Giai đoạn 1995 – 2000

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 43 - 46)

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã thu được những kết quả to lớn về mọi mặt. Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu về kinh tế, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Việt Nam có một kế hoạch 5 năm không phải điều chỉnh, nhưng đã thực hiện thắng lợi. Với phương châm “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệđối ngoại”, nước ta không những đã đối phó được những thách thức to lớn do cấm vận quốc tế, cũng như cuộc khủng hoảng hệ thống xã hội chủ nghĩa, mà còn từng bước mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn ra như trong một bước ngoặt lớn. Việc cải thiện và phát triển quan hệ

bình thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ là một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của hoạt động đối ngoại Việt Nam. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước (7-1995)

đã mở ra một bước phát triển quan trọng cho hai nước trong thời kỳ mới.

Tháng 8-1995, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher thăm Việt Nam, ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khai trương đại sứ

quán Hoa Kỳ tại Hà Nội (5-8-1995). Cùng ngày, tại Washington D.C đã khai trương

đại sứ quán Việt Nam. Tháng 9-1995, Thượng viện Hoa Kỳ thảo luận về việc sửa

đổi điều khoản (S.AMDT.2723) liên quan đến việc cấm trợ giúp tài chính cho Việt Nam trừ trường hợp chắc chắn có liên quan đến những người Mỹ được coi là chưa tìm thấy tung tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Cuộc bỏ phiếu đã không đạt

được kết quả quá bán thể hiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tuy đã được khai thông nhưng vẫn còn không ít những trở ngại phía trước.

bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Douglas Peterson làm Đại sứ tại Việt Nam và đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Nhưng khi đó ông Peterson là nghị sĩđương nhiên, do đó không

được giữ một chức vụ của chính quyền mới lập ra và hưởng mức lương cao hơn mức hiện tại của dân biểu, những người chống đối đã dựa vào đó để trì hoãn việc ông Peterson điều trần trước Quốc hội cho đến đầu năm 1997.

Ngày 13-2-1997, Tiểu ban châu Á Thái Bình Dương thuộc ủy ban đối ngoại thượng viện Hoa Kỳ thông qua việc cử ông Peterson, Thượng nghị sĩ Bod Smith (Đảng Cộng hòa) số người ủng hộ ông ta yêu cầu Quốc hội xem xét lại việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam từ vấn đề tù binh Mỹ trong chiến tranh. Mặc dù vậy, ngày 4-3-1997, Ủy ban đối ngoại Thượng viện đã nhất trí thông qua việc cử

ông Peterson làm Đại sứ tại Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban Thượng nghị sĩ Helms (Đảng Cộng hòa) còn khẳng định Ủy ban này sẽ không xem xét lại quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton.

Ngày 10-4-1997, toàn thể Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã nhất trí phê chuẩn việc cử ông Peterson làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, chấm dứt cuộc tranh cãi làm chậm việc phê chuẩn ông Peterson 11 tháng. Trước đó, ngày 7-4-1997, Việt Nam đã chính thức bổ nhiệm ông Lê Văn Bàng làm Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trên cở sở đó ngày 9-5-1997, hai nước đã chính thức trao đổi Đại sứ. Ông Lê Văn Bàng tới Washington, trong khi cùng ngày ông Peterson cũng đến Hà Nội. Ngày 14-5-1997, tại Nhà Trắng ông Lê Văn Bàng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trình thư ủy nhiệm lên Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, cùng ngày tại Phủ Chủ tịch ông Douglas Peterson, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, trình thưủy nhiệm lên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Ngày 27-6-1997, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright thăm Việt Nam và ký Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Madeleine Albright đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ chính trị giữa hai nước. Mặc dù một số nhà quan sát nước ngoài cho rằng cuộc công du của bà M. Albright đến Việt Nam lần này mang biểu tượng chính trị nhiều hơn là ý nghĩa, thực chất, chuyến thăm chính thức của Ngoại

trưởng Hoa Kỳ vẫn được dư luận ởđây nhìn nhận như là sự khẳng định cam kết của Hoa Kỳ sẽ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, từ ngoại giao đến kinh tế.

Ngày 11-3-1998 Tổng thống Bill Clinton lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng

đạo luật bổ sung Jackson – Vanik đối với Việt Nam.

Từ ngày 30-9 đến 2-10-1998 lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm và làm việc chính thức đầu tiên tại Hoa Kỳ. Tại đây, ông nói: “Mỹ là một cường quốc có nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ

và vốn… Vì vậy, trong khi thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở,

đa phương hóa, đa dạng hóa, chúng ta coi trọng việc xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, nhiều mặt với Hoa Kỳ”. Tiếp đó, chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ M. Albright (9-1999) và chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (9-2000) đã tăng cường thêm nữa mối quan hệ chính trị - ngoại giao của Việt Nam - Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng M. Albright, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đề nghị đối thoại chính trị với Việt Nam vào năm 2000 tại Washington.

Ngày 6-9-2000, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gặp chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại New York trong dịp tham dự hội nghị Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc và chính thức mời Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam.

Trên cơ sở lời mời của phía Việt Nam, từ ngày 16-11 đến ngày 19-11-2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã sang thăm chính thức Việt Nam, tháp tùng Tổng thống có nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ, Quốc hội, các cựu chiến binh và các nhà kinh doanh. Hai bên đã thoả thuận việc thiết lập diễn đàn đối thoại Việt Nam – Hoa Kỳ về hợp tác kinh tế, hiệp định về hợp tác khoa học công nghệ và bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam – Hoa Kỳ, 12 hợp đồng và nghị định thư về đầu tư thương mại.

Trong chuyến thăm được mô tả là “lịch sử” này, Tổng thống Bill Clinton đã có các cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam là Tổng Bí thư Lê

Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh… Tổng thống Bill Clinton cũng đã đến thăm và phát biểu tại Đại học Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội; gặp gỡ và phát biểu trước Cộng đồng doanh nghiệp gồm hơn 300 nhà doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ; tham dự và phát biểu tại điểm khai quật của lực lượng hỗn hợp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ; thăm một số điểm di tích lịch sử tại Hà Nội như Văn Miếu, Quốc Tử Giám; dự chiêu đãi và phát biểu trong cuộc chiêu đãi trọng thể của Chủ tịch nước Trần Đức Lương; thăm thành phố Hồ Chí Minh và trả lời phỏng vấn của báo chí, trong đó có kênh truyền hình nổi tiếng CNN từ khách sạn Caravelle, v.v…

Điều đáng chú ý là chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton diễn ra trong bối cảnh sự nghiệp đổi mới của Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới, vững chắc trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá từĐại hội lần thứ

VIII của Đảng (6-1996). Chính sách đối ngoại mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ theo phương châm Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng

đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và dân chủ đã và đang tỏ rõ sức sống mãnh liệt của nó trong quan hệ quốc tế của Việt Nam nói chung và quan hệ với Hoa Kỳ nói riêng.

Sau 5 năm bình thường hoá quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ (1995- 2005) và sau 4 năm đàm phán khá phức tạp, ngày 13-7-2000 Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã được ký kết, đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hoá toàn diện các quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ đây có thể

khẳng định rằng quan hệ chính trị - ngoại giao chính là nền tảng cho những mối quan hệ khác phát triển.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 43 - 46)