Giai đoạn 2001 – 2005

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 46 - 56)

Kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (2001), Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập được các kênh đối thoại, trao đổi thông tin một cách thẳng thắn và mang tính xây dựng và giữa các cấp, các ngành, các tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội… nhằm tăng cường sự hiểu biết và hợp tác cùng có lợi. Trên cơ

chặt thêm tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Bước sang năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell là quan chức cao cấp đầu tiên của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam từ ngày 24 đến 26- 7-2001 nhân dịp dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần 8 và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các nước đối thoại (PMC) tại Hà Nội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 25-7-2001, Ngoại trưởng Colin Powell

đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Qua đó, Ngoại trưởng Colin Powell đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong tổ chức ASEAN. Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Colin Powell khẳng định chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Bush tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và ủng hộ việc Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên hoan nghênh việc chính quyền mới của Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục chính sách thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, trong đó có việc xúc tiến quá trình phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Bộ

trưởng Nguyễn Dy Niên khẳng định Việt Nam tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích và đề nghị phía Hoa Kỳ gia tăng hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại đối với Việt Nam, trong đó có việc khắc phục hậu quả chất độc da cam. Ngoại trưởng Colin Powell ghi nhận mối quan tâm của phía Việt Nam và khẳng định mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại.

Về phía Việt Nam, đầu tiên có thể kể đến chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 9 đến ngày 14-12-2001. Qua chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã góp phần tiếp tục thúc

đẩy đà phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Tại Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ, gặp gỡ với giới đại diện doanh nghiệp của Hoa Kỳ. Trong thời gian ở thủ đô Washington, Phó Thủ

D.C.) vào ngày 10- 12-2001. Tại đây, Phó Thủ tướng đã phát biểu nói rõ quan điểm của Việt Nam về quan hệ với Hoa Kỳ trong thời kỳ mới: “…Với truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam, chúng tôi chủ trương hướng về tương lai xây dựng với Hoa Kỳ mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp lâu bền dựa trên các nguyên tắc cơ

bản là tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Một mối quan hệ như vậy không chỉđáp ứng nguyện vọng và lợi ích chân chính của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ, mà còn có lợi ích cho hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới” [40].

Tiếp theo đó, liên tiếp các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của các quan chức cao cấp của Việt Nam đã khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

phát triển trong giai đoạn mới. Từ ngày 12 đến ngày 22 - 6 - 2002, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Tại đây, Phó Thủ tướng

đã chứng kiến Lễ ký Tuyên bố về Hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với bang Texas và Bản ghi nhớ về chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Từ ngày 6 đến ngày 12-9-2002, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cũng

đã sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước. Các chuyến

đi này đã tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy xu hướng hợp tác, xây dựng giữa hai nước.

Năm 2003 đã chứng kiến những phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao. Theo như lời Chủ tịch Hội đồng Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Virginia Foote, “năm nay là một năm tốt” cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trong năm 2003, phía Hoa Kỳđã cử nhiều đoàn quan chức cao cấp của chính quyền, Quốc hội, kinh tế, thương mại, các tập đoàn doanh nghiệp lớn sang thăm và tìm kiếm cơ hội làm ăn ở nước ta như đoàn các nghị sĩ do Hạ nghị sĩ Porter Goss, Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ dẫn đầu, các nghị sĩ có tiếng nói quan trọng như Jonh McCain, Evan Bayh, Joseph Pitt, Robert Simmons, Phó Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ tướng 3 sao Le Moyne, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân số, tị

nạn và di cư, Phó đại diện Thương mại Mỹ J. Huntsman, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng J. Jennnings, Giám đốc các cơ quan nghiên cứu chiến lược Heritage, Brookings. Đặc biệt chuyến thăm cảng Sài Gòn lần đầu tiên kể từ năm 1975 của tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ đã thu hút được sự chú ý của dư luận Mỹ và nhiều nước trong khu vực.

Về phía Việt Nam, đã có nhiều đoàn quan chức cao cấp đại diện cho Chính phủ Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Từ ngày 30-9 đến ngày 2-10- 2003, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã tiến hành chuyến thăm và lam việc tại Hoa Kỳ. Trong thời gian ở thủ đô Washington, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Conlin Powell, có các cuộc tiếp xúc với Phó Cố vấn An ninh quốc gia S. Hadley và nhiều nghị sĩ của Hoa Kỳ, thăm viện Heritage, một trung tâm nghiên cứu chiến lược nổi tiếng của Hoa Kỳ. Trong các cuộc tiếp xúc và làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn phát triển quan hệ hai nước trên cơ sở

tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Trên cơ sở đó, Việt Nam sẵn sàng cùng Hoa Kỳ xây dựng một khuôn khổ

quan hệ ổn định, lâu dài vì lợi ích to lớn của nhân dân hai nước vì hoà bình,ổn định và phát triển ởĐông – Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. Phía Hoa Kỳ bày tỏ

sự hài lòng trước những tiến bộ trong quan hệ hai nước thời gian qua, đặc biệt là kinh tế và thương mại sau một năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương; hoan nghênh những nỗ lực tăng cường quan hệ hai nước, đồng thời bày tỏ sự quan tâm của Mỹ đối với việc xử lý những thách thức chính trị, an ninh và kinh tế to lớn

đang đặt ra với châu Á – Thái Bình Dương cũng như những vấn đề liên quốc gia khác, mong muốn hợp tác với các thành viên Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, sự kiện đáng chú ý nhất trong quan hệ chính trị giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ trong năm 2003 là chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó Thủ tướng Vũ

2003 của Hoa Kỳ đã đánh giá chuyến đi của Phó Thủ tướng Vũ Khoan là “sự thành công hay thất bại của nó có thể tác động nhiều đến tương lai kinh tế Việt Nam”. Chuyến đi diễn ra 9 ngày với một phái đoàn hùng hậu, trong đó có một Bộ trưởng, nhiều Thứ trưởng, và nhiều lãnh đạo ban ngành. Phái đoàn Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại nhiều thành phố quan trọng của Hoa Kỳ, như Washington, Chicago, Houston, Los Angeles và San Francisco. Chuyến đi rất quan trọng cho các kế hoạch của Việt Nam, muốn hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Về mục đích của chuyến đi này, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nêu rõ: “Chúng tôi muốn phát triển quan hệ với Mỹ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Việt Nam đang phấn đấu vì sựổn định và thịnh vượng chứ không phải chỉ là một nước nghèo và làm một cuộc chiến tranh như nhiều người Mỹ vẫn nghĩ” [3].

Tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, đoàn Đại biểu Chính Phủ Việt Nam đã có những cuộc hội đàm, tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo Chính phủ và nghị sĩ Hoa Kỳ, trong đó có Ngoại trưởng Colin Powell, Cố vấn an ninh quốc gia Condoleeza Rice, đại diện thương mại Robert Zoellick, Bộ trưởng Nông nghiệp Veneman và Quyền Bộ trưởng Thương mại Botman. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, hai nước có nhận thức chung là xây dựng một khuôn khổ quan hệ lâu dài hơn đây là điều có ý nghĩa chính trị quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển quan hệ bình thường giữa hai nước. Theo hướng đó, hai bên nhất trí tăng cường các cuộc trao đổi ở các cấp, các ngành để hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư. Phía Hoa Kỳ tỏ ý ủng hộ nỗ lực của Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hai bên nhất trí cho rằng cần thông qua đối thoại để tìm kiếm những điểm chung, giải quyết các vấn đề còn khác biệt giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong giải quyết các vấn đề nhân đạo như tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá bom mìn, giải quyết hậu quả chất độc da cam…

Chuyến thăm này cũng đã khơi dậy mối quan tâm trong cộng đồng các doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với sự hợp tác với Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp lớn như các công ty dầu khí Conoco, Unocal, các công ty du lịch tài chính, bảo hiểm như City

Group, New York Life, ACE, các doanh nghiệp công nghiệp cao, các công ty nhập khẩu thuỷ sản, dệt may… của Hoa Kỳ đều đã có các cuộc tiếp xúc với đoàn thể để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bàn biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ buôn bán, đầu tư.

Trong chuyến thăm hai bên đã chính thức ký 5 văn bản: Hiệp định Hàng không; Thoả thuận hợp tác về phòng chống ma tuý, theo đó Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trên 30 vạn USD; Thư thực hiện “Sáng kiến tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam” theo đó Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ 6 triệu USD trong 3 năm nhằm nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam; Biên bản Ghi nhớ về việc phát triển Quỹ Đầu tư mạo hiểm về công nghệ cao tại Việt Nam trong

đó Tập đoàn Dữ liệu Truyền thông Quốc tế Hoa Kỳ (IDG) sẽ đóng góp 60 triệu USD; và Thông cáo chung “Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và bang Texas”.

Đặc biệt là nhân chuyến thăm này, Việt Nam có dịp bày tỏ chính kiến về một số vấn

đề mà ta quan tâm đến nghị quyết của Hạ viện Mỹ mới đây về tôn giáo ở Việt Nam (H. Res.427) hay việc một số địa phương Hoa Kỳ công nhận cờ của chính quyền Sài Gòn trước đây, vấn đề xuất khẩu tôm, hàng dệt may [33].

Có thể nói, chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó thủ tướng Vũ Khoan đã góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy những chiều hướng tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong quan hệ hai nước, hướng tới xây dựng khuôn khổ quan hệ ổn

định, lâu dài giữa hai nước trong tương lai. Đồng thời chuyến đi đã tạo nên tiền đề

tốt đẹp cho các chuyến viếng thăm tiếp theo giữa hai nước.

Thực tế cho thấy trong khi quan hệ hai nước đang có những bước phát triển trên nhiều mặt và ngày càng đi vào thực chất, không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh trong thương mại, đầu tư và không ít phức tạp do những khác biệt trên những vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo… Cách tốt nhất và cũng thực tế

nhất để giải quyết những khác biệt và tranh chấp nói trên là thông qua đối thoại thẳng thắn, bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lợi ích chính đáng của mỗi bên, không can thiệp công việc nội bộ của nhau. Trên cơ sởđó, hai phía Việt nam và Hoa Kỳđã quyết định cùng nâng các cuộc đối thoai chính trị và nhân quyền lên cấp Thứ trưởng từ vòng đối thoại chính trị lần thứ 4 diễn ra vào tháng 5-2004 tại Hà Nội.

Cuộc đội thoại chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ đã diễn ra ngày 14-5- 2004, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng làm Trưởng đoàn. Đoàn Hoa Kỳ do Trợ lí Bộ trưởng Ngoại giao về Đông Á – Thái Bình Dương James Kelly làm Trưởng đoàn. Trong khi kiểm điểm lại tình hình quan hệ

song phương thời gian qua, hai bên đã đánh giá cao những tiến triển đánh khích lệ

trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học – kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và nhân đạo, đồng thời, tập trung thảo luận các biện pháp duy trì đà phát triển và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước thời gian tới vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như vì hoà bình, ổn định của khu vực. Hai bên cũng trao đổi ý kiến về

những vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cùng nỗ lực xây dựng, tạo bầu không khí chính trị thuận lợi giữa hai nước. Theo đó, hai bên trao đổi thẳng thắn quan điểm về những khác biệt trong quan hệ, kể cả các vấn đề nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc. Cuộc đối thoai chính trị đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, xây dựng và hiểu biết lẫn nhau.

Tuy nhiên, thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong giai đoạn 2001 -2005 chính là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải từ ngày 19 đến ngày 24-6-2005. Chuyến thăm này đã tạo nên bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước. Đây chính là chuyến thăm Hoa Kỳđầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 10 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. trả lời phỏng vấn tờ Washington Post ngày 16-6-2005 trước thềm chuyến thăm chính thức, Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết: “Mục đích của chuyến viếng thăm này là thúc đẩy mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Qua đây, chúng tôi hy vọng xây dựng mối quan hệ ổn định, lâu dài, mang tính xây dựng giữa hai nước. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mở rộng quan hệ với Mỹ”.

Có thể nói, đây cũng là cuộc tiếp xúc chưa từng có về phương diện rộng và chiều sâu với số lượng lớn các thành viên lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ, kể cả với Tổng thống và Lưỡng viện quốc hội, giới doanh nghiệp, giới truyền thông, các nhà khoa học và các tầng lớp xã hội, với mục đích chủ yếu là tìm phương hướng, biện

pháp đểđưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm cao mới [31].

Phát biểu về chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Đại sứ

Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông John Boardman cho rằng: “Không có gì biểu tượng cho việc quan hệ hai nước chúng ta đi xa được thế nào trong thập kỷ qua bằng chuyến thăm

đầu tiên của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng nhiều về việc

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 46 - 56)