đội đồng minh của Hoa Kỳ và người Việt Nam nhưng hầu hết là người Việt Nam. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố con số khoảng 72 triệu lít hoá chất và 167 kg dioxin đã được rải xuống Việt Nam, nhưng theo một số những nghiên cứu được công bố trên tập san Nature, một tập san hàng đầu trên thế giới, thì những con số

này thấp hơn nhiều so với thực tế.

Năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Quốc phòng cộng tác với Viện hàn lâm khoa học để tiến hành nghiên cứu toàn diện về khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người của các hóa chất từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc nghiên cứu này có mã danh NAS – 1974.

Năm 1985, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cung cấp tài liệu về dioxin cho Viện hàn lâm khoa học. Sau khi nghiên cứu, Viện y khoa thuộc Viện hàn lâm khoa học kết luận rằng, các hồ sơ và sổ sách này không chính xác, tỉ lệ sai sót có thể lên đến 10%. Công trình nghiên cứu của họ kéo dài trong 3 năm. Tuy kết quả nghiên cứu, nhất là các bản đồ vẫn còn đang được hệ thống hóa và sẽ công bố trên hệ thống internet, nhưng các kết quả chủ yếu đã được chính thức công bố trên tập san Nature dưới dạng một bài báo khoa học.

Theo bài báo đó, tổng số hóa chất mà quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống Việt Nam trong thời gian từ 1962 đến 1971 là 76,9 triệu lít, con số này cao hơn con số

mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố là 4,9 triệu lít. Trước đây người ta tưởng rằng chỉ có chất màu da cam được sử dụng trong cuộc chiến, nhưng thực tế hóa chất này chiếm 64% (hay 49,3 triệu lít), phần còn lại là các hóa chất khác trong đó: Chất màu trắng 20,6 triệu lít (27%); Chất màu xanh 4,7 triệu lít (6,2%); Chất màu xanh lá cây (2,5%); Chất màu tím (0,6%).

Chất dioxin không chỉ làm rụng lá cây, tàn phá và hủy hoại môi trường mà còn làm những người nhiễm chất độc này bị ung thư, tàn phế và mắc bệnh lạ, con cháu của họ cũng bịảnh hưởng di truyền. Trong chiến tranh Việt Nam, con số người Việt Nam bị nhiễm các loại chất độc này ước tính vào khoảng 4,8 triệu người.

Trong những năm sau này, các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, cùng với nhiều bạn bè quốc tế trong đó có cả những cựu binh Hoa Kỳđã kiên nhẫn khởi kiện và yêu cầu 37 công ty hóa chất của Hoa Kỳ sản xuất các loại hóa chất này bồi thường. Các nhà khoa học hai nước cũng đã gặp nhau để trao đổi về vấn đề này, nhưng cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn không thừa nhận mối liên hệ giữa việc quân đội Hoa Kỳ phun chất diệt cỏ với số lượng lớn xuống Việt Nam và nạn nhân chất độc da cam.

Qua nhiều kênh tác động của những nhà khoa học Hoa Kỳ và bạn bè quốc tế, trong đó có một người Anh là Len Aldis thuộc hội hữu nghị Anh – Việt đã lập ra trang web http://www.petitiononline.com/AOVN/ đòi công lý cho những nạn nhân chất độc da cam và đã thu thập được 695.190 chữ ký từ khắp thế giới. Gần đây Tổng

thống G. W. Bush đã quyết định viện trợ cho Việt Nam 3 triệu USD giúp tẩy độc tại một số địa điểm bị nhiễm chất dioxin nặng như khu vực gần sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa. Khoản tiền đó mang ý nghĩa tượng trưng hơn là thực chất, bởi vì

để làm sạch môi trường bị nhiễm độc thì chi phí có thể lên tới hằng trăm triệu USD. Hơn nữa Hoa Kỳ vẫn chưa chịu bồi thường cho các nạn nhân.

Vụ kiện chất độc da cam đã thể hiện sự phân biệt đối xử, thiếu công bằng của các tòa án Hoa Kỳ. Trong khi tòa án Hoa Kỳ tiếp tục không chấp nhận các vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam thì các nạn nhân tương tự của Hoa Kỳ

lại thắng kiện. Năm 2003, cục cựu chiến binh Hoa Kỳ đã đồng ý gia hạn tiền bồi thường cho các cựu chiến binh nào được chuẩn đoán là bị bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Thực tế cho thấy, chất độc da cam vẫn tiếp tục là một chủ đề

nhạy cảm trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ.

2.2.3. Các vn đề khác

Bên cạnh các vấn đề POW/MIA và chất độc da cam/ dioxin, Việt Nam và Hoa Kỳ còn có sự hợp tác trong nhiều vấn đề nhân đạo khác.

Trong việc tháo gỡ bom, mìn còn lại sau chiến tranh ở Việt Nam, Hoa Kỳđã triển khai một số công việc để cùng Việt Nam giải quyết vấn đề này. Trong tháng 3- 1996, tại thành phố Atlanta (Hoa Kỳ) các quan chức Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau trồng 20 cây sồi tượng trưng để phát động cho một dự án gỡ mìn và trồng rừng chuẩn bị được triển khai ở Việt Nam. Hạ nghị sĩ John Lewis và khoảng 50 cựu binh Mỹ cùng gia đình họ đã tham dự buổi lễ phát động Dự án này tại làng Olympic trong khu Trường Công nghệ Georgia. Dự án này do Tổ chức Hòa hợp với Việt Nam (có trụ sở tại Atlanta) và Tổ chức trồng cây Hòa bình Việt Nam (có trụ sở tại Seattle) đồng bảo trợ, sẽ được triển khai ngay sau buổi lễ với kế hoạch tháo gỡ

58.000 quả mìn ở tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, và trồng vào đó một Vườn cây Hữu nghị. Ngày 19-6-2000, Hoa Kỳ đã cam kết viện trợ nhân đạo 1,7 triệu USD giúp Việt Nam trong việc rà phá bom mìn. Đây được xem là một nỗ lực rất lớn trong quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực nhân đạo.

khắc phục hậu quả chiến tranh (RENEW). Đây là dự án Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh do Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ (VVMF) và

Ủy ban nhân dân, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị phối hợp tiến hành. Dự án RENEW chính thức ra mắt ngày 15-8-2001, là chương trình phòng chống bom mìn tổng hợp và toàn diện đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu dự án chỉ tập trung hoạt động ở huyện Triệu Phong nhưng sau đó đã được nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh. Với mục đích là giảm thiểu các nguy cơ do bom mìn gây ra, dự án đã tập trung triển khai các nội dung lớn: giáo dục phòng tránh bom mìn (MRE), hỗ trợ nạn nhân bom mìn (MVA), điều phối hoạt động phòng chống bom mìn và rà phá bom mìn.

Ngày 25-2-2004, Trung tâm xử lý bom mìn của Bộ Quốc phòng và Quỹ cựu chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam ký Dự án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam”. Theo đánh giá, hiện nay vẫn còn khoảng 350 đến 850 nghìn tấn bom mìn, vật nổ chưa nổ còn sót lại ở

Việt Nam bao gồm các loại bom, đạn pháo, cối, tên lửa, nằm rải rác trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Cho tới thời điểm này, ước tính mới chỉ xử lý được 20 - 25% số lượng bom mìn, vật nổ và khoảng 9 - 12% tổng diện tích đất đai bị ô nhiễm.

Ngày 10-11-2006, tại Trụ sở Trung tâm Công nghệ xử lý Bom mìn (BOMICEN), Bộ Tư lệnh công binh tại Hà Nội, đại diện BOMICEN và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) đã ký kết giai đoạn II dự án “Điều tra, kiểm sát và đánh giá tác động của bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam”. Giai đoạn II của dự án tiếp tục triển khai ở ba tỉnh trên và mở rộng thêm 133 xã ở Thừa Thiên - Huế

và Nghệ An. Số tiền tài trợ cho giai đoạn II này khoảng 1 triệu USD, trong đó phía VVAF tài trợ 850.000 USD. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Micheal Marine đã cho “đây là sự kết thúc của một chương và mở ra một chương mới trong sự hợp tác giữa hai nước” và dự án “là nỗ lực để giải quyết một phần di sản của cuộc chiến trong thế kỷ trước”.

Về phía Việt Nam, những chương trình như tái định cư cho người tỵ nạn Việt Nam (ROVR), chương trình ra đi có trật tự (ODP) v.v…đều được thực hiện có hiệu quả. Chương trình ROVR đã tạo cơ hội cho những người Việt Nam tỵ nạn ở Đông

Nam Á được định cư tại Hoa Kỳ. Còn với chương trình ODP, kể từ năm 1979 đến 1998, đã có tới hơn 480.000 người Việt Nam đã được nhập cư vào Mỹ theo chương trình ra đi có trật tự. Việt Nam đã bổ sung các quy định về di trú để thúc đẩy các cuộc phỏng vấn của cơ quan Nhập cư Hoa Kỳ (INS). Ở thời điểm tính đến năm 1998, Việt Nam đã xác định được 14.000 người trong số 18.000 người phía Hoa Kỳ

cho rằng có đủ điều kiện theo chương trình ROVR để cơ quan nhập cư Hoa Kỳ

phỏng vấn; và Việt Nam cam kết sẽ cấp hộ chiếu cho những người đã được cơ quan nhập cư Hoa Kỳ chấp nhận cho tái định cư tại Hoa Kỳ. Những kết quả rất rõ ràng như vậy trong việc giải quyết vấn đề di cư và di trú của Việt Nam là không thể phủ

nhận được, và đã là một trong những cơ sở quan trọng nhất để Tổng thống B. Clinton sử dụng quyền hành pháp của mình bãi miễn việc áp dụng Điều sửa đổi Jackson – Vanik đối với Việt Nam tháng 3-1998.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 61 - 65)