Quanh ệc ủa cộng đồng người Việt với quê hương

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 66 - 70)

Cộng đồng người Việt có một vai trò khá quan trong trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trước đây, bộ phận chống đối trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ rất đông, thường rất lớn tiếng trong việc chỉ trích và lên án việc bình thường hóa và tránh thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Sau Chiến tranh lạnh, thái độ của cộng

biến ngày càng tích cực hơn. Đặc biệt, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ

ngoại giao (1995), tình hình đã có thay đổi. Vẫn còn tồn tại một nhóm các nhân vật chống đối chế độ trong nước, nhưng nhóm này chiếm tỉ lệ rất ít và ngày càng ít đi, suy yếu đi. Phần lớn trong cộng đồng có thái độ trung dung. Nhóm công khai có thái

độ hướng về quê hương và ủng hộ Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp.

Tuy nhiên sau hơn 20 năm kể từ năm 1975, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ

ngày càng lớn mạnh và có những chuyển hoá tích cực và ngày càng có những hoạt

động hướng về quê hương đất nước. Nhóm Việt kiều thứ hai và thứ ba không mang trong mình mặc cảm về quá khứ. Đại đa số, nhất là lớp trẻ, là những người có mối quan tâm thường xuyên tới quê hương, đất nước và ngày càng ủng hộ sự nghiệp Đổi mới của Đảng và Nhà nước. Họ có mối quan hệ thân thiện máu thịt với người thân trong nước.

Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ có ảnh hưởng khá quan trọng đối với quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Với tính cách yêu chuộng hoà bình, hữu nghị của người Việt Nam nói chung, đa số người Việt Nam ở Hoa Kỳ

hoan nghênh và ủng hộ sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nhất là trong quan hệ kinh tế.

Thứ nhất, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ những năm cuối 80 và đầu 90 thế kỷ XX đã có những tác động tích cực đến tiến trình bình thường hoá quan hệ

giữa hai nước, góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị và thân thiện giữa người dân của hai nước, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán và những nét đẹp về con người Việt Nam trong lòng bạn bè Mỹ. Cộng đồng người Việt tại có điều kiện sinh sống, làm việc, giao lưu tiếp xúc hàng ngày với người Mỹ, và thông qua đó người Mỹ hiểu hơn về người Việt Nam, một dân tộc thông minh, cần cù, sáng tạo và yêu chuộng hoà bình. Từ đó tác động đến tình cảm và thái độ thân thiện của người dân Mỹ với người Việt Nam. Mặt khác, cũng thông qua đó, người Việt Nam cũng hiểu biết thêm về đời sống, lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, luật pháp Mỹ.

các hình thức khác nhau, kiều bào tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam, bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Những năm gần đây, càng ngày có nhiều người Việt định cư tại Mỹ tham gia vào các hoạt động chính trị dòng chính. Đã có khá đông người gốc Việt được bầu hoặc được bổ nhiệm vào các ngành, bộ từ cấp liên bang, tiểu bang, quận hạt đến các thành phố. Nhiều người trong số đó đã công khai lên tiếng ủng hộ Việt Nam, quan hệ Việt Mỹ, đấu tranh chống lại những việc làm sai trái của nhóm chống đối, vận động dư luận Mỹ ủng hộ chính quyền bình thường hoá và phát triển quan hệ với Việt Nam.

Cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng đã sử dụng ảnh hưởng của mình ở từng

địa phương để chăm lo giữ gìn văn hoá Việt và giải quyết những nguyện vọng chính

đáng trong nội bộ cộng đồng. Đã có nhiều nhà hoạt động người Việt tác động ở tầm chính sách quốc gia. Một trong những nhân vật đó là Giáo sư Lê Xuân Khoa, đã có những đóng góp cho việc hình thành nhiều chính sách của Mỹ, góp phần phát triển và củng cố cộng đồng người Việt. Những năm đầu 1980, luật sư Nguyễn Hữu Liêm (chủ tịch tổ chức Vietnam Help) đã lên tiếng, đã vận động hành lang và đã ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, kêu gọi bình thường hoá quan hệ hai nước. Cựu Phó thủ

tướng Sài Gòn, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, người đã giữ và trao lại 16 tấn vàng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn cũ cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khi vào tiếp quản Sài Gòn, ông đã phải ra tòa Mỹ vì nỗ lực không thành của ông cho tiến trình bình thường hóa ngay trong mấy năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton…

Trong năm 2005, nhiều người Việt đã bày tỏ chính kiến và điều trần trước Quốc hội bang California chống lại việc thông qua nghị quyết HB2829 công nhận cờ ba sọc của bọn phản động người Việt. Sau chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải (6-2005), lần đầu tiên xuất hiện Đài phát thanh tiếng Quê hương do bà Phùng Tuệ Châu làm Trưởng ban biên tập thể hiện tiếng nói tích cực

ủng hộ Nhà nước Việt Nam, ủng hộ cho việc phát triển mối quan hệ Việt Mỹ ngày càng tốt đẹp.

quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhiều kiều bào làm chuyên gia tư vấn về luật pháp và chính sách, trực tiếp đầu tư, hợp tác kinh doanh, nghiên cứu khoa học hoặc làm cầu nối để các tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ vào làm ăn với Việt Nam và ngược lại để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp kiều bào Hoa Kỳ đăng ký đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư với số vốn cam kết lên tới 8 tỷ USD.

Thứ tư, với những thế mạnh của mình, cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ đang ngày càng có nhiều hoạt động thiết thực hướng về quê hương, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế ở quê hương. Năm 2007, theo kết quả điều tra của Cơ

quan Thống kê Dân số Mỹ cho thấy cộng đồng người Việt tại Mỹ là một trong những cộng đồng trẻ nhưng rất năng động và đạt được nhiều thành công nhất trong hoạt động kinh tế ở Mỹ. Theo thống kê, thu nhập bình quân của một hộ gia đình người Mỹ là 55.227 USD/ năm. Tiềm năng trí thức cộng đồng người Việt ở Mỹ là rất lớn, có khoảng 200.000 người có bằng Đại học trở lên, 42,9% trong lứa tuổi từ

25 trở lên có trình độ cao đẳng trở lên.

Về chủ trương của nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong những năm gần đây đã được cộng đồng người Việt ở các nước trên thế giới

đáng giá tích cực. Việc bỏ Visa đối với Việt kiều và những người có quan hệ vợ

chồng, con cái của họ khi về nước bắt đầu từ ngày 1-9-2007, việc nới rộng quyền

được mua nhà ở trong nước đối với họ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn và khuyến khích mạnh mẽ hơn Việt kiều về nước hoạt động kinh doanh, du lịch, thăm viếng người thân và cư trú dài hạn trong nước.

Hòa hợp dân tộc là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, nhằm động viên trí tuệ, tài năng, nguồn vốn của người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, tiến kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực, làm cho vị thế của đất nước và con người Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Chủ trương đó đã được sự hưởng ứng của cộng đồng người Việt Nam ở các nước trong đó có ở Hoa Kỳ vì thế có thể tin tưởng rằng, tuyệt đại bộ phận người Việt Nam định cưở nước ngoài luôn luôn hướng về tổ

quốc, đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc chấn hưng đất nước, đồng thời làm giàu cho cá nhân và gia đình họ.

Ngoài các hoạt động xúc tiến đầu tư, cầu nối, trực tiếp đầu tư, xây dựng quê hương, khi trở lại Mỹ chính những nhân vật lên tiếng ủng hộ Việt Nam có tác dụng to lớn trong việc chuyển hoá thái độ cộng đồng. Đặc biệt kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (36/NQ-TW ngày 26-3-2004) thể hiện sự quan tâm và tình cảm của các nhà lãnh đạo cũng như

nhân dân trong nước với cộng đồng kiều bào ở hải ngoại. Theo Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, cộng đồng người Việt sống tại Mỹ luôn được coi “là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam một nguồn lực quan trọng của dân tộc Việt Nam”. Không những thế, chính sách của Nhà nước Việt Nam là coi trọng cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ với vai trò là cầu nối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và giới kinh doanh hai nước [55, tr.35].

Nghị quyết 36 và sau đó được cụ thể hóa bởi hàng loạt các chính sách của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan giải quyết các vấn đề về miễn thị thực, chính sách khuyến khích kiều bào đầu tư kinh doanh về nước, khuyến khích trí thức kiều bào về nước, giải quyết vấn đề nhà ở, vấn đề thông tin văn hoá và tiếng Việt cho kiều bào thế hệ thứ hai và thứ ba, vấn đề hồi hương và những vấn đề do quá khứ để lại. Những chính sách này có tác động trực tiếp đến thái độ và tình cảm của cộng

đồng kiều bào nói chung và ở Mỹ nói riêng. Bà con ngày càng hướng về quê hương

đất nước, đồng thời nhóm chống đối ngày càng bị phân hoá, chuyển hoá và cô lập.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)