Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 27 - 30)

Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình (1993 - 1997), Tổng thống Hoa Kỳ

Bill Clinton đã vạch ra một chiến lược mới mang tên “Chiến lược an ninh quốc gia. Sự cam kết mở rộng 1995 -1996”. Chiến lược an ninh quốc gia “Cam kết và mở

rộng” của Tổng thống B. Clinton là một chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ, khá toàn diện và đầy tham vọng nhằm bảo đảm không chỉ cho sự phát triển mạnh mẽ

của bản thân Hoa Kỳ (đối nội) mà còn cho vai trò lãnh đạo, chi phối thế giới của Hoa Kỳ (đối ngoại) với tư cách là siêu cường duy nhất của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong nữa cuối thập niên 90, sau khi hai nước

chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (11-7-1995), cũng không nằm ngoài khuôn khổ của chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

Sau khi Liên Xô tan rã, theo quan điểm của Hoa Kỳ thì ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương dần dần xuất hiện những nguy cơ thách thức vai trò của Hoa Kỳ đối với khu vực. Vì vậy, một trong những mối quan tâm lớn của Hoa Kỳ là phải

đảm bảo vai trò của họ ở khu vực này. Hoa Kỳ cho rằng quan hệ tốt với Việt Nam sẽ giúp họ thực hiện được chiến lược cân bằng lực lượng và bảo vệ được những quyền lợi của Hoa Kỳ ở biển Đông. Bên cạnh đó, tạo được chỗ đứng ở Việt Nam sẽ

giúp Hoa Kỳ không những phần nào kềm chế được ý đồ bành trướng của các nước lớn trong khu vực mà còn giúp Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng ra toàn Đông Dương, tăng cường vị trí của Hoa Kỳ ở một địa bàn mà họ đã bị buộc phải rút lui sau năm 1975. Ngoài ra, việc nhiều nước lớn mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam càng thúc đẩy Hoa Kỳ không thể chậm chân trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Trên cơ sởđó, chính sách của Hoa Kỳđối với Việt Nam sau khi hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao là tiếp tục đi đến bình thường hoá quan hệ

một cách đầy đủ với Việt Nam, nhằm xoá bỏ những bất đồng trong nội bộ nước Mỹ

xung quanh “vấn đề Việt Nam”; tạo điều kiện cho giới tư bản mới thâm nhập, kinh doanh ở thị trường Việt Nam và cạnh tranh có hiệu quả với các đối thủ khác của Mỹ

trên thị trường này. Đồng thời, thông qua vai trò và vị trí của Việt Nam, Mỹ muốn kiềm chế các đối thủ khác của mình, trước hết là những nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật, Nga v.v…, đặc biệt là Trung Quốc. Riêng Hoa Kỳ muốn lợi dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, đồng thời cũng không để Việt Nam liên kết với Trung Quốc với tư cách là hai nước xã hội chủ

nghĩa.

Tuy bình thường hoá quan hệ với Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ vẫn không ngừng theo đuổi mục đích đưa Việt Nam vào trong quỹ đạo của Hoa Kỳ thông qua các biện pháp “Diễn biến hoà bình”. Mục tiêu này Tổng thống B. Clinton công khai tuyên bố trong Tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam 11-7-1995: “Bằng việc giúp đưa Việt Nam hoà

nhập cộng đồng các dân tộc, việc bình thường hoá còn phục vụ lợi ích của chúng ta trong việc phấn đấu cho một nước Việt Nam tự do và hoà bình ở châu Á ổn định và hoà bình” [76, tr.39]. Có thể nói, những lời tuyên bố trên đây về chủ trương “Diễn biến hoà bình” của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã quá rõ ràng, thậm chí công khai. Với tinh thần đó, Hoa Kỳ đã nêu lên ba phương cách đẩy mạnh “Diễn biến hoà bình” ở Việt Nam là: 1- Chi phối đầu tư; 2- Ngoại giao thân thiện; 3- Khoét sâu mâu thuẫn nội bộ [51, tr.105].

Như vậy, có thể thấy rõ ý đồ mang tính chiến lược của Hoa Kỳ là thông qua việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ từng bước hướng Việt Nam đi theo con

đường thị trường tự do, từ đó tạo sự chuyển biến về chính trị ở việt Nam. Thực tế

cho thấy, Hoa Kỳ luôn luôn đòi hỏi Việt Nam cải cách nhanh hơn nữa bằng cách

đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá về kinh tế và cải cách chính trị theo hướng dân chủ

hoá theo kiểu phương Tây.

Sau sự kiện ngày 11-9-2001, để thích ứng với tình hình quốc tế và môi trường an ninh đã đổi thay, chính quyền G. W. Bush đã công bố về Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình vào ngày 20-9-2002. Chiến lược mới có những đặc

điểm nổi bật là: Duy trì bá quyền dựa trên ưu thế về sức mạnh quân sự; thực hiện chủ nghĩa đơn phương nhằm đảm bảo quyền tự do được hành động; chống khủng bố

trở thành ưu tiên chiến lược đánh đòn phủ đầu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thực thi thương mại tự do và dân chủ trên thế giới [10, tr..23]. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam là một quốc gia được Hoa Kỳ rất quan tâm.

Nhìn chung, trong giai đoạn mới này, các mục tiêu chính sách lậu dài của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là đảm bảo một nước Việt Nam ổn định, an toàn, thịnh vượng và mở cửa. Mục tiêu của Hoa Kỳ là đưa Việt Nam hoà nhập toàn cầu với các quan hệ kinh tế, thương mại có lợi cho Hoa Kỳ, từ đó tạo ra nền tảng chung để mở rộng ra các lĩnh vực khác. Trên cơ sở quan hệ tốt với Việt Nam, Hoa Kỳ thông qua vị trí và vai trò của Việt Nam, Hoa Kỳ kềm chế các đối tác và đối thủ khác, đặc biệt là Trung Quốc. Hoa Kỳ tính toán để có thể triệt để lợi dụng Việt Nam trong quan hệ

Hoa Kỳ - Trung Quốc, không để Việt Nam và Trung Quốc liên kết với nhau với vai trò hai nước xã hội chủ nghĩa [30, tr.220].

Bên cạnh đó, việc phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ đem lại cho Hoa Kỳ các lợi ích chính trị, chiến lược, kinh tế đáng kể. Để đảm bảo các lợi ích của mình ở

Việt Nam, lãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng phải can dự và dính líu với Việt Nam bằng cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển chung [68, tr.7]. Trên cơ sở lợi ích, Hoa Kỳ thực sự có lợi ích kinh tế ở Việt Nam vì Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, Việt Nam được coi là một trong 10 thị

trường lớn đang nổi. Điều này buộc Hoa Kỳ phải chú trọng đối dự phát triển quan hệ với Việt Nam.

Từđó, Hoa Kỳ quan tâm và có lợi ích với một Việt Nam mạnh hơn. Điều này

được thể hiện rõ qua lời phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Micheal Marine là: “Rõ ràng, một Việt Nam phồn vinh và năng động, có vai trò lãnh đạo đóng góp vào ổn định khu vực là hết sức phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân Hoa Kỳ” [12]. Qua đó, có thể thấy, Việt Nam trở thành một quốc gia trọng điểm của Hoa Kỳ trong việc phát triển quan hệ tốt với các nước phi đồng minh ở khu vực Đông Nam Á [27, tr.31-32].

Trên thực tế, do Hoa Kỳ và Việt Nam có sự khác biệt về lợi ích cơ bản nên chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam luôn mang tính hai mặt [69, tr.536]. Một mặt vừa muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam để phục vụ chiến lược của Hoa Kỳ ở

khu vực châu Á – Thái Bình Dương và dành lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Mặt khác, Hoa Kỳ vẫn âm mưu tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình”, thông qua “can dự” với khẩu hiệu “dân chủ và nhân quyền” để áp đặt giá trị Mỹ, thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam, nhằm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Hoa Kỳ, triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)