Các quan hệ khác

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 89)

Bên cạnh kinh tế, sau khi quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa, quan hệ dân sự giữa hai nước chính thức được thiết lập như một bộ phận trong tổng thể

quan hệ hai nước. Thực chất, hai Bộ Quốc phòng đã có những hoạt động hợp tác chung giải quyết vấn đề POW/ MIA giai đoạn trước đó. Tuy nhiên quan hệ hợp tác

quân sự chỉ thực sự có những bước tiến kể từ sau bình thường hóa.

Một trong những hoạt động nổi bật nhất trong lĩnh vực hợp tác này là trao đổi viếng thăm các phái đoàn quân sự hai nước. Sau khi thiết lập Đại sứ quán hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự. Tháng 10-1996, phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Kurt Campell đã tới thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường trao đổi các cuống viếng thăm nhằm tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Trong các chuyến thăm Việt Nam tháng 3-1998 của Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương và chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 10-1998 của phái

đoàn đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Hanh dẫn đầu, cả hai bên chia sẻ quan điểm mong muốn tiến tới phát triển hợp tác quân sự

Việt Nam - Hoa Kỳ, nhằm duy trì, củng cố hòa bình, ổn định và an ninh trong toàn khu vực. Chuyến thăm quan trọng nhất là của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nhằm duy trì, củng cố hòa bình, ổn định và an ninh trong tòan khu vực.

Chuyến thăm quan trọng nhất là của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ W. Cohen sang Việt Nam ngày 13-3-2000. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất trên lĩnh vực quân sự giữa hai nước. Nhân dịp này, hai bên đã trao đổi, tham vấn nhau về

nhiều vấn đề cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳđề nghị nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự

hiện đang ở mức thấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lên mức cao hơn. Ngày 31-1-2001,

Đô đốc Denis Blair, Tư lệnh các lực lượng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Ông Blair làm việc với Bộ Quốc phòng về

quan hệ dân sự, hợp tác chống khủng bố và vấn đề MIA. Ông đã được Phó Thủ

tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp.

Đáp lại chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Williams Cohen, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Hoa Kỳ tháng 11-2003. Tiếp sau đó, tàu chiến Hoa Kỳ USS Vandegrift FFG 48 đã ghé thăm cảng Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh và tàu USS Curtis Wilbur thăm cảng Đà Nẵng.

Đây là kết quả tích cực, góp phần làm cho mối quan hệ hai nước phát triển toàn diện và ngày càng sâu sắc.

Nhìn chung, quan hệ hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngoài việc trao đổi các phái đòan quân sự qua lại thì chỉ mới hạn chế trong những lĩnh vực cụ

thể liên quan đến việc giải quyết những vấn đề do chiến tranh để lại mà cần đến vai trò của quân đội như vấn đề MIA, phá gỡ bom mìn còn sót lại, giải quyết hậu quả

của chất độc màu da cam. Tuy nhiên, các chuyến thăm này đã dần dần được thể chế

hóa với cấp bậc và số lượng tăng lên. Những hoạt động này cũng tạo điều kiện tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Ngoài ra hai bên còn có một số hoạt động trao đổi đào tạo nghiên cứu quân sự giữa các chuyên gia hai nước. Vấn đề hợp tác quân sự là một lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi có những bước đi thận trọng. Trong các cuộc tiếp xúc quân sự, hai bên cũng nhấn mạnh việc các nước trong khu vực nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ quân sự Việt Nam - Hoa Kỳ.

Quan hệ giáo dục giữa Việt Nam – Hoa Kỳ cũng có những bước phát triển tích cực. Hoa Kỳđã có những hỗ trợ cấp chính phủ và phi chính phủđể giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo nghiên cứu, trao đổi trên các lĩnh vực khoa học, xã hội - nhân văn, khoa học công nghệ mặc dù sự giúp đỡ đó còn khiêm tốn. Việt Nam mong muốn tận dụng được thế mạnh của Hoa Kỳ trong công tác đào tạo cán bộ

chuyên môn cũng như khai thác những thành tựu của khoa học - kỹ thuật Hoa Kỳ. Hàng năm có hàng nghìn cán bộ sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ để nghiên cứu học tập.

Nhiều học giả Hoa Kỳ đã sang Việt Nam để tham gia nghiên cứu, giảng dạy. Các chương trình hỗ trợ bao gồm Chương trình nhận giáo viên tình nguỵện sang dạy Anh ngữ (VIA, ELI) ở các trường đại học Việt Nam, Chương trình đào tạo cán bộ

quản lý kinh tế (Quỹ Ford, quỹ Fullbright phối hợp với Viện phát triển quốc tế của

Đại học Harvard, Citicorp), Chương trình hợp tác về công nghệ thông tin (IBM, APPLE, UNISSIS, DIGITAL, ORACLE, COMPAQ), các chương trình hợp tác với các trường đại học ở Hoa Kỳ (Đại học Harvard, Berkerley, Columbia, Georgetown, Ohio, Indiana, Fullerton, UCLA, Washington, Eastern, Oregon, Bufalo...).

Quỹ Fullbright mỗi năm cấp 30 học bổng, ngoài ra khoảng 1.200 sinh viên Việt Nam còn theo học tự túc tại các trường đại học của Hoa Kỳ. Nhìn chung số

lượng học sinh Việt Nam du học tại Hoa Kỳ vẫn còn hạn chế. Một hội nghị của Stanley Foundation giải thích tình trạng này là do “tài chính, sự hiểu biết về các cơ

hội giúp đỡ, các thủ tục đơn từ ở Việt Nam, kiến thức chuyên môn khoa học và ngoại ngữ, chính sách visa của Hoa Kỳ... trong đó tài chính vẫn là sự hạn chế cốt yếu nhất đối với sự phát triển các quan hệ trao đổi về giáo dục, chuyên môn và khoa học với Hoa Kỳ”. Sự hợp tác giáo dục giữa hai bên cũng bắt đầu chú trọng vào các vấn đề như nghiên cứu về tính độc hại và biện pháp xử lý chất độc màu da cam, các vấn đề thương mại.

Trong lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ cũng chứng kiến những bước tiến

đáng kể. Tháng 10-1996, bà Solomon, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khoa học - kỹ thuật, y tế đã đến Việt Nam. Các cơ quan Hoa Kỳ như Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, Ủy ban hợp tác khoa học với Việt Nam đã trợ giúp Trung tâm sức khỏe cộng đồng, Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội kiểm soát bệnh gan, sốt rét, bại liệt, HIV - AIDS, chỉnh hình và tạo hình, phẫu thuật mắt và ung thư. Phía Hoa Kỳ

có một số quỹ hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng ở Việt Nam như Quỹ

phục hồi chức năng thế giới, Viện trợ cho người tàn tật ở Việt Nam, Quỹ nghiên cứu bộ phận thay thế cho cơ thể người, Quỹ cựu chiến binh Việt Nam của Hoa Kỳ. Nhiều dự án và chương trình đã nỗ lực xây dựng và có hiệu quả như chương trình 15 triệu USD phòng chống HIV/AIDS (2004), hợp tác phòng chống dịch bệnh SARS, dự án giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng học đường... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lĩnh vực văn hóa - thông tin, thời gian qua phía Việt Nam đã cử nhiều

đoàn nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ sang Hoa Kỳ trình diễn, giao lưu, nói chuyện. Hai bên cũng trao đổi các đoàn làm phim, thể thao. Thông qua những hoạt

động này nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ hiểu rõ hơn vềđất nước, con người, truyền thống của Việt Nam và giúp cho cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về những thay đổi đang diễn ra trên đất nước.

Kỳ còn hợp tác trên bình diện đa phương, trong khuôn khổ các cơ chế khu vực như Đối thoại US - ASEAN, Hội nghị ASEAN - PMC, APEC, v.v... Về mặt địa - chính trị, Hoa Kỳ coi một Việt Nam phát triển, ổn định, theo cơ chế thị trường là nhân tố

quan trọng góp phần duy trì hòa bình ổn định ở Đông Nam Á [89, tr.2]. Đồng thời, phía Hoa Kỳ có nhận thức rằng việc bình thường hóa và phát triển quan hệ hai nước không chỉ đơn thuần thuộc về quan hệ hai nước mà gắn với bối cảnh khu vực. Phía Hoa Kỳ hoan nghênh các hoạt động hội nhập của Việt Nam vào khu vực, ủng hộ vai trò tích cực của Việt Nam tại ASEAN, ủng hộ Việt Nam gia nhập APEC, WTO. Trên cơ sởđánh giá cao vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đã có những nỗ lực hợp tác với Hoa Kỳ trong khuôn khổ ARF. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn được thể hiện trong những vấn đề có tính chất xuyên quốc gia và tòan cầu như chống tội phạm ma túy, buôn lậu, rửa tiền, các chương trình bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên...

Ngoài ra, hai nước đã và đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin chống khủng bố, là lĩnh vực mới chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước.

Điều này cho thấy, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳđã bước vào một giai

đoạn phát triển mới, ngày càng toàn diện.

3.2. Những đặc điểm quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ.

3.2.1. S tác động ca yếu t lch s

Nhìn lại lịch sử phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ này không khởi đầu từ một cuộc chiến tranh, mà được bắt nguồn trước hết từ những quan tâm về kinh tế và thương mại. Quá trình quan hệ lâu dài đã khiến lịch sử có sức nặng tương đối trong hiện tại. Trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ

1995 đến 2005, cả bề dày hữu nghị lẫn những tranh chấp lịch sử đều có tác động tới tiến trình quan hệ này. Nếu bề dày quan hệ hữu nghị quy định xu hướng chung tiến tới hợp tác thì những tranh chấp lịch sử, đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam là những xúc tác quan trọng làm tăng xung đột giữa Việt Nam – Hoa Kỳ. Mâu thuẫn hai nước trong “vấn đề Campuchia”, mối quan hệ Việt Nam – Campuchia như thế

tính chủ quan, lịch sử vẫn là yếu tố phải tính đến. Ấn tượng lịch sử dễ tạo nên sự

nghi ngờ. Ngày nay, sự tranh chấp ảnh hưởng sẽ không đậm màu như trước nhưng vẫn có thể tái hiện với sắc thái mới như kinh tế, văn hoá…

Do môi trường ổn định đã trở thành lợi ích quốc gia chung, nên khả năng tranh chấp này đã được hạn chế, để ngăn chặn nguy cơ tái hiện tranh chấp lịch sử, sự liên kết vẫn được đánh giá cao hơn quan hệ đối tác thông thường. Củng cố hợp tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, phát triển quan hệ với Campuchia, tăng cường hợp tác đa phương với các nước trong khu vực là cách thức phù hợp để phát huy những yếu tố lịch sử tích cực, ngăn chặn các khả năng tiêu cực của quá khứ cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

3.2.2. Tính hai mt ca mi quan h chính tr Vit Nam – Hoa K

Trong suốt quá trình, xung đột và hợp tác, đối đầu và đối thoại thường tồn tại

đồng thời với nhau. Trong giai đoạn 1965 – 1975 là thời điểm đối đầu lên cao nhất,

đối thoại vẫn được duy trì nhằm tìm cơ hội để cải thiện quan hệ. Cho đến giai đoạn 1995 – 2000, sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước, khi hợp tác

đã trở thành tính chất chủ yếu trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nguy cơ xung đột vẫn còn tồn tại bởi những khác biệt chính trị, sự cạnh tranh kinh tế, chủ nghĩa thực dụng và vị kỷ trong chính sách đối ngoại, các vấn đề tồn tại hoặc mới nảy sinh.

Bản chất của thế giới là mâu thuẫn. Vì thế, bất đồng là khó tránh khỏi. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề mới và cũ. Để

củng cố đà hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ, một mặt phải tiếp tục tìm kiếm cách thức và biện pháp tăng cường hợp tác cả về chất lẫn lượng. Mặt khác, việc giải quyết các vấn đề tồn tại cũng như những vấn đề mới nảy sinh là rất quan trọng. Tăng cường sự

hiểu biết lẫn nhau để củng cố lòng tin, tăng cường thể chế hoá quan hệđể tạo cơ chế

giải quyết tranh chấp là cần thiết để giúp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vận hành

đúng hướng.

3.2.3. Mu s chung ca s gp g, hp tác cùng phát trin gia hai dân tc.

Lịch sử quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thăng trầm, trong đó có những thời kỳ dài hàng mấy chục năm hai bên đối đầu nhau, trở thành

kẻ thù của nhau không chỉ trong ý thức hệ tư tưởng mà cả trên chiến trường. Nhưng cho đến ngày hôm nay, toàn bộ tiến trình lịch sử ấy đã cho thấy rằng, mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhưng giữa hai nước, hai quốc gia - dân tộc vẫn có nhiều điểm tương đồng, những mẫu số chung của sự gặp gỡ, hợp tác cùng phát triển.

Về phía mình, từ trước khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ

ngoại giao, quan điểm của Việt Nam là “khép lại quá khứ” và “ hướng về tương lai”. Chính phủ và nhân dân Việt Nam muốn làm mọi việc cho quá khứ cay đắng này không làm vật cản mối quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ . Trong đó Việt Nam rất coi trọng việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ trong khuôn khổ chính sách ngày càng rộng mở các quan hệ đa phương hóa và đa dạng hóa của mình. Về phía Hoa Kỳ, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng của mình. Chính phủ Hoa Kỳ B. Clinton đã nhiều lần nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã chuyển từ quan hệ thù địch sang quan hệ đối tác. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Peter Peterson đã từng nói : “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Cái chúng ta có thể thay đổi được là tương lai”. Đó chính là điểm gặp gỡ, là “mẫu số chung” lớn để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hai bên có thể hợp tác và phát triển trong tương lai.

3.2.4. Quan h chính tr Vit Nam – Hoa K chu s tác động ca tình hình thế gii và khu vc

Đặc điểm nổi bật nhất của thế giới sau chiến tranh lạnh là cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, đưa đến sự phát triểm mới của lực lượng sản xuất và đòi hỏi hầu hết các quốc gia đều đặt kinh tế ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Kinh tế trở thành thước đo sự hưng thịnh hoặc suy vong của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng trở thành một bộ phận của hệ thống thế

giới và chịu sự tác động ngày càng tăng của toàn cầu hoá. Đây là một đặc điểm do quy luật phát triển quan hệ quốc tế quy định. Quá trình này được thúc đẩy và mở

rộng từ cả bên ngoài lẫn bên trong hai nước. Đó là sự mở rộng lĩnh vực chi phối của môi trường bên ngoài đối với quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nếu trong thời kỳ đầu, sự chi phối chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thì đến thời kỳ sau sự

chi phối diễn ra trên cả lĩnh vực kinh tế - thương mại, xã hội. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng chịu sự chi phối của các xu hướng vận động của nền kinh tế quốc tế.

Môi trường bên ngoài tác động lên quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không còn

đơn thuần chỉ là chính sách của các nước lớn, không còn chủ yếu trong lĩnh vực an

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 89)