Cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Nước Việt Nam được thống nhất, bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế trong hòa bình. Năm 1976 trong những tháng cuối của nhiệm kỳ của Tổng thống Gerald Ford, Hoa Kỳ đã chủđộng đề nghị Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ tìm kiếm 2.000 lính Mỹ
chết hoặc mất tích trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Khi lên nhậm chức vào tháng 1-1977, Tổng thống Jimmy Carter đã tỏ ra quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Tháng 3-1977, Carter đã cử Đặc sứ Leonard Woodcook - Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Hoa Kỳ đến Hà Nội để bàn về quan hệ song phương, đồng thời thể hiện thiện chí bằng tuyên bố không phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam. Ngày 20-9-1977, nước ta chính thức là thành viên của tổ chức Quốc tế này.
Từ tháng 5-1978 đến tháng 10-1978, đại diện của hai nước đã có những cuộc
đàm phán, thời gian đầu diễn ra thuận lợi, nhưng đến tháng 9-1978 đã xuất hiện trở
ngại và dẫn đến thất bại do lập trường của 2 bên còn có nhiều khác biệt lớn, mà theo một số các nhà nghiên cứu thì nổi lên là việc thực hiện điều 21 của Hiệp định Paris năm 1973 và thư của Tổng thống R. Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào tháng 2-1973, về việc Hoa Kỳ cam kết cung cấp viện trợ tái thiết cho Việt Nam. Nhưng theo John Mcauliff, Giám đốc điều hành quỹ hòa giải và phát triển Hoa Kỳ
thì nguyên nhân chính làm cho cuộc đàm phán không đạt kết quả là do “Ông Richard Holbrook và cựu Ngoại trưởng Cyus Vance đã nhượng bộ quan điểm cứng rắn của cố vấn an ninh quốc gia Brzezenki coi việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”.
Từ năm 1979, mượn cớ “Việt Nam xâm lược Campuchia” Hoa Kỳ đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Mọi mối liên hệ trực tiếp Việt Nam – Hoa Kỳ bị đình trệ. Hoa Kỳ thực hiện cấm vận quốc tế đối với nước ta, gây thêm vô vàn khó khăn cho Việt Nam khi vừa thoát ra khỏi chiến tranh, chưa kịp hàn gắn các vết thương do chiến tranh để lại. Từ năm 1979 đến năm 1984 giữa hai nước không có mối liên hệ nào nhằm khai thông quan hệ.
Tháng 9-1985, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động chung tìm kiếm các quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích ở nước ta (MIA). Tháng 1-1986, Trợ lý Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ R. Annitage và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ P. Wolforwitz sang thăm Việt Nam để bàn về các vấn đề liên quan đề POW/ MIA.
Ngày 12-5-1986, Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành luật nới lỏng cấm vận đối với Việt Nam, viện trợ cho Việt Nam ở mức các công trình xã và huyện, ngoài viện trợ nhân đạo thuần túy.
Ngày 7-4-1987, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật trao đổi không chính thức về văn hóa, khoa học, thể dục thể thao với Việt Nam. Đây là một phần trong chương trình thúc đẩy giải quyết vấn đề MIA với Việt Nam. Tháng 8-1987, Chính Phủ Hoa Kỳ chấp nhận cung cấp viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, Ronald Reagan đã có những hành động thể hiện quyết
tâm của Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam đẩy nhanh hoạt động POW/MIA.
Từ ngày 1 đến 3-8-1987, Tướng John W. Vessey đặc phái viên của Tổng thống Reagan thăm Việt Nam lần thứ nhất, thảo luận các vấn đề nhân đạo hai bên cùng quan tâm. Tướng Vessey chuyển thư của Tổng thống Reagan gửi cho Chủ tịch nước Võ Chí Công, Chủ tịch có thư trả lời. Ngày 20-1-1988, Tổng thống Reagan tuyên bố: Trong khung cảnh một giải pháp cho vấn đề Campuchia bao gồm việc Việt Nam rút hoàn toàn quân đội ra khỏi Campuchia, Hoa Kỳ sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trên cơ sở tiến bộ trong vấn đề MIA, trẻ lai, trại cải tạo.
Ngày 26-9-1989, Việt Nam tuyên bố hoàn thành việc rút quân tình nguyện khỏi Campuchia, đã được cả thế giới hoan nghênh, tạo cơ hội mới cho việc thiết lập quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Từ ngày 29 đến 30-9-1989 đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Vessey đến Hà Nội lần thứ hai bàn về các vấn đề nhân đạo của hai bên. Ngày 24-5-1990, Tổng thống G. H. Bush tuyên bố xem xét lại toàn bộ chính sách đối với Việt Nam vì Việt Nam đã rút hết quân tình nguyện khỏi Campuchia và chấp nhận giải pháp chính trị
về Campuchia. Ngày 29-9-1990, tại New York, Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã gặp mặt để bàn về quan hệ hai nước.