Triển vọng quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 96 - 104)

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, xu thế hòa bình hợp tác là chủ đạo. Các nước thành viên ASEAN đang tìm cách đẩy nhanh quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Á đã

được hình thành và đang có những hoạt động tích cực để từ đó có thể trở thành hiện thực, APEC hướng tới mục tiêu cao hơn một diễn đàn kinh tế - một FTA (Khu mậu dịch tự do) lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đó quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ có những triển vọng và định hướng sau đây:

Hai nước sẽ tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao, cấp bộ trưởng, các doanh nghiệp, các học giả, các tổ chức quần chúng nhằm mở rộng quan hệ trên nhiều mặt theo nguyên tắc cùng có lợi. Những vấ đề nảy sinh trong quan hệ chính trị giữa hai nước được thông qua các kênh liên hệ đa dạng để giải quyết trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi.

Trong những năm sắp tới quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại là hoạt

động chủ yếu trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, hậu quả của chiến tranh nhất là “Hội chứng Việt Nam” tại Hoa Kỳ và vấn đề

chất độc da cam / dioxin tiếp tục là những vấn đề gay cấn và nhạy cảm trong quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ. Các vấn đề đó đang đòi hỏi có cách tiếp cận phù hợp với bản chất của từng vấn đề và những trở ngại đã xuất hiện nhưng chưa được khắc phục, tuy vậy, quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn tiến lên, các vấn đề đó không thể cản trở bước tiến phù hợp với lợi ích của hai nước. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ như mong muốn của lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ được nâng lên tầm cao mới. Vấn đềđặt ra là ở tầm cao nào?

Những người quan tâm đến khía cạnh lịch sử của vấn đề thì cho rằng, việc mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ - nước đã từng là thù địch của Việt Nam, hiện đang tìm cách ngăn cản bước tiến của nước ta trên con đường chấn hưng kinh tế và hội nhập quốc tế, nên cần dè dặt, thận trọng và tính toán, thậm chí nhấn mạnh nguy cơ

“Diễn biến hòa bình” đề cao cảnh giác trong quan hệ chính trị với Hoa Kỳ.

Ngược lại, những người khác đặt vấn đề trên căn bản lợi ích đất nước gắn với mục tiêu đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào

năm 2020: Dưới khía cạnh hiện thực của mối quan hệ chính trị giữa hai nước kể từ

khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995, nhất là từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào năm 2001 đến nay, ủng hộ có hiệu quả quan hệ của nước ta với Hoa Kỳ, đánh giá cao tác động của mối quan hệ chính trị kéo theo hàng loạt các mối quan hệ khác với việc thỏa mãn nhu cầu của đất nước về công nghệ hiện

đại, phương thức quản lý tiên tiến, thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Xét tổng thể mối quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ đã tiến triển từ lúc hai nước coi nhau là mối đe dọa tiềm tàng ở khu vực, cho đến bây giờ cả hai nước đều nhận thấy cần thiết cho nhau vì nền hòa bình ổn định ở khu vực.

Đối với Việt Nam, Việt Nam luôn coi quan hệ với Hoa Kỳ là rất quan trọng. Do đó, phát triển mối quan hệ chính trị và các mối quan hệ khác với Hoa Kỳ là một hướng ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay và trong thế kỷ

XXI, đó là tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về hòa bình và hữu nghị với nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng để làm được việc đó, thì Việt Nam không thể không có những đổi mới hơn nữa về kinh tế, chính trị và xã hội theo hướng công nghiệp hóa, thị trường hóa và hội nhập quốc tế.

Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh quốc tế có những chuyển bước mới, cả

Việt Nam và Hoa Kỳ đều có những thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình. Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ bước vào một giai đoạn mới.Trong giai đoạn mới quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ phụ thuộc riêng vào Hoa Kỳ

hoặc Việt Nam, mà phụ thuộc vào rất nhiều vào bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình và chính sách đối ngoại của cả hai nước trong thời kỳ mới.

Với những thành quả đã đạt được trong giai đoạn 1995 – 2005, quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI sẽ tiếp tục ở trong tình trạng vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trên thực tế, mặt đấu tranh trong quan hệ

chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ vào một thời điểm sẽ có phần nổi trội hơn.

Trong chiến lược toàn cầu cũng như trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam không chiếm vị trí cao trong trật tự ưu tiên đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam

còn đậm nét trong đời sống tinh thần Hoa Kỳ và do Việt Nam là một trong số ít nước xã hội chủ nghĩa còn lại, có ý thức dân tộc và sự kiên định mạnh mẽ với lý tưởng cộng sản nên Hoa Kỳđặt Việt Nam vào những toan tính chiến lược của mình. Tư tưởng kỳ thị với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, được sâu đậm thêm bởi tư tưởng phục thù của kẻ thất bại. Những diễn biến mới trong quan hệ giữa hai nước thông qua chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton vào tháng 11-2000, cũng như sau Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng 10-2001 cũng không thể xóa đi những nét căn bản ấy trong thái độ của Hoa Kỳđối với Việt Nam.

Một thực tế, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào tháng 7-1995, chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã chuyển từ bao vây, cô lập sang tiếp cận, dính líu và thúc đẩy “diễn biến hòa bình” nhằm từng bước làm biến chất chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này được cụ thể hóa trong “chiến lược an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1996, trong đó “Bằng cách mở rộng đối thoại với Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khuyến khích Việt Nam đi theo con đường cải cách kinh tế

và dân chủ…” [53, tr.193]. Với Việt Nam trong thời gian tới, vì lợi ích của mình, Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế và chính trị. Mặt khác, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép với Việt Nam trên các vấn

đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và người thiểu số. Lợi dụng quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác giao lưu của Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ khai thác những sơ hở thiếu sót trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới để gia tăng hoạt động can thiệp hợp pháp hoặc bất hợp pháp; “và nếu có xảy ra khủng hoảng chính trị - xã hội, sẽ tìm cách xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam” [53, tr.193] . Và trong vòng hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Hoa Kỳ

vẫn tiếp tục tập trung thực hiện “diễn biến hòa bình” trong quan hệ với Việt Nam. Với mục đích đó, Hoa Kỳ đã và sẽ từng bước mở rộng quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực nhằm tạo cho các công ty của Hoa Kỳ có chỗ đứng vững chắc và chi phối nền kinh tế Việt Nam. Dùng các biện pháp kinh tế ép Việt Nam hướng đến nền kinh tế thị trường tự do theo ý Hoa Kỳ, theo đó thuận lợi cho việc

truyền bá dân chủ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và các giá trị Hoa Kỳ.

Xét dưới mọi góc độ, Việt Nam không có lợi gì trong việc tự xung đột với Hoa Kỳ. Sự phát triển của Việt Nam không thách thức lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực. Do đó, hiện tại và trong thời gian tới, có thể thấy rõ là hợp tác với Việt Nam, Hoa Kỳ có lợi hơn là xung đột. Thêm vào đó, với hơn một triệu người Việt Nam ở

Hoa Kỳ cũng có thể trở thành động lực, chất xúc tác trong hợp tác về chính trị, văn hóa và kinh tế. Thực tế, Hoa Kỳ cũng có nhu cầu thúc đẩy quan hệ với Việt Nam vì lợi ích của Hoa Kỳ. Xuất phát từ những lợi ích nói trên, có thể nhận định rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn có thể mở rộng hợp tác vì lợi ích của cả hai bên. Củng cố

và phát triển mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ góp phần tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Nhìn chung, việc xác định đúng đắn lợi ích quốc gia là điều kiện cần thiết để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiết lập mối quan hệ bang giao quốc tế, giải quyết đúng đắn mối quan hệ với từng quốc gia với phần còn lại của thế giới. Theo đó, muốn thiết lập quan hệ quốc tế tốt

đẹp, bền vững vì lợi ích an ninh quốc gia của mình, thì những người đứng đầu nhà nước, những tập thể lãnh đạo quốc gia vừa phải xác định đúng đắn lợi ích quốc gia của nước mình, vừa phải đánh giá đúng đắn về các quốc gia khác. Việt Nam có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển; ngược lại, quan hệ

Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tốt là một nhân tố quan trọng đảm bảo lợi ích của Hoa Kỳ (ở khu vực và trên thế giới). Nói cách khác, Việt Nam và Hoa Kỳ cần nhau

đểđảm bảo lợi ích của mỗi nước. [7, tr.17].

Bước vào giai đoạn tiếp theo của thế kỷ XXI, quan hệ chính trị giữa Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển trên nền tảng những thành tựu đã được trong thời gian qua. Trước mắt, quan hệ kinh tế thương mại sẽ chiếm phần nổi trội trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nhưng thực chất tính chất chính trị - chiến lược vẫn là

đặc trưng của quan hệ giữa hai nước. Thời kỳ mới của quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ được phát triển trong thời kỳ xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng tăng, chiều hướng hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực trên tinh thần bình đẳng cùng

có lợi ngày càng phát triển, trong môi trường quốc tế hòa dịu, ổn định và lợi ích kinh tế được đưa lên hàng đầu. Sức mạnh quân sự phải nhường chỗ cho sức mạnh kinh tế trong quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tốt

đẹp theo chiều hướng phát triển kinh tế của hai nước.

Mặc dù quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chưa giải quyết được nhưng không vì thế mà mất đi triển vọng tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Chúng ta tin tưởng vào sự phát triển tốt đẹp của hai nước. Xu thế phát triển quan hệ hợp tác toàn diện vẫn là dòng chảy của thời đại và quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những dòng chảy đó. Với điều kiện khách quan thuận lợi, sự trùng hợp lợi ích và nỗ lực tích cực của cả hai nước trong việc không ngừng cải thiện và mở rộng quan hệ toàn diện sẽ là nhân tố tốt đẹp cho quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển, ngày càng gần nhau hơn. Vì lợi ích của cả hai dân tộc, với sự nỗ lực và quan tâm của cả hai chính phủ, sự tích lũy những kinh nghiệm quý báu trong quá khứ để giải quyết những vấn đề

còn tồn tại tạo điều kiện thuận lợi cho triển vọng quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ trong tương lai. Ông Peterson, nguyên Đại sứđầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói: “Chúng ta đã từng có xung đột. Chúng ta không thể xóa được quá khứ, nhưng chúng ta có thể tha thứ cho những hành động của quá khứ. Hãy đừng để những kinh nghiệm của quá khứ hạn chế bước phát triển của chúng ta. Chúng ta cần gia tăng nỗ lực để vượt qua quá khứ, hướng về con đường phía trước vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Hơn hết, lúc này chúng ta nên nghĩ tới việc khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới cùng tồn tại hòa bình và trên tinh thần xây dựng” [63, tr.3].

Về phần mình, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác bình

đẳng, cùng có lợi với Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu chống phá sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, việc chú trong điều chỉnh và hoàn thiện chính sách đối ngoại của mình cho thích

quốc có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khu vực là một yêu cầu, một thách thức đối với Việt Nam trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua nhiều giai

đoạn thăng trầm, gắn với các thời kỳ lịch sử cụ thể. Trong quá khứ cũng như hiện nay, quan hệ chính trị ngoại giao với tư cách là cơ sở, nền tảng pháp lý của hệ thống các quan hệ khác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được khẳng định trong thực tiễn. Từ mục tiêu chiến lược của mỗi nước, từ các lợi ích song trùng của hai nước ở

khu vực, từ những quan điểm xích lại gần nhau của hai bên đã dẫn tới quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển khá nhanh, đặc biệt là sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ những thành quả đó, quan hệ chính trị giữa hai nước đã thúc đẩy hàng loạt các mối quan hệ khác:

Về quan hệ kinh tế: Sau quá trình bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng khích lệ, những khác biệt, những bất đồng dần dần được giải quyết và giảm bớt, qua

đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, hợp tác cùng phát triển. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết (7 – 2000) và đã được hai bên phê chuẩn cho thấy Hoa Kỳ là một đối tác kinh tế, một nhân tố có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Có thể

nói, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra cho Việt Nam một thị

trường rộng lớn do thuế nhập khẩu hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ giảm xuống bằng mức của các nước phát triển khác. Với Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước mở ra nhiều triển vọng và cơ hội mới trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Đối với Hoa Kỳ, sẽ có những cơ

hội và quyền lợi trên mảnh đất mà họ đã từng đổ máu. Đối với Việt Nam, việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giúp Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành công, qua đó, sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995-2005 (Trang 96 - 104)