hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp hết sức phức tạp và khó khăn. Trong nhiều trường hợp có sự đan xen giữa các hành vi xâm phạm cũng như sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các cơ quan dẫn đến việc xác định một hành vi xâm phạm SHTT nói chung và hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp là hết sức khó và phức tạp.
Việc xác định đúng hành vi xâm phạm quyền SHTT có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những biện pháp xử lý hợp pháp và hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định hành vi xâm phạm là việc làm không dễ và có những trường hợp xác định không đúng hành vi xâm phạm còn dẫn đến tình trạng xử lý sai hay khởi kiện không đúng, gây ra những hậu quả đáng tiếc làm thiệt hại không nhỏ đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính là làm mất niềm tin vào hệ thống thực thi quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Để thực thi (bảo vệ) quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng có hiệu quả, điều trước tiên là phải xác định đúng các hành vi bị coi là xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế không phải trong trường hợp nào việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp cũng thuận lợi, dễ dàng, có những trường hợp việc xác định một hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp hết sức phức tạp do sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý về SHTT.
Một câu chuyện tốn nhiều giấy mực của báo chí đó là trường hợp xác định có sự vi phạm hay không có sự vi phạm của Công ty Quang Minh và Trường Sơn. Sự việc như sau: Công ty dược phẩm Quang Minh và Công ty Đông Nam dược Trường Sơn tranh chấp với nhau kiểu dáng bao bì và cách thể hiện nhãn mác kem xoa bóp gấu Misa. Công ty Quang Minh đăng ký bảo hộ quyền tác giả mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả và được cơ quan này bảo vệ trong khi đó Công ty Trường Sơn đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT-Bộ Khoa học và Công nghệ về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp này khó xác định được công ty nào có sự vi phạm bởi vì trước những giấy tờ của cả hai Công ty không thể xác định được chứng nhận của đơn vị nào có giá trị và hợp pháp hơn. Luật sư Trần Hữu Nam, trưởng văn phòng luật sư Trần H.N. & Associates cho rằng:
Trong trường hợp này nếu đi vào tranh cãi đâu là tác phẩm mang tính mỹ thuật –nghệ thuật và đâu là tác phẩm mang tính mỹ thuật-công nghiệp thì.... bế tắc, bởi có những sáng tạo mang cả hai đặc điểm ấy. Luật Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ ràng hình thức thể hiện trên bao bì sản phẩm phải được bảo hộ như thế nào. Không có quy định nào đối tượng đó chỉ được một trong hai phạm vi bảo hộ, tức là phải chọn hoặc bản quyền tác giả hoặc kiểu dáng công nghiệp, nên có thể xảy ra chuyện bảo hộ song trùng. [32]
Bên cạnh việc xác định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp còn nhiều khó khăn thì việc xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp thực tế hiện nay cũng còn nhiều bất cập.
Theo quy định của Luật SHTT 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT 2009 đã có đủ các biện pháp chế tài xử lý các hành vi xâm phạm về SHTT, tuy nhiên, hầu như mới chỉ xử lý các hành vi xâm phạm
SHTT bằng biện pháp hành chính vì quy trình giải quyết là đơn giản và kịp thời nhất. Các biện pháp xử lý dân sự còn rất phức tạp, tốn kém và chủ thể quyền thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng bằng biện pháp này.
Thông thường, trong trường hợp xảy ra vi phạm kiểu dáng công nghiệp, bên bị vi phạm có thể giải quyết theo những bước sau: - Điều tra thu thập chứng cứ vi phạm; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá chứng cứ vi phạm; Soạn thảo thư cảnh báo bên vi phạm, đàm phán với bên vi phạm để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm khi không đạt được mục đích thông qua thương lượng, đàm phán. Theo quy định Luật SHTT trước đây, chủ thể quyền SHTT phải gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và cơ quan thực thi chỉ vào cuộc nếu hành vi vi phạm của bên xâm phạm vẫn tiếp diễn sau khi đã được cảnh báo. Tuy nhiên, việc yêu cầu bên bị xâm phạm phải viết thư cảnh báo như vậy là không cần thiết, đôi khi còn “đánh động” bên xâm phạm, dẫn đến những hành động tẩu tán và phi tang. Sự không phù hợp này đã được loại bỏ khi Luật SHTT được sửa đổi, bổ sung và được áp dụng năm 2010. Theo đó, doanh nghiệp bị xâm phạm về SHTT chỉ cần chứng minh được hành vi cố ý xâm phạm quyền SHTT của bên xâm phạm là sẽ được thụ lý giải quyết theo trình tự hành chính (thay vì phải tự gửi thông báo tới đối tượng vi phạm và chờ đợi một khoảng thời gian để đối tượng “khắc phục khuyết điểm” như quy định trước đây).
Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói chung cũng như việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung còn kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của doanh nghiệp và thậm chí có những trường hợp còn qua nhiều cấp xét xử và mỗi cấp xét xử lại có những quyết định khác nhau thậm chí là trái ngược nhau gây tâm lý lo
ngại, hoang mang cho các doanh nghiệp. Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng cũng như đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung chủ yếu được giải quyết bằng biện pháp hành chính, biện pháp xử lý dân sự rất ít và hầu như không đáng kể. Theo đánh giá tại Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp quốc gia về SHTT do Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện (năm 2005) có đến 90% số vụ việc vi phạm được giải quyết theo biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Cũng theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay số lượng các vụ vi phạm quyền SHTT chiếm 70% tổng số các vụ vi phạm mà cơ quan này đã xử lý và trong số đó thì hơn 90% số vụ về SHTT bị xử lý bằng biện pháp hành chính.
Về số vụ xâm phạm về SHTT nói chung và xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng được xét xử tại Tòa án Dân sự và Tòa án nói chung rất ít và hầu hết không đáng kể so với số lượng xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp. Số liệu thống kê dưới đây sẽ chứng minh cụ thể hơn nhận định này:
Bảng 3.2: Số liệu các vụ án tranh chấp về quyền SHTT được giải quyết tại các Tòa Dân sự từ năm 2007-2011
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tranh chấp về quyền tác giả 13 3 38 18 12 2. Tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm 1 0 0 1 1 3. Tranh chấp về SHCN 0 0 0 0 1 4. Tranh chấp về hợp đồng
chuyển giao công nghệ 1 0 2 6 0
Bảng 3.3: Số liệu các vụ án SHTT được giải quyết tại Tòa án nhân dân từ năm 2005-2009
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thụ lý Giải quyết Thụ lý Giải quyết Thụ lý Giải quyết Thụ lý Giải quyết Thụ lý Giải quyết Sơ thẩm 16 11 5 4 16 15 8 3 50 40 Phúc thẩm 5 3 4 3 2 1 3 2 Giám đốc thẩm 0 0 2 2 0 0 0 0 Tổng 16 11 10 7 22 20 10 4 53 42
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Theo số liệu thống kê trên thì từ năm 2007 đến năm 2011 các tranh chấp về SHCN nói riêng cũng như các tranh chấp về SHTT nói chung được đưa ra giải quyết theo các vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân không đáng kể. Các tranh chấp về SHCN được giải quyết tại Tòa án chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu như không có vụ việc về kiểu dáng công nghiệp được giải quyết tại Tòa án về dân sự. Qua thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, việc giải quyết tranh chấp về quyền SHTT từ năm 2000 đến năm 2005 của toàn ngành Tòa án nhân dân như sau: thụ lý 93 vụ, đã giải quyết 61 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, rút đơn khởi kiện là 16 vụ, hòa giải thành 12 vụ, đưa ra xét xử 33 vụ (bao gồm 11 vụ tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan, 22 vụ tranh chấp về quyền SHCN). Từ năm 2005-2009, sau khi Luật SHTT 2005 có hiệu lực, số lượng các vụ án về SHTT được giải quyết tại Tòa án nhân dân có tăng lên, nhưng số lượng vẫn không đáng kể so với số lượng hành vi xâm phạm
SHTT bị xử lý. Trong thời gian này, toàn ngành Tòa án nhân dân đã thụ lý 111 vụ và đã giải quyết 84 vụ.
Nguyên nhân các vụ việc về xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp nói riêng chủ yếu được giải quyết bằng thủ tục hành chính mà ít được giải quyết tại Tòa án nhân dân
Việc các vụ việc về SHTT nói chung cũng như về kiểu dáng công nghiệp nói riêng ít được giải quyết tại Tòa án với nhiều lý do:
- Thứ nhất, thời gian giải quyết tại Tòa án nhân dân kéo dài, phức tạp
Thời gian giải quyết tại Tòa án kéo dài, phải xét xử nhiều lần, nhiều cấp, gây tốn kém thời gian và tiền bạc: Theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự là 4 tháng, đối với các vụ án kinh doanh - thương mại là 2 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự và 1 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại. Trên thực tế, cho thấy đa số các vụ án giải quyết tranh chấp về quyền SHTT tại Tòa án thường bị kéo dài. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền SHTT là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và các cơ quan chức năng có liên quan để có kết luận đối với hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Thậm chí có trường hợp Tòa án còn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do cần chờ kết quả trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và các cơ quan chuyên môn. Có thể nói, thời gian giải quyết kéo dài là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các chủ thể quyền SHTT e ngại trong việc khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình
trước các hành vi xâm phạm. Thay vào đó, họ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyển xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm để đảm bảo việc chấm dứt kịp thời, nhanh chóng các hành vi xâm phạm đó.
Ngoài ra, việc thi hành các bản án dân sự là rất khó khăn và việc các bản án có hiệu lực pháp luật chưa được thực thi trong thực tế đã làm giảm hiệu lực của việc thực thi quyền bằng trình tự dân sự. Thêm vào đó, việc xác định thiệt hại của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn bởi nguyên tắc nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh trước Tòa án về mức độ thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, chủ sở hữu thường không đưa ra được chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm của bị đơn hoặc không chứng minh được mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguyên đơn không có đủ sổ sách, chứng từ liên quan để chứng minh hoặc sổ sách kế toán không phản ánh đúng số liệu thực... Do vậy, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thường ít khi được Tòa án chấp nhận toàn bộ. Ngoài ra, nhiều chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho rằng Tòa án nhân dân các cấp còn thiếu các Thẩm phán có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực SHTT. Bản án, quyết định của Tòa án chưa mang tính thuyết phục cao, chưa tạo được lòng tin đối với các chủ thể bị vi phạm. Có thể nói, thời gian giải quyết kéo dài là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các chủ thể quyền SHTT e ngại trong việc khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các hành vi xâm phạm. Thay vào việc yêu cầu giải quyết tại Tòa án, các chủ thể quyền SHTT yêu cầu các cơ quan có thẩm quyển xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm để đảm bảo việc chấm dứt kịp thời, nhanh chóng các hành vi xâm phạm đó.
Hiện nay, các biện pháp khẩn cấp tạm thời hữu hiệu đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và xâm phạm kiểu dáng công nghiệp nói riêng còn thiếu. Giống như Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án của chủ thể quyền SHTT là một trong những ưu điểm của biện pháp dân sự so với các biện pháp hình sự và hành chính. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT còn chưa thực sự hữu hiệu. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong số 12 biện pháp nêu trên thì trong quan hệ tranh chấp về quyền SHTT, chủ thể quyền SHTT chỉ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
Điều 207, Luật Sở hữu quy định bổ sung một số biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, bao gồm:
- Thu giữ; - Kê biên;
- Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; - Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
Như vậy có thể thấy các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật hiện hành có thể áp dụng trong các vụ án tranh chấp về quyền
SHTT là tương đối ít, đặc biệt là các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định