Giai đoạn 1991 đến 1995

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 37 - 43)

Sau khi Việt Nam rút hết quân về nước, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những cơ sở phát triển mới. Có thể nói, năm 1991 là năm có nhiều sự kiện khởi đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước:

Tháng 2, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố kéo dài thời hạn giấy phép cho các dự án nhân đạo ở Việt Nam từ 1 đến 2 năm, cho phép công dân Hoa Kỳ đi du lịch Việt Nam được sử dụng tới 200USD (trước đó là 100USD), văn phòng ngoại khối Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nới lỏng qui định việc chuyển kiều hối từ Hoa Kỳ về Việt Nam, cho phép thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng Việt Nam với Hoa Kỳ liên quan đến kiều hối.

trình” (Road map) các giai đoạn hướng tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hai bên đã thỏa thuận mở văn phòng Chính phủ Hoa Kỳ tại Hà Nội nhằm thúc đẩy việc thực hiện chương trình POW/ MIA. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố viện trợ nhân

đạo trực tiếp cho Việt Nam 1 triệu USD, cung cấp chân tay giả cho người tàn tật thông qua cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID. Tháng 6, Quốc hội Hoa Kỳ

tổ chức điều trần về việc bỏ cấm vận Việt Nam.

Ngày 2-8-1991, Thượng viện Hoa Kỳ quyết định thành lập Ủy ban chuyên trách POW/MIA do Thượng nghị sĩ John Kerry làm chủ tịch. Tháng 10, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker đã gặp nhau tại Paris nhân hội nghị quốc tế về Campuchia, để bàn về việc thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hoa Kỳ tuyên bố bỏ giới hạn đi lại 25 dặm

đối với cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, bỏ hạn chế nhà báo, doanh nhân, cựu binh Hoa Kỳ thăm Việt Nam. James Baker tuyên bố với báo chí, Hoa Kỳ

dự định thiết lập quan hệ bình thường hóa với tất cả các nước Đông Dương. Các doanh nghiệp Hoa Kỳủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Từ ngày 19 đến ngày 20-4-1991, Tướng Vessey vào Việt Nam lần thứ ba bàn về lập văn phòng MIA tại Hà Nội. Ngày 25-4-1991 Hoa Kỳ tuyên bố lần đầu tiên viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam về lĩnh vực chân tay giả; ngày 23-10-1991 Bộ

trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gặp Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại Paris nhân ký Hiệp định Paris về Campuchia.

Ngày 17-11-1991, Hoa Kỳ chính thức bỏ việc hạn chế các nhóm du lịch, cựu binh, nhà báo, kinh doanh tổ chức đoàn đi Việt Nam.

Tháng 11-1991 vòng đàm phán đầu tiên ở cấp Thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước đã được tiến hành tại New York. Tháng 12, Hoa Kỳ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tổ chức các chuyến du lịch tới Việt Nam.

Năm 1992 có bước tiến trong quan hệ song phương, sau đó hai nước thành lập đội đặc nhiệm chung nhằm kiểm kê dấu tích những lính Mỹđược coi là mất tích trong chiến tranh Việt Nam bao gồm cả Lào và Campuchia. Tháng 4, Chính phủ

trợ nhân đạo cho Việt Nam và cho phép liên lạc bằng viễn thông với Việt Nam. Tháng 11-1992, Thượng nghị sĩ John Kerry thăm Việt Nam, chuyển thông

điệp miệng của Tổng thống mới đắc cử Bill Clinton và thư của Tổng thống sắp mãn nhiệm G. H. Bush tới Chủ tịch nước ta, bày tỏ mong muốn của Hoa Kỳ trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã gởi thư phúc

đáp, trong đó khẳng định Việt Nam hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề POW/MIA và mong muốn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Cuối năm 1992, các công ty của Hoa Kỳ được phép mở văn phòng đại diện, ký hợp đồng kinh doanh với Việt Nam để có thể hoạt động sau khi lệnh cấm vận đối với Việt Nam được hủy bỏ.

Năm 1993 có những sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Tháng 1, Ủy ban chuyên trách POW/ MIA đệ trình báo cáo cuối cùng ra Thượng viện và

ủy ban được coi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Christopher tuyên bố ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC. Tháng 7, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố không chống các nước khác giúp Việt Nam trả nợ 140 triệu USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và không ngăn cản các nước và các tổ chức tài chính quốc tế kể cả IMF và Ngân hàng thế giới (WB) cho Việt Nam vay tín dụng. Tháng 9, Tổng thống Bill Clinton cho phép các công ty Hoa Kỳ được đấu thầu các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ tại Việt Nam. Tháng 10, nhân dịp Phó Thủ

tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đã có cuộc họp trao đổi với ngoại trưởng W. Christopher về quan điểm giữa hai nước, tại cuộc gặp gỡ đó Hoa Kỳ coi chiến tranh giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã kết thúc.

Năm 1994 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ: Ngày 3-2-1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước. Tháng 5, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận về việc mở cơ quan liên lạc ở thủ đô hai nước. Tháng 8, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật ngân sách cho hoạt động đối ngoại 1994 – 1995, trong đó có điều khoản bỏ một số qui định liên quan đến cấm viện trợ cho Việt Nam. Tháng 10, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật khẳng định

vấn đề MIA vẫn là trọng tâm của chính sách Hoa Kỳđối với Việt Nam.

Tháng 1-1995, Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định song phương về chuyển giao tài sản ngoại giao và khiếu nại tài sản tư nhân. Tháng 2-1995, hai nước mở cơ

quan liên lạc của Việt Nam (1-2-1995) và của Hoa Kỳ (8-2-1995). Tháng 5-1995,

Đoàn đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ do ông H. Gober và Winston Lord dẫn đầu thăm Việt Nam, khẳng định Hoa Kỳ mong muốn và quyết tâm thực hiện và bình thường hóa quan hệ với nước ta. Ngày 13-6-1995, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

Warren Christopher chính thức đề nghị Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, kiến nghị này do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Winston Losd đề xướng sau chuyến thăm Việt Nam.

Và ngày 11-7-1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố

bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngay sau đó, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố hoan nghênh về việc Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam: “Tuyên bố của Tổng Thống Bill Clinton công nhận ngoại giao và thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam là một quyết định quan trọng, phản ánh nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Hoa Kỳ muốn khép lại quá khứ chiến tranh, xây dựng mối quan hệ bình thường, hữu nghị và hợp tác với Việt Nam. Quyết định này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của tình hình quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, ổn định và phát triển ởĐông Nam Á và trên thế giớí... [77].

Có thể nói, việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là sự kiện lớn trong lịch sử quan hệ chính trị giữa hai nước. Nó khép lại một quá khứ đau thương và mở ra một tương lai phát triển cho hai nước. Như Tổng thống B. Clinton đã nói: “Hãy để cho giây phút này, theo từ của Kinh Thánh, là một thời điểm để kiến tạo”. Chính phủ và nhân dân Việt Nam, như Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã nói, sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ thỏa thuận một khuôn khổ mới cho quan hệ hai nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi và phù hợp với các nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế. Từđây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức thiết lập quan hệ giữa hai

quốc gia có chủ quyền dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi. Điều này cũng thể hiện nguyện vọng chung của nhân dân hai nước từ rất lâu là muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc.

Tiu kết: Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ được bắt nguồn từ những quan tâm về kinh tế, thương mại nhưng hơn một thế kỷ hai nước đã không có những bước khai thông đáng kể nào do nhiều nhân tố phi kinh tế khác ảnh hưởng. Đó chính là những khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán, khác biệt ý thức hệ cùng sự thiếu hiểu biết lẫn nhau là những rào cản khiến mối quan hệ này không mở ra được. Thậm chí có lúc đối đầu nhau căng thẳng. Chính Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11-2000 đã phải tiếc nuối khi nói: “Cách

đây gần 200 năm, vào khởi điểm của quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, hai nước đã cố

gắng đểđàm phán một hiệp định thương mại”… “Nhưng… những cuộc đàm phán này đều thất bại…” như một học giả đánh giá “Những nỗ lực này thất bại vì hai nền văn hoá xa lạ đã cùng lên tiếng mà không chịu lắng nghe nhau, và tầm quan trọng của bên này đối với bên kia đã không đủ thuyết phục để vượt qua trở ngại này” [85].

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, những thay đổi trong tình hình thế

giới và khu vực đã tác động rất lớn đến mối quan hệ chính trị giữa hai nước. Trên thực tế, thúc đẩy quan hệ chính trị với Hoa Kỳ là nhằm tiến tới bình thường hoá, phục vụ lợi ích phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, Việt Nam đã có những bước điều chỉnh chính sách linh hoạt nhằm khai thông quan hệ với Hoa Kỳ. Trong khi đó, những lợi ích chính trị, kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh là những động lực cơ bản thúc đẩy chính sách bình thường hoá quan hệ

chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ.

Có thể nói, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ vừa phản ánh sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ, mặt khác cũng phản ánh việc Hoa Kỳ thừa nhận vai trò, vị trí của Việt Nam ngày càng tăng lên trên trường quốc tế, trực tiếp là đối với sụ ổn định, phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Việc thiết

lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước tuy là bước khởi đầu, nhưng rất quan trọng trên con đường tiến tới bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai quốc gia đã từng đụng độ trong cuộc chiến tranh bi thảm và đã trải qua hơn hai thập kỷđối đầu.

Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hoà dịu, hoà hoãn chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các nước lớn cũng có những thay đổi theo, cộng với sự

phát triển mạnh mẽ về mọi mặt từ Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đảng và nhà nước ta cũng xác định phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế, phá thế bị bao vây cấm vận. Việt Nam đã “phủ sóng ngoại giao” đối với toàn thế giới, kể cả với toàn bộ các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ. Phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước vì hoà bình, hợp tác và phát triển” mà

Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và đạt được những thành công rực rỡ.

CHƯƠNG 2

THC TRNG QUAN H CHÍNH TR VIT NAM - HOA K (1995 – 2005)

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)