Tình hình Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 26 - 27)

Như đã biết, Hoa Kỳ là nước rộng thứ tư trên thế giới với diện tích hơn 9,3 triệu km2 (sau Nga, Canada và Trung Quốc), rộng gấp khoảng 28 lần diện tích của Việt Nam, trong đó có tới 59% đất đai có thể canh tác. Mức tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 1996 là 2,8%, năm 1997 là 3,7%. Tổng sản phẩm quốc dân Hoa Kỳ năm 1997 là 8.000 tỷ USD và bình quân GDP trên đầu người là 28.515 USD/người/năm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 1997 đạt 650 tỷ USD. Trong số 1.000 công ty lớn nhất thế giới thì có tới 400 công ty là của Hoa Kỳ (chiếm 40%). Đồng đô la tiếp tục là phương tiện thanh toán chủ yếu của thế giới và Hoa Kỳ đứng đầu về tỷ lệ đóng góp và có ảnh hưởng lớn nhất trong các tổ chức tài chính và kinh tế thế giới (18,4% ở

Quỹ tiền tệ quốc tế, 14,5% ở Ngân hàng thế giới…). Điểm mạnh nữa của kinh tế

Hoa Kỳ là những năm gần đây, Hoa Kỳ đã đi trước các nước tư bản tiên tiến khác trong cải cách cơ cấu kinh tế, hướng vào công nghiệp kỹ thuật cao, chuyển công nghệ và kỹ thuật cũ ra nước ngoài, nhờđó tạo lợi thế cho Hoa Kỳ trong phân công lao động quốc tế, khôi phục được vị trí hàng đầu về sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ưu thế của Hoa Kỳ là về khoa học và công nghệ. Vào năm 1996, Hoa Kỳ có

đội ngũ các nhà khoa học đông đảo nhất thế giới (trong đó có rất nhiều chuyên gia hàng đầu được giải Nobel) với 4,63 triệu nhà khoa học. Tính chung, Mỹ chiếm tới

1/3 sản lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới. Hàng năm, Hoa Kỳ đầu tư cho khoa học và công nghệ lên tới hơn 150 tỷ USD; đầu tư cho giáo dục và

đào tạo chiếm khoảng 6,8% GDP của Hoa Kỳ. Không những thế, Hoa Kỳ còn là nước đi đầu, giữ nhiều vị trí then chốt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như

tin học, vũ trụ, ô tô, chế tạo máy, dầu lửa, dược phẩm, nông nghiệp, hóa học v.v… Về quân sự, năm 1996, tổng số quân Mỹ cả tại ngũ và dự bị là hơn 3 triệu người, trong đó, lực lượng thường trực là 1,6 triệu gồm 18 sư đoàn thường trực, 536 tàu chiến các loại (trong đó có 31 tàu sân bay hiện đại), 34 liên đội máy bay chiến

đấu chiến thuật, 228 máy bay ném bom và 3 sưđoàn lính thủy đánh bộ với 9 Bộ Tư

lệnh và hơn 2.000 căn cứ quân sự rải khắp mọi nơi trên thế giới. Với tư cách là một cường quốc quân sự thế giới, Hoa Kỳ luôn luôn duy trì sự có mặt của lực lượng quân sự của mình trên tuyến trước, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có thể nhanh chóng triển khai ở những khu vực cần thiết trên thế giới. Ở châu Âu, Hoa Kỳ duy trì khoảng 100.000 quân và 700 đầu đạn hạt nhân. Ở châu Á, tính đến 1993 Hoa Kỳ chỉ

cắt giảm 15.000 trong số hơn 100.000 quân có mặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc (và trước đó là Philippines).

Với thực lực hùng hậu về kinh tế, quân sự và khoa học - kỹ thuật như trên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu của mình với tham vọng lãnh

đạo, chi phối toàn thế giới với tư cách là một cực, một siêu cường duy nhất sau khi Liên Xô sụp đổ và Trật tự thế giới hai cực Yalta tan rã.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)