Mẫu số chung của sự gặp gỡ, hợp tác cùng phát triển giữa hai dân tộ c

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 94 - 96)

Lịch sử quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thăng trầm, trong đó có những thời kỳ dài hàng mấy chục năm hai bên đối đầu nhau, trở thành

kẻ thù của nhau không chỉ trong ý thức hệ tư tưởng mà cả trên chiến trường. Nhưng cho đến ngày hôm nay, toàn bộ tiến trình lịch sử ấy đã cho thấy rằng, mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhưng giữa hai nước, hai quốc gia - dân tộc vẫn có nhiều điểm tương đồng, những mẫu số chung của sự gặp gỡ, hợp tác cùng phát triển.

Về phía mình, từ trước khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ

ngoại giao, quan điểm của Việt Nam là “khép lại quá khứ” và “ hướng về tương lai”. Chính phủ và nhân dân Việt Nam muốn làm mọi việc cho quá khứ cay đắng này không làm vật cản mối quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ . Trong đó Việt Nam rất coi trọng việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ trong khuôn khổ chính sách ngày càng rộng mở các quan hệ đa phương hóa và đa dạng hóa của mình. Về phía Hoa Kỳ, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng của mình. Chính phủ Hoa Kỳ B. Clinton đã nhiều lần nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã chuyển từ quan hệ thù địch sang quan hệ đối tác. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Peter Peterson đã từng nói : “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Cái chúng ta có thể thay đổi được là tương lai”. Đó chính là điểm gặp gỡ, là “mẫu số chung” lớn để

hai bên có thể hợp tác và phát triển trong tương lai.

3.2.4. Quan h chính tr Vit Nam – Hoa K chu s tác động ca tình hình thế gii và khu vc

Đặc điểm nổi bật nhất của thế giới sau chiến tranh lạnh là cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, đưa đến sự phát triểm mới của lực lượng sản xuất và đòi hỏi hầu hết các quốc gia đều đặt kinh tế ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Kinh tế trở thành thước đo sự hưng thịnh hoặc suy vong của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng trở thành một bộ phận của hệ thống thế

giới và chịu sự tác động ngày càng tăng của toàn cầu hoá. Đây là một đặc điểm do quy luật phát triển quan hệ quốc tế quy định. Quá trình này được thúc đẩy và mở

rộng từ cả bên ngoài lẫn bên trong hai nước. Đó là sự mở rộng lĩnh vực chi phối của môi trường bên ngoài đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nếu trong thời kỳ đầu, sự chi phối chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thì đến thời kỳ sau sự

chi phối diễn ra trên cả lĩnh vực kinh tế - thương mại, xã hội. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng chịu sự chi phối của các xu hướng vận động của nền kinh tế quốc tế.

Môi trường bên ngoài tác động lên quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không còn

đơn thuần chỉ là chính sách của các nước lớn, không còn chủ yếu trong lĩnh vực an ninh – chính trị. Tiến trình hợp tác của mối quan hệ này phụ thuộc ngày càng vào xu hướng vận động khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế. Những biến chuyển này khiến cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng gắn bó với môi trường quốc tế, sự tương tác giữa hai nước ngày càng đa dạng. Phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hướng đi phù hợp với điều kiện quốc tế

hiện nay, là đích hợp lý của tiến trình này. Hơn thế, mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là xu hướng gắn bó với các lợi ích và giá trị khu vực. Sự phân liệt trong khu vực

đào sâu thêm ngăn cách giữa hai nước. Sự đối thoại với các nước trong khu vực giúp hai bên hiểu nhau hơn và góp phần hạnh chếđối đầu. Năm 1992 Việt Nam trở

thành quan sát viên của ASEAN giúp cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN cũng là lúc hai nước bình thường hoá quan hệ

ngoại giao. Giờđây, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ diễn ra trên bình diện song phương mà cả trong hợp tác đa phương khu vực của ASEAN. Xu hướng củng cố vai trò chính trị của ASEAN cũng như xu hướng hội nhập kinh tế khu vực đang góp phần cho sự phát triển và ổn định của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Các lợi ích và giá trị khu vực đang ngày càng trở thành lợi ích và giá trị quốc gia. Các quan hệ

song phương đang hoà mình cùng với dòng chảy chung của cả khu vực.

Hiện nay, sự vận động quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng và tác động qua lại chặt chẽ với quan hệ khu vực, đặc biệt ở Đông Nam Á. Vai trò và yếu tố khu vực ngày càng tăng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực cần được coi là nguyên tắc quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi nước.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 94 - 96)